Việt Nam và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Những bước tiến dài khẳng định vị thế

Thu Trang
Chỉ còn hơn hai tháng nữa là Việt Nam sẽ hoàn thành hai năm đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây là lúc nhìn lại chặng đường thành công đã qua của Việt Nam tại Liên hợp quốc và đề ra định hướng của ngoại giao đa phương trong thời gian tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong suốt 44 năm qua, với tư cách thành viên tích cực, chủ động, Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài khẳng định vị thế và vai trò tại diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu là Liên hợp quốc.

Ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong xây dựng luật pháp quốc tế, gìn giữ hòa bình, ngăn ngừa xung đột và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Chỉ còn gần ba tháng nữa là Việt Nam sẽ hoàn thành hai năm đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây là lúc nhìn lại chặng đường thành công đã qua của Việt Nam tại Liên hợp quốc và đề ra định hướng của ngoại giao đa phương trong thời gian tới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an về Biến đổi khí hậu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an về Biến đổi khí hậu. (Nguồn: TTXVN)

Tích cực, chủ động và thực chất

Đánh giá về hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc trong suốt 44 năm qua, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang nhận định, mối quan hệ này đã góp phần bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam, nhất là duy trì, củng cố môi trường hòa bình, an ninh và thuận lợi cho phát triển đất nước; thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng hơn và góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời làm sâu sắc hơn quan hệ của Việt Nam với các nước và đối tác, tranh thủ một nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển đất nước.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang chỉ ra rằng, Việt Nam đã chủ động đóng góp tích cực và ngày càng thực chất đối với các hoạt động của Liên hợp quốc, nhất là trong thực hiện các mục tiêu chung về hòa bình, an ninh, phát triển và thúc đẩy quyền con người.

Tin liên quan
Việt Nam luôn coi sự đa dạng là nguồn sức mạnh mang lại ổn định và phát triển Việt Nam luôn coi sự đa dạng là nguồn sức mạnh mang lại ổn định và phát triển

Về phát triển bền vững, Việt Nam được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDG) và là một quốc gia nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững (SDGs) và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu...

Về bảo đảm quyền con người, Việt Nam hợp tác tích cực với các cơ chế Liên hợp quốc về quyền con người, thực hiện tốt Báo cáo quốc gia theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) và các báo cáo thực thi công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.

Trong lĩnh vực hòa bình và an ninh, Việt Nam đã tích cực tham gia thương lượng và ký Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) vào năm 2018 và là nước thứ 10 phê chuẩn Hiệp ước này.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã cử 243 lượt sĩ quan quân đội làm nhiệm vụ tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và là một trong những nước có tỷ lệ nữ tham gia cao nhất trong các nước cử quân (12%).

Trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Thảo luận mở cấp cao về vai trò của các tổ chức khu vực tháng 4/2021, dự và phát biểu tại phiên Thảo luận cấp cao về an ninh khí hậu tháng 9/2021; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và có phát biểu quan trọng tại Thảo luận mở về an ninh biển vào tháng 8/2021).

Dấu ấn tại Hội đồng Bảo an

Trên hành trình 44 năm Việt Nam - Liên hợp quốc, một sự kiện nổi bật trong năm 2019 không thể không nhắc tới là khi Việt Nam được các nước tín nhiệm bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu cao kỷ lục 192/193 phiếu. Đây là lần thứ hai Việt Nam tham gia Hội đồng Bảo an sau nhiệm kỳ đầu tiên năm 2008-2009.

Trên tinh thần “đối tác vì hòa bình bền vững”, trách nhiệm, Việt Nam đã tham gia tích cực, chủ động đóng góp vào công việc của Hội đồng Bảo an, thể hiện rõ lập trường ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, thúc đẩy giải pháp cho các xung đột, đồng thời đề cao các nỗ lực, kinh nghiệm của Việt Nam trong tái thiết, hội nhập quốc tế.

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang, minh chứng rõ ràng nhất cho sự tham gia tích cực, chủ động của Việt Nam là việc các Lãnh đạo cấp cao chủ trì và tham dự các hoạt động của Hội đồng Bảo an. Các đóng góp ý kiến, đề xuất của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tại các sự kiện này đều được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về ý nghĩa và tầm nhìn.

Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 1/2020 và tháng 4/2021, Việt Nam đã tổ chức nhiều sự kiện điểm nhấn về các vấn đề ưu tiên trong nước và cũng phù hợp với quan tâm chung của cộng đồng quốc tế (tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, hợp tác ASEAN - Liên hợp quốc, khắc phục hậu quả bom mìn, vai trò của các tổ chức khu vực và bảo vệ cơ sở thiết yếu).

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh: “Cho đến thời điểm này, có thể nói chúng ta đã làm rất tốt vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”.

Trong ba tháng cuối của nhiệm kỳ, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu đề ra khi đảm nhiệm trọng trách này, tiếp tục phát huy vai trò, thể hiện bản sắc, dấu ấn và cam kết của mình tại Hội đồng Bảo an. “Qua đó, ngoại giao đa phương tại Liên hợp quốc sẽ góp phần tích cực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị 25 của Ban Bí thư, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định, nâng cao uy tín, vị thế đất nước”, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì Phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng về chủ đề “Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân” trên cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ tháng 4/2021. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì Phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng về chủ đề “Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân” ngày 27/4. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tầm nhìn chiến lược

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang, những bước tiến dài tại Liên hợp quốc thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước khi xác định đối ngoại đa phương là định hướng đối ngoại quan trọng và đặt ra yêu cầu đẩy mạnh và nâng tầm hơn nữa đối ngoại đa phương, trong đó hợp tác với Liên hợp quốc là một trong những ưu tiên hàng đầu; đối ngoại đa phương kết hợp chặt chẽ và hiệu quả với đối ngoại song phương.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang chia sẻ: “Điều này cũng cho thấy rõ nét vai trò và vị thế ngày càng tăng của đất nước; sự trưởng thành của đối ngoại nói chung và đối ngoại đa phương nói riêng trên cả ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”. Trên cơ sở đó, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang chỉ ra bốn định hướng lớn của ngoại giao đa phương trong thời gian tới.

Thứ nhất, tiếp tục tham gia sâu rộng, khẳng định vị thế, phát huy vai trò, thể hiện bản sắc, dấu ấn, bản lĩnh và cam kết của Việt Nam tại Liên hợp quốc và các diễn đàn đa phương khác, phấn đấu thể hiện vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hoà giải” theo tinh thần Chỉ thị 25 của Ban Bí thư.

Trên tinh thần đó, Việt Nam đang ứng cử vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, trong đó có Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) nhiệm kỳ 2023-2025 và Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC) nhiệm kỳ 2023-2027. Việc tham gia các cơ quan này góp phần thiết thực tiếp tục triển khai hiệu quả các cam kết và ưu tiên, mục tiêu của Việt Nam tại tổ chức đa phương lớn nhất thế giới.

Thứ hai, phối hợp cùng các nước thành viên Liên hợp quốc tăng cường các cam kết đối với chủ nghĩa đa phương, tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, thực hiện các mục tiêu chung của Liên hợp quốc, trong đó có việc thực hiện các SDGs, Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, ứng phó với đại dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Thứ ba, tranh thủ sự tham gia tại Liên hợp quốc để thúc đẩy, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và các nước, nhất là các nước lớn, đối tác chiến lược, toàn diện. Đặc biệt, năm 2022, Việt Nam và Liên hợp quốc sẽ có nhiều hoạt động kỷ niệm 45 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. Đây là một dấu mốc quan trọng của một chặng đường Việt Nam hội nhập quốc tế, các hoạt động trong dịp này sẽ đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc ngày càng sâu rộng. Chủ tịch nước cũng đã mời Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonió Guterres thăm Việt Nam nhân dịp này.

Thứ tư, tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong thời gian tới, góp phần đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, tạo hiệu ứng lan tỏa để nâng cao hình ảnh đất nước trên trường quốc tế.

“Các hoạt động của Việt Nam tại Liên hợp quốc được đánh giá cao bởi tính đa dạng và hiệu quả.” (Bà Valeria Vershinina, Trung tâm ASEAN, Học viện Ngoại giao Moscow, Nga)
Việt Nam tích cực tham gia thảo luận tại Khóa họp 48 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Việt Nam tích cực tham gia thảo luận tại Khóa họp 48 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Ngày 11/10 tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, đã kết thúc Khóa họp thường kỳ lần thứ 48 Hội đồng ...

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và những hiệp định phân định biển giữa Việt Nam với các nước

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và những hiệp định phân định biển giữa Việt Nam với các nước

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất trong luật biển quốc ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Ba mẫu xe Dolphin, Seal và Atto 3 dự kiến sẽ được hãng xe Trung Quốc BYD ra mắt tại thị trường Việt Nam trong năm nay.
Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Ninh Bình kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa và thiên nhiên thế ...
Nhận định, soi kèo West Ham vs Liverpool, 18h30 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo West Ham vs Liverpool, 18h30 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo West Ham vs Liverpool tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 18h30 ngày 27/4.
Top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất năm 2024

Top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất năm 2024

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) vừa công bố top 10 mẫu xe điện tiết kiệm pin nhất 2024, trong đó có đến 6 cái tên mang nhãn ...
Nhận định bóng đá, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định bóng đá, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 21h00 ngày 27/4 - Vòng 35 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Fulham vs Crystal Palace tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động