Việt Nam – Luxembourg: Từ viện trợ phát triển sang hợp tác kinh tế

Quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Luxembourg có bước tiến quan trọng với chuyến thăm chính thức Việt Nam lần đầu tiên của Đại Công tước Henri trên cương vị người đứng đầu Đại Công quốc Luxembourg, từ ngày 7-10/11.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đón Đại Công tước Luxembourg Henri, tại Hà Nội.

Như lời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì chuyến thăm Việt Nam của Đại Công tước Henri là mốc quan trọng trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trong gần 4 thập kỷ qua. Bên cạnh ý nghĩa tốt đẹp về mặt chính trị, chuyến thăm còn là cơ hội để đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư… giữa hai nước, đưa quan hệ hai bên bước sang giai đoạn phát triển mới từ trọng tâm là viện trợ phát triển sang hợp tác kinh tế.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế

Đại Công tước Henri sinh năm 1955, tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Khoa học Chính trị tại trường đại học Tổng hợp Geneve. Ông được trao bằng Tiến sỹ Luật danh dự của trường đại học Miami (Mỹ), bằng Tiến sỹ Kinh tế danh dự của trường đại học Khon Kaen (Thái Lan).

Năm 1977, ông là Chủ tịch danh dự của Ủy ban Phát triển kinh tế. Năm 1980-1998, ông là Ủy viên Hội đồng Nhà nước. Năm 1998, ông được bổ nhiệm làm người Đại diện toàn quyền của Đại Công tước Jeans. Năm 2000, ông kế vị Đại Công tước Jeans trở thành Đại Công tước Luxembourg, đồng thời giữ chức Tổng tư lệnh quân đội Luxembourg.

Ông là thành viên của Ủy ban Olympic Quốc tế, thành viên Quỹ Giáo dục do Tổ chức Y tế thế giới bảo trợ.

Một số biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương đi vào chiều sâu đã được lãnh đạo hai bên thống nhất. Cụ thể là: tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước kết nối đối tác, đầu tư kinh doanh trong các lĩnh vực tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, công nghiệp nặng, dịch vụ vận tải, du lịch...; thúc đẩy hợp tác về công nghệ trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ, môi trường và phát triển bền vững, y tế, vật liệu, thông tin và truyền thông; tăng cường giao lưu văn hóa thông qua phối hợp tổ chức “Những ngày phim Việt Nam” tại Luxembourg năm 2012 và xây dựng Chương trình hợp tác văn hóa cho giai đoạn mới. Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực tài chính đã được ký kết nhân dịp này.

Trong suốt chiều dài lịch sử gần 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (tháng 11/1973), quan hệ chính trị giữa hai nước luôn được đánh giá là tốt đẹp. Nhiều người Việt Nam hẳn vẫn nhớ sự ủng hộ của nước bạn Luxembourg trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thời đó, ở Luxembourg có “Ủy ban ủng hộ Việt Nam” do Đảng Cộng sản làm nòng cốt. Luxembourg cũng đã ủng hộ Việt Nam ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Đáng chú ý là trong khi chỉ ưu tiên viện trợ phát triển cho 10 nước, trong đó có 6 nước thuộc tiểu vùng sa mạc Sahara, 2 nước Mỹ Latinh và 2 nước châu Á, thì Việt Nam là một trong hai nước châu Á ấy, bên cạnh Lào. Luxembourg đã cam kết tài trợ không hoàn lại cho VN khoảng 42 triệu euro.

Đầu tư của Luxembourg vào Việt Nam tăng trưởng đều và xếp vị trí khá cao, đứng thứ tư trong số các nước Liên minh Châu Âu (EU) đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, với 20 dự án có tổng số vốn đăng ký đạt 1,1 tỷ USD. Theo Đại Công tước Henri, các doanh nghiệp Luxembourg luôn quan tâm tới hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, có trên 30 doanh nghiệp lớn của Luxembourg cùng sang tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, mang theo hy vọng về một sự bùng nổ đầu tư của Luxembourg – một đất nước tuy nhỏ nhưng giàu có bậc nhất thế giới - vào Việt Nam – nơi đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư và luôn mở rộng cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài - trong tương lai.

Cùng với những bước phát triển mới trong lĩnh vực hợp tác văn hóa qua việc phối hợp tổ chức “Những ngày văn hóa Việt Nam tại Luxembourg và Triển lãm tranh Luxembourg tại Việt Nam”, rồi “Ngày phim Việt Nam tại Luxembourg” vào quý 3/2012, có thể nhận thấy, quan hệ Việt Nam - Luxembourg là một bức tranh đầy màu sắc tươi sáng. Tuy nhiên, vẫn có những tiềm năng mà hai bên chưa khai mở hết như trong lĩnh vực thương mại. Kim ngạch buôn bán hai chiều vẫn còn ở mức rất khiêm tốn với chưa đầy 30 triệu USD trong năm 2010. Trong bối cảnh ấy, chuyến thăm của Đại Công tước Henri, trên nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp, sẽ tạo bệ phóng cho quan hệ kinh tế - thương mại song phương, để hợp tác trong lĩnh vực này trở thành niềm tự hào trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Luxembourg.

Niềm tự hào của Luxembourg

Luxembourg là đất nước nhỏ thứ hai trong khối liên minh châu Âu, nhỏ đến nỗi cái tên của nó không được ghi thẳng trên một số bản đồ mà phải chú thích ở bên ngoài. Dù cho diện tích chỉ 2.586 km2, với dân số khoảng nửa triệu người, nhưng đất nước này luôn đứng trong top 3 danh sách các nước giàu nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người dân 88.000 USD/năm.

Nằm ngay trong trái tim của châu Âu, Luxembourg được coi là trung tâm kinh tế của khu vực và là mẫu hình cho một châu Âu nói chung. 100% dân số của Luxembourg biết đọc, biết viết. Lương tháng trung bình của một nhân viên văn phòng “quèn” ở Luxembourg cũng tầm 1.600 euro. Bên cạnh sự giàu có về kinh tế, người Luxembourg còn có nhiều điều để tự hào với các quốc gia khác. Luxembourg được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới và 2 lần nhận danh hiệu Thủ đô Văn hóa châu Âu vào năm 1995 và 2007.

Đất nước nhỏ bé này là thành viên sáng lập Cộng đồng Than Thép Châu Âu (năm 1951), Cộng đồng Kinh tế Châu Âu và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử Châu Âu, tiền thân của EU hiện nay. Luxembourg đề ra mục tiêu chính sách đối ngoại là “Phát huy vai trò trong EU, tham gia việc xây dựng một thế giới hòa bình, bảo vệ các giá trị cơ bản, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển”. Do đó, nước này luôn ủng hộ tiến trình xây dựng EU và mở rộng EU sang Trung và Đông Âu.

Tường Ngân

Xem nhiều

Đọc thêm

Công nghiệp khí khẳng định vị thế trong nền kinh tế

Công nghiệp khí khẳng định vị thế trong nền kinh tế

Công nghiệp khí đã và tiếp tục được Đảng, Nhà nước xác định là lĩnh vực nền tảng để phục vụ cho phát triển kinh tế đất nước trong giai ...
Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê tăng 'dựng đứng' ngay đầu tuần, diễn biến bất ngờ trong mùa thu hoạch, giá còn tăng?

Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê tăng 'dựng đứng' ngay đầu tuần, diễn biến bất ngờ trong mùa thu hoạch, giá còn tăng?

Giá cà phê hôm nay 26/11/2024: Giá cà phê tăng 'dựng đứng' ngay đầu tuần, diễn biến bất ngờ trong mùa thu hoạch, giá còn tăng?
Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu 'bơm căng' kho dự trữ khí đốt, vẫn lo một mùa Đông 'co ro'

Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu 'bơm căng' kho dự trữ khí đốt, vẫn lo một mùa Đông 'co ro'

Nhiều nguồn tin cho rằng, khủng hoảng năng lượng mới sẽ một lần nữa 'gõ cửa' khu vực châu Âu.
Chuyến du ngoạn ẩm thực từ Italy tới Việt Nam

Chuyến du ngoạn ẩm thực từ Italy tới Việt Nam

Tuần lễ ẩm thực Italy là sự kiện thường niên diễn ra trên toàn thế giới nhằm lan toả các giá trị mang tính bản sắc của đất nước, con ...
Giá heo hơi hôm nay 26/11: Tiếp tục điều chỉnh tại nhiều địa phương; tổng sản lượng thịt heo cuối năm dự báo đạt trên 5 triệu tấn

Giá heo hơi hôm nay 26/11: Tiếp tục điều chỉnh tại nhiều địa phương; tổng sản lượng thịt heo cuối năm dự báo đạt trên 5 triệu tấn

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh tại nhiều địa phương. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - 63.000 ...
Mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác giữa Việt Nam với Brasov, Romania

Mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác giữa Việt Nam với Brasov, Romania

Các hoạt động ở Brasov của đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và các địa phương của ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động