Back to E-magazine
e magazine
08:18 | 07/02/2022
Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Từ nỗi lo ‘thủng lưới’, nguyên tắc bình thông nhau đến sự nhẹ nhõm đầy tự hào

08:18 | 07/02/2022

Nhân dịp Việt Nam kết thúc thành công nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) 2020-2021, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao) Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ cảm xúc của mình và câu chuyện “hậu trường” của những cán bộ ngoại giao đa phương đóng góp vào hành trình đáng tự hào này.

Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Từ nỗi lo ‘thủng lưới’, nguyên tắc bình thông nhau đến sự nhẹ nhõm đầy tự hào

Nhân dịp Việt Nam kết thúc thành công nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) 2020-2021, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao) Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ cảm xúc của mình và câu chuyện “hậu trường” của những cán bộ ngoại giao đa phương đóng góp vào hành trình đáng tự hào này.

Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Từ nỗi lo ‘thủng lưới’, nguyên tắc bình thông nhau đến sự nhẹ nhõm đầy tự hào
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu tại Phiên họp cấp cao của HĐBA LHQ về an ninh khí hậu. (Nguồn: TTXVN)

Cảm xúc sau chặng đường 2 năm

Vậy là hành trình hai năm nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ đã khép lại. Là người có mặt và trực tiếp cùng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ tham gia vận động cho Việt Nam, xin ông cho biết cảm xúc của mình?

Tôi nghĩ là không chỉ riêng tôi mà nhiều cán bộ đóng góp vào thành công chung của hai năm nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ của Việt Nam đang có rất nhiều cảm xúc.

Với cá nhân tôi, có lẽ cảm xúc đầu tiên là sự nhẹ nhõm. Nhẹ nhõm vì đã hoàn thành trọng trách được Lãnh đạo Bộ Ngoại giao giao phó. Nhẹ nhõm vì đã góp phần hoàn thành một nhiệm vụ lớn của ngành ngoại giao đối với đất nước.

Tôi còn nhớ cảm giác lo lắng khi chúng ta bắt đầu vận động và cá nhân tôi khi nhận nhiệm vụ đứng đầu đơn vị chủ quản phụ trách công tác này. Khi ấy, chúng tôi lo rằng liệu mình có hoàn thành được nhiệm vụ hay không, hay nói theo ngôn ngữ bóng đá là có để “thủng lưới” bàn nào hay không? Bây giờ thì nhiệm vụ đã hoàn thành tốt đẹp và chúng tôi có thể thở phào nhẹ nhõm rồi!

Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Từ nỗi lo ‘thủng lưới’, nguyên tắc bình thông nhau đến sự nhẹ nhõm đầy tự hào

Cảm xúc thứ hai chắc chắn là niềm tự hào vô cùng lớn. Tự hào về đất nước, tự hào về ngành ngoại giao, tự hào về đội ngũ cán bộ ngoại giao tham gia vào các công việc tại HĐBA LHQ, nơi người ta vẫn thường gọi là đỉnh cao của ngoại giao đa phương.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đã làm được rất nhiều việc và đạt được tất cả những mục tiêu đã đề ra. Khi xem lại những tờ rơi xác định ưu tiên của Việt Nam mà chúng tôi từng in để trao cho các nước khi đi vận động ứng cử vào HĐBA, tôi thấy chúng ta đã thực hiện được tất cả các ưu tiên đó.

Tất cả các vấn đề như thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế, tăng cường vai trò của các tổ chức khu vực; vấn đề phòng ngừa xung đột; giải quyết hậu quả xung đột; bom mìn còn sót lại sau xung đột; bảo vệ thường dân trong xung đột; biến đổi khí hậu; phụ nữ, hoà bình và an ninh… đều là những vấn đề ưu tiên mà chúng ta từng cam kết với các quốc gia, và chúng ta đã thực hiện đúng theo cam kết của mình.

Đó là điều mà các quốc gia đều nhìn nhận thấy và chúng ta hoàn toàn có thể tự hào về những gì mình đã làm được trong chặng đường hai năm qua.

Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Từ nỗi lo ‘thủng lưới’, nguyên tắc bình thông nhau đến sự nhẹ nhõm đầy tự hào
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì Phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng về chủ đề “Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân” trên cương vị Chủ tịch HĐBA LHQ tháng 4/2021. (Ảnh Nguyễn Hồng)

Đồng lòng chung sức hướng tới mục tiêu chung

Góp phần vào thành công nhiệm kỳ vừa qua là sự phối hợp nhịp nhàng “nội ứng ngoại hợp” của Phái đoàn Việt Nam tại LHQ ở New York (Mỹ) và các cơ quan trong nước mà Vụ Các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao là đầu mối. Bí quyết nào để phối hợp hiệu quả, đặc biệt khi giờ Việt Nam cách giờ Mỹ 12 tiếng, thưa ông? Ông có thể chia sẻ những câu chuyện đáng nhớ trong quá trình làm việc “theo giờ Mỹ” này?

Những thành công ngày hôm nay là kết quả của sự vun đắp, kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó sự phối hợp trong công tác là điều không thể thiếu, bởi không có một đơn vị riêng lẻ nào có thể hoàn thành được nhiệm vụ rất lớn và rất khó này.

Ở đây có sự phối hợp liên vụ giữa các đơn vị trong Bộ Ngoại giao, sự phối hợp giữa các đơn vị trong nước với các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, trong đó trực tiếp là Vụ Các tổ chức quốc tế với Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, và không thể không nhắc đến sự phối hợp liên ngành, giữa Bộ Ngoại giao với các bộ, ngành trong nước thông qua Tổ công tác Liên ngành.

Sự phối hợp đó phải nhuần nhuyễn, thông suốt, và nhịp nhàng thì mới bảo đảm được hiệu quả công tác chung.

Nói là bí quyết thì cũng không hẳn, nhưng theo tôi, sở dĩ chúng ta có được sự phối hợp, điều phối công tác tốt như vậy chính nhờ tất cả mọi người đều có tinh thần trách nhiệm, quyết tâm, sự đồng lòng chung sức hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành tốt nhiệm vụ này.

Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Từ nỗi lo ‘thủng lưới’, nguyên tắc bình thông nhau đến sự nhẹ nhõm đầy tự hào

Giữa các đơn vị, đặc biệt là Vụ Các tổ chức quốc tế với Phái đoàn Việt Nam tại LHQ ở New York (Mỹ), đều xem như người trong một nhà.

Chúng tôi hay nói là thông tin giữa hai bên phải như trong “bình thông nhau”, tức là khi có thông tin là phải chia sẻ ngay với nhau.

Trong hai năm qua, việc đầu tiên mỗi sáng thức dậy của tôi và có lẽ của tất cả các cán bộ tham gia HĐBA là kiểm tra email để nắm được thông tin từ Phái đoàn. Ngược lại, có lẽ việc đầu tiên khi thức dậy của các anh chị em ở Phái đoàn cũng là kiểm tra xem “Nhà” có chỉ đạo gì không.

Chúng tôi có rất nhiều kênh liên lạc, chung có, riêng có, cả chính thức và không chính thức, để thường xuyên cập nhật thông tin, nhất là khi có diễn biến mới, phức tạp về từng vấn đề cụ thể.

Mỗi khi có tin báo của Phái đoàn về vấn đề phát sinh cần có chủ trương, “team Hà Nội” chúng tôi bắt đầu lao vào nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, và có thể phải triệu tập họp liên vụ, họp liên ngành để thống nhất quan điểm xử lý vấn đề và báo cáo Lãnh đạo Bộ Ngoại giao để xin chủ trương.

Cứ thế, hạn chót là đến tối giờ Việt Nam, chúng tôi phải có được chủ trương để chuyển sang Phái đoàn. Nhờ đó, Phái đoàn sẽ có “gậy” để trao đổi với các nước, phát biểu tại các cuộc họp, hay tham gia bỏ phiếu.

Kết thúc nhiệm kỳ hai năm, không còn được nhận các email, tin nhắn hay những tờ “thư hồng” nữa chắc hẳn khiến nhiều anh chị em chúng tôi cũng thấy “thiêu thiếu”.

Nói về kỷ niệm trong hai năm qua thì nhiều lắm, nhưng tôi rất nhớ sự hồi hộp, thấp thỏm chờ Phái đoàn ở New York thông báo kết quả thương lượng các văn kiện ta chủ trì đề xuất. “OK rồi” hay “chốt rồi nhé” có lẽ là những tin nhắn được mong chờ nhất những lúc như vậy.

Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Từ nỗi lo ‘thủng lưới’, nguyên tắc bình thông nhau đến sự nhẹ nhõm đầy tự hào
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang chụp ảnh lưu niệm với các cán bộ Vụ Các tổ chức quốc tế. (Nguồn: Vụ TCQT)

Điều tiếc nuối…

Khép lại một hành trình đẹp, liệu ông còn điều gì tiếc nuối không?

Có lẽ, điều khiến tôi tiếc nuối hơn cả là do tác động của đại dịch Covid-19 mà nhiều cán bộ trẻ của chúng ta làm việc ở trong nước không có điều kiện sang New York tham gia trực tiếp các cuộc họp của HĐBA trực tiếp tại New York. Ngay cả đội ngũ cán bộ làm việc tại Phái đoàn ta tại New York cũng chủ yếu làm việc trực tuyến nên cũng bị mất đi nhiều cơ hội cọ xát.

Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Từ nỗi lo ‘thủng lưới’, nguyên tắc bình thông nhau đến sự nhẹ nhõm đầy tự hào

Bởi ngay từ đầu khi tham gia HĐBA, chúng ta cũng xác định đây là cơ hội để đào tạo cho đội ngũ cán bộ ngoại giao đa phương trưởng thành, bản lĩnh hơn. Và cách đào tạo tốt nhất chính là ra “chiến trường”, thực địa để “chiến đấu” tại các cuộc họp, tham vấn, trao đổi, thương lượng văn kiện với các nước.

Tuy nhiên, bù lại, dịch Covid-19 cũng mang đến cơ hội cho chúng ta tổ chức các sự kiện của HĐBA ngay tại Hà Nội kết hợp trực tiếp và trực tuyến.

Đây là các sự kiện có sự tham gia của Lãnh đạo cấp cao, Bộ trưởng Ngoại giao, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao… của ta và các nước thành viên HĐBA, nên công tác chuẩn bị, thu xếp tổ chức phải được triển khai rất công phu, bài bản.

Chính vì vậy, mặc dù đại dịch lấy đi cơ hội tham gia trực tiếp HĐBA của các cán bộ đa phương, nhưng lại mang đến cơ hội đào tạo cán bộ hiện đại, chủ động thích ứng hơn.

Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Từ nỗi lo ‘thủng lưới’, nguyên tắc bình thông nhau đến sự nhẹ nhõm đầy tự hào
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì một phiên thảo luận mở của HĐBA LHQ. (Nguồn: TTXVN)

Tự tin hướng tới nhiệm kỳ sau

Nhiều người chia sẻ rằng Việt Nam đã “đặt gạch” để vào Hội đồng Bảo an LHQ từ nhiệm kỳ trước (2008-2009). Vậy sau lần hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ này, Việt Nam chuẩn bị “đặt gạch” như thế nào cho những lần sau? Và theo ông, các bài học kinh nghiệm nào sẽ tiếp tục được áp dụng trong tương lai?

Tôi nghĩ bản thân cách thức chúng ta tham gia HĐBA đã là hình thức “đặt gạch” tốt nhất cho những lần sau. Bởi đến nay, các nước có lẽ cũng đều nhìn nhận được rằng khi Việt Nam tham gia HĐBA thì HĐBA, LHQ và các quốc gia sẽ được hưởng lợi như thế nào.

Chúng ta tham gia HĐBA trước hết vì lợi ích quốc gia - dân tộc, nhưng luôn cố gắng hài hoà những lợi ích đó với lợi ích chung của LHQ và của cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở đó, chúng ta luôn tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, và tìm cách xử lý thoả đáng nhất những vấn đề đặt ra.

Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Từ nỗi lo ‘thủng lưới’, nguyên tắc bình thông nhau đến sự nhẹ nhõm đầy tự hào

Chính vì vậy, tất cả những gì chúng ta đã làm được chính là thông điệp mạnh mẽ nhất rằng Việt Nam sẽ còn có thể làm được nhiều hơn nữa tại HĐBA.

Về tương lai Việt Nam có tiếp tục tham gia HĐBA nữa hay không, tôi có thể khẳng định là có. Chúng tôi đang nghiên cứu, báo cáo, và kiến nghị về thời điểm phù hợp để Việt Nam tham gia HĐBA lần tiếp theo.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đã vận dụng tốt các kinh nghiệm tham gia HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009. Tôi tin rằng nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đã đúc rút thêm nhiều bài học kinh nghiệm quý nhằm chuẩn bị cho lần tham gia HĐBA tiếp theo cũng như các cơ chế, diễn đàn đa phương khác.

Ông hình dung như thế nào về nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA của Việt Nam lần thứ 3 và bước phát triển tiếp theo của ngoại giao đa phương Việt Nam tại diễn đàn toàn cầu này?

Nếu trong vòng 10-15 năm tới, chúng ta có điều kiện tham gia HĐBA lần nữa, khi đó đất nước ta sẽ có tiềm lực lớn hơn, uy tín, và vị thế cao hơn. Đó sẽ là lợi thế rất lớn để chúng ta tham gia HĐBA một cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Lực lượng cán bộ ngoại giao nói chung và lực lượng cán bộ ngoại giao đa phương nói riêng sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm và được trải nghiệm nhiều hơn nữa để phát huy tối đa vai trò, năng lực của mình.

Tôi tin rằng chúng ta sẽ trở lại HĐBA một cách tự tin hơn nữa, đóng góp vào nhiều lĩnh vực, và để lại nhiều dấu ấn hơn nữa trong nhiệm kỳ lần sau.

Xin cảm ơn ông!

Thực hiện: Thu Trang
Đồ họa: Phạm Anh Tuấn
Nguồn ảnh: TTXVN, Báo TG&VN...

Việt Nam và Hội đồng Bảo an: Từ nỗi lo ‘thủng lưới’, nguyên tắc bình thông nhau đến sự nhẹ nhõm đầy tự hào

Đọc thêm

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.
Nước Nga - Những ký ức không xa và 'bản tình ca' theo năm tháng

Nước Nga - Những ký ức không xa và 'bản tình ca' theo năm tháng

Với Đại sứ Việt Nam tại Nga Ngô Đức Mạnh (nhiệm kỳ 2018-2021), bạn bè ông hay nhiều thế hệ người Việt từng đi qua những tháng năm chiến tranh rồi bỡ ngỡ bước chân vào hòa bình, Liên Xô, nước Nga, lý tưởng của người Nga đẹp đẽ vô cùng… “Tình yêu” ấy đến nay vẫn bỏng cháy và thiêng liêng.
OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

OECD 2024: Nơi kết nối và giao lưu - Mở cơ hội phát triển

Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thư ký Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann, từ ngày 2-3/5, tại thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024 (MCM 2024).
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

Diễn đàn Tương lai ASEAN: Mở đầu cho những kế hoạch mới

ASEAN không phải dấu cộng của các cuộc họp, ASEAN là một hành trình. Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) cũng không phải là tổng các phiên thảo luận, tiếp xúc mà là những ý tưởng vô tận với ý nghĩa đặc biệt “dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân ASEAN”.
Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

AWEN - “ngôi nhà chung” cho doanh nhân nữ ASEAN, là dấu ấn đẹp của Việt Nam trong việc tạo dựng một mạng lưới hỗ trợ các doanh nhân nữ trong khu vực, đồng thời khơi dậy tiềm năng của họ cho sự tiến bộ và phát triển toàn diện trong ASEAN.