Việt Nam trước “cơn bão” Brexit

Trong các buổi tọa đàm mới đây tại Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng kịch bản Brexit đang dẫn tới một viễn cảnh bất ổn, khó đoán với nước Anh nói riêng, với châu Âu và thế giới nói chung. Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải làm gì để tránh bị tác động tiêu cực bởi “cơn bão”này?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
viet nam truoc con bao brexit Brexit – Tin xấu đối với châu Phi
viet nam truoc con bao brexit Cuộc chia tay nhiều cay đắng

Việt Nam là nền kinh tế mở, hội nhập ngày càng sâu rộng về thương mại, đầu tư, du lịch, dịch chuyển lao động, tài chính… Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam có những mối quan hệ chặt chẽ với các thị trường lớn trên thế giới nên chắc chắn Việt Nam không tránh khỏi “dư chấn” của Brexit.

Tuy nhiên, mức độ tác động còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận và kỳ vọng của thị trường đối với sự kiện lịch sử này, đối với sự vận động của bản thân nước Anh, cách thức Anh – EU “chia tay” cũng như phản ứng chính sách của các nước lớn.

Đầu tư và xuất khẩu gặp khó

Bàn luận về vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Ngân hàng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – Tiền tệ quốc gia, bày tỏ góc nhìn khá bi quan về tác động của Brexit đối với Việt Nam: “Trước mắt, chứng khoán và tỷ giá đều chịu những tác động nhất định. Về lâu dài, Brexit tác động đến kinh tế Việt Nam về thương mại, đầu tư. Xuất nhập khẩu của Việt Nam tới châu Âu, đặc biệt là thị trường Anh, sẽ gặp nhiều thách thức”.

Theo ông Lực, mặc dù Việt Nam không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Anh nhưng chịu tác động từ EU, vì đầu tư của liên minh này vào  Việt ?Nam không nhỏ. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư Anh có thể trì hoãn triển khai dự án tại Việt Nam trong năm nay  do tác động của Brexit.

“Số lượng tích lũy đang thực sự bất ngờ. Niềm tin của nhà đầu tư ngoại và nội đều đang tăng. Thị trường đã sẵn sàng cho sự bùng nổ tăng trưởng, vấn đề chỉ là thời gian”, Ông Lê Đức Khánh – Giám đốc Chiến lược đầu tư Công ty Chứng khoán Maritime.

“Vốn đầu tư gián tiếp dịch chuyển khỏi Việt Nam có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên vốn đầu tư trực tiếp lại không ảnh hưởng nhiều. Tôi lạc quan về dòng vốn đầu tư, nhưng quan ngại vấn đề vốn thương mại”, ông Lực nói.

Cùng quan điểm này, TS. Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định xuất khẩu của Việt Nam sang Anh chắc chắn sẽ giảm sút, nhất là khi đồng Bảng mất giá dẫn tới hàng hóa Việt Nam vào thị trường Anh sẽ bị tăng giá.

viet nam truoc con bao brexit
Brexit làm chao đảo thị trường tài chính thế giới. (Chicago Tribune)

Về phần mình, TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính – ngân hàng, đánh giá việc Anh rời khỏi EU sẽ đem lại bất lợi cho Việt Nam nhiều hơn thuận lợi. Theo ông Hiếu, Anh không phải là đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam, nên những tác động tiêu cực của Brexit có thể được bù đắp bằng các đàm phán song phương giữa hai nước. Mặc dù vậy, khi kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng tiêu cực, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này khó mà tích cực được, nhất là về trung và dài hạn.

Ông Hiếu nói thêm, Việt Nam khó thu hút được dòng vốn đầu tư từ các quốc gia châu Âu. Chuyên gia này dự báo: “Khi khủng hoảng xảy ra, nhà đầu tư sẽ có xu hướng trở về với thị trường truyền thống,… Tôi không kỳ vọng Việt Nam sẽ là nơi đầu tư sinh lời”.

Đặc biệt, TS. Nguyễn Trí Hiếu đề cập ảnh hưởng của Brexit đến nền kinh tế Trung Quốc, qua đó tác động gián tiếp đến kinh tế Viêệt Nam. Ông Hiếu cho biết, khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý công bố hôm 24/6, đồng Bảng Anh và đồng Euro đã rớt giá rất mạnh, kéo theo việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. “Trung Quốc phải làm như vậy bởi họ  xuất khẩu rất nhiều sang châu Âu. Họ phải phá giá để sản phẩm của họ có giá rẻ, tiếp tục duy trì cạnh tranh”, ông Hiếu nói.

Trong bối cảnh đó, TS. Hiếu cho rằng: “Nếu Trung Quốc tiếp tục phá giá, hàng Việt Nam vào Trung Quốc sẽ đắt hơn, trong khi hàng Trung Quốc về Việt Nam sẽ rẻ hơn. Như vậy, có thể thấy tác động của Brexit đến Việt Nam là qua một đồng tiền trung gian. Chúng ta nên theo dõi sát sao đồng Nhân dân tệ để có thể điều chỉnh đồng Việt Nam phù hợp”.

Thị trường “sáng nhất” châu Á?

Trái ngược với những nhận định có phần “u ám” ở trên, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng tác động của Brexit đến Việt Nam là không nhiều. Thậm chí có ý kiến nhận định rằng Việt Nam sẽ là thị trường “sáng nhất” ở châu Á.

PGS.TS Nguyễn Văn Lịch – Khoa Kinh tế quốc tế (Học viện Ngoại giao), nhận định ảnh hưởng của Brexit đến Việt Nam là không lớn và gián tiếp. Bởi lẽ, Anh vốn có quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nước EU hay Mỹ, trong khi quan hệ của London với nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, là không nhiều.

Ông Lịch cho rằng, ở nhiều khía cạnh, Brexit cũng mang lại những tác động tích cực đến kinh tế thế giới, chẳng hạn như việc nền kinh tế Trung Quốc và Nga có thể nắm bắt nhiều cơ hội.

Bên cạnh việc nhận định bản thân nước Anh đã chủ động đưa ra những biện pháp chính sách để giảm nhẹ tác động của Brexit, PGS.TS Nguyễn Văn Lịch đưa ra những đề xuất cho Việt Nam trước sự kiện đang được thế giới rất quan tâm này. Theo đó, Việt Nam cần chủ động theo dõi chính sách, biện pháp của các đối tác quan trọng, nghiên cứu các kịch bản có thể xảy ra, đồng thời tranh thủ cơ hội để khai thác tốt hơn thị trường châu Âu nói chung, thị trường Anh nói riêng.“Để đối phó với tác động của Brexit, Việt Nam cần có những biện pháp mang tính toàn diện trên các khía cạnh chính trị, kinh tế, an ninh...”, ông Lịch nhấn mạnh.

Cùng chung quan điểm này, Đại sứ Ngô Duy Ngọ - nguyên Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, đánh giá tác động của Brexit không thể lớn bằng cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới giai đoạn 2007-2009. Ông Ngọ chia sẻ, sau vài ngày phản ứng hoảng loạn, thị trường thế giới nhìn chung tăng trưởng bình thường. Bên cạnh đó, ông Ngọ nói rằng dựa theo điều 50 Hiệp ước Lisbon, quá trình đàm phán rời EU của Anh sẽ mất ít nhất 2 năm, tuy nhiên có thể kéo dài lâu hơn. Trong thời gian này, bản thân nước Anh cũng như cộng đồng quốc tế sẽ có đủ thời gian để đối phó với những tác động không mong muốn của Brexit.

Mặt khác, theo ông Lê Đức Khánh – Giám đốc Chiến lược đầu tư Công ty Chứng khoán Maritime - ảnh hưởng của Brexit tới thị trường chứng khoán Việt Nam  không nhiều. Nếu so sánh diễn biến trên thị trường 6 tháng đầu năm, số lượng các tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài gia tăng. “Số lượng tích lũy đang thực sự bất ngờ. Niềm tin của nhà đầu tư ngoại và nội đều đang tăng. Thị trường đã sẵn sàng cho sự bùng nổ tăng trưởng, vấn đề chỉ là thời gian”, ông Khánh cho biết.

Thay đổi bàn cờ địa chính trị

Song song với những ảnh hưởng về kinh tế, nhiều chuyên gia chính trị trong đó có nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng đánh giá những tác động gián tiếp về địa chính trị tới Việt Nam còn lớn hơn nhiều những tác động trực tiếp. Cụ thể, ông Lê Công Phụng cho rằng quá trình Brexit có thể phần nào khiến Mỹ “phân tâm” trong chiến lược xoay trục sang châu Á – một chiến lược rất có lợi cho ASEAN nói chung và cho Việt Nam nói riêng.

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng Brexit sẽ mang lại nhiều cơ hội bật lên cho Nga và Trung Quốc - hai đối tác dường như đang “xích lại gần nhau” vì nhiều lợi ích đan xen trong thời gian gần đây. Như vậy, dù ít hay nhiều, bàn cờ thế giới sẽ có những thay đổi và điều đó đặt ra bối cảnh mới buộc Việt Nam phải tính toán đường đi nước bước cho riêng mình.

Trước những tác động tương đối trong nhiều lĩnh vực như vậy, các chuyên gia đã đưa ra nhiều phương án, giải pháp cho Việt Nam trong thời điểm hiện tại. Một là, Việt Nam cần bình tĩnh, cẩn trọng quan sát, đánh giá ảnh hưởng bởi Brexit trong ngắn hạn và dài hạn với từng nhóm quốc gia (ASEAN, APEC...), từng đối tác trong và ngoài EU của Việt Nam. Hai là, các nhà hoạch định chính sách phải lường trước, đưa ra nhiều kịch bản, phương án sẵn sàng để có thể áp dụng kịp thời ngay khi tình hình có diễn biến mới. Ba là, trong mỗi cuộc khủng hoảng luôn đan xen cả thách thức và cơ hội cho những người ngoài cuộc như Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần tranh thủ cơ hội, học hỏi kinh nghiệm như Trung Quốc đã từng làm hồi khủng hoảng tài chính năm 2007-2009 để biến thách thức thành cơ hội, trong đó có việc tìm ra phương hướng khai thác tốt hơn cả thị trường EU và thị trường Anh. Bốn là, thiết lập một cơ chế tái thiết sau khủng hoảng Brexit. Cụ thể là phân vai rõ ràng, tăng cường vai trò của truyền thông trong việc giải thích, tường minh sự kiện với sự tham gia của các chuyên gia, tạo lòng tin cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư để họ thấy được sự chuyên nghiệp trong xử lý khủng hoảng của Việt Nam.

viet nam truoc con bao brexit Những tác động trái chiều từ sự mất giá của Bảng Anh

Doanh nghiệp và nền kinh tế quốc tế vẫn đang vui buồn cùng đồng tiền của nước Anh.

viet nam truoc con bao brexit Từ Brexit hiện tại hướng tới một châu Á tương lai

Việc nước Anh rời khỏi EU (Brexit) đặt ra câu hỏi cho kế hoạch phát triển trong tương lai của châu Á, cũng như ASEAN ...

viet nam truoc con bao brexit Anh sẽ có Thủ tướng mới vào đầu tháng Chín

Đảng Bảo thủ cầm quyền ở Anh cho biết, vị Thủ tướng mới này sẽ bắt đầu quá trình đưa Anh rời Liên minh châu ...

Chinh Trang

Đọc thêm

Các nghệ sĩ Hàn Quốc bị điều tra về tội quay phim không xin phép tại Bali

Các nghệ sĩ Hàn Quốc bị điều tra về tội quay phim không xin phép tại Bali

Các nghệ sĩ Hàn Quốc gồm ca sĩ Hyoyeon (SNSD), Bomi (Apink), Dita (Secret Number), cựu thành viên IOI Im Nayoung, phát thanh viên Choi Hee.
Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Ngày 3/5, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Nga tại Việt Nam dự kiến tổ chức chương trình 'Binh ...
U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia đang là hiện tượng ở Giải U23 châu Á 2024. Mới lần đầu tham dự, họ đã gây bất ngờ khi vào đến bán kết.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn ...
Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn hơn của đồng Yen.
Thêm 1 ngân hàng Mỹ phá sản, thị trường tài chính toàn cầu 'căng như dây đàn'

Thêm 1 ngân hàng Mỹ phá sản, thị trường tài chính toàn cầu 'căng như dây đàn'

Ngân hàng Republic First Bank vừa trở thành ngân hàng đầu tiên tại Mỹ phá sản trong năm 2024 làm gia tăng sức ép lên thị trường tài chính toàn cầu.
Tiến trình phục hồi nội địa yếu, đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có dấu hiệu chững lại

Tiến trình phục hồi nội địa yếu, đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có dấu hiệu chững lại

Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc đã giảm tốc trong tháng Ba so với hai tháng trước đó.
Fed có thể làm thay đổi chiến lược đầu tư tại châu Á

Fed có thể làm thay đổi chiến lược đầu tư tại châu Á

Các chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định rằng môi trường lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn đang tác động tới xu hướng và chiến lược đầu tư tại châu Á.
Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Sắp diễn ra cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Saudi Arabia

Cuộc họp đặc biệt của về 'Hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển' sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/4 tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia.
Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên các thị trường...
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động