Việt Nam và Indonesia ủng hộ tiến trình chuyển tiếp ở Sudan

Chu Văn
TGVN. Sáng 8/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp công khai trực tuyến về tình hình Sudan và hoạt động của Phái bộ hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của LHQ tại nước này (UNITAMS).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp công khai trực tuyến về tình hình Sudan và hoạt động của Phái bộ hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của LHQ tại nước này
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp công khai trực tuyến về tình hình Sudan và hoạt động của Phái bộ hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của LHQ tại nước này.

Phiên họp có sự tham dự của Phó Tổng Thư ký LHQ về các vấn đề chính trị và xây dựng hòa bình Rosemary DiCarlo, Phó Tổng Thư ký LHQ về các hoạt động hòa bình Jean-Pierre Lacroix và Phó Tổng Thư ký LHQ về các hoạt động hỗ trợ vận hành Atul Khare.

Các báo cáo viên đã thông tin cập nhật về những diễn biến mới ở Sudan, đặc biệt là việc Chính phủ và hai nhóm vũ trang lớn tại khu vực Darfur đã ký kết Thỏa thuận Hòa bình lịch sử ngày 3/10/2020; kêu gọi Chính phủ và các nhóm vũ trang thực hiện đầy đủ Thỏa thuận Hòa bình để tiến trình chuyển tiếp ở Sudan diễn ra theo đúng lộ trình, tiến tới bầu cử sau 39 tháng.

Các báo cáo viên chia sẻ khó khăn về kinh tế, nhân đạo mà Sudan đang phải đối mặt cũng như bày tỏ quan ngại về tình trạng gia tăng bạo lực giữa các cộng đồng ở khu vực Darfur. Các báo cáo viên cũng thông tin về công tác chuẩn bị triển khai UNITAMS, cho biết UNITAMS dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầy đủ vào ngày 1/1/2021 và khẳng định LHQ sẽ tiếp tục trao đổi chặt chẽ với chính phủ Sudan trong quá trình UNITAMS thực thi nhiệm vụ.

Các nước thành viên HĐBA chia sẻ đánh giá của các báo cáo viên về những tiến triển tích cực gần đây tại Sudan. Tuy nhiên, các nước cho rằng tình hình Sudan vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng gia tăng bạo lực giữa các cộng đồng, hậu quả của thiên tai và tác động của đại dịch Covid-19; kêu gọi các bên ở Sudan tiếp tục thúc đẩy tiến trình chuyển tiếp phù hợp với Thỏa thuận Hòa bình ngày 03/10/2020.

Các nước mong muốn UNITAMS sẽ sớm được triển khai và đóng góp tích cực vào việc hỗ trợ tiến trình chuyển tiếp ở Sudan. Một số nước nhấn mạnh quá trình rút quân của Phái bộ Hỗn hợp của LHQ - Liên minh châu Phi (AU) tại Darfur (UNAMID), nhường chỗ cho UNITAMS, cần tránh tạo khoảng trống về an ninh tại khu vực này.

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Sudan tại LHQ khẳng định chính phủ chuyển tiếp sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hòa bình và phát triển ở Sudan; nhấn mạnh các nỗ lực của chính phủ trong việc nâng cao năng lực bảo vệ thường dân và khẳng định lực lượng an ninh của Chính phủ có đầy đủ khả năng thay thế UNAMID khi Phái bộ này rút lực lượng khỏi Darfur.

Đại sứ Dian Triansyah Djani, Trưởng Phái đoàn thường trực Indonesia tại LHQ đã đọc phát biểu chung của Indonesia và Việt Nam. Hai nước ASEAN cùng khẳng định ủng hộ tiến trình chuyển tiếp ở Sudan. Việt Nam và Indonesia ghi nhận tình hình Sudan nói chung và Darfur nói riêng còn nhiều thách thức về kinh tế, nhân đạo và kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường tạo điều kiện cho Sudan được tiếp cận viện trợ tài chính quốc tế.

Hai nước đánh giá cao vai trò của LHQ, AU và các nước khu vực trong thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Sudan, đặc biệt là vai trò trung gian hòa giải của nước láng giềng Nam Sudan; đồng thời bày tỏ mong muốn quá trình chuyển giao từ UNAMID sang UNITAMS sẽ bảo đảm duy trì những thành quả đạt được thời gian qua, vì hòa bình và phát triển lâu dài ở Sudan.

Phái bộ hỗ trợ chuyển tiếp hợp nhất của LHQ ở Sudan (UNITAMS) được thành lập theo Nghị quyết 2525 của HĐBA (thông qua tháng 6/2020). Đây là Phái bộ Chính trị với nhiệm vụ chính hỗ trợ tiến trình chuyển tiếp, quản trị nhà nước ở Sudan, hỗ trợ tiến trình hòa bình và việc huy động nguồn lực cho kinh tế và phát triển và phối hợp hỗ trợ nhân đạo.

Phái bộ Hỗn hợp của LHQ - AU tại Darfur (UNAMID) được thành lập ngày 31/7/2007 theo Nghị quyết 1769 của HĐBA, là Phái bộ gìn giữ hòa bình với chức năng bảo vệ thường dân, tạo điều kiện cho việc triển khai công tác nhân đạo ở Darfur (Sudan) và hỗ trợ tiến trình đàm phán giữa Chính phủ Sudan và các nhóm vũ trang ở Darfur.

Nhân sự của UNAMID hiện có hơn 6.500 người, trong đó khoảng hơn 4.000 quân nhân và 2.500 cảnh sát. UNAMID dự kiến sẽ chấm dứt nhiệm vụ vào ngày 31/12/2020.

Đại sứ Việt Nam tại LHQ: 'Thành tựu chống dịch Covid-19 khiến các nước ủng hộ nghị quyết do Việt Nam đề xuất'

Đại sứ Việt Nam tại LHQ: 'Thành tựu chống dịch Covid-19 khiến các nước ủng hộ nghị quyết do Việt Nam đề xuất'

TGVN. Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã trả lời phỏng vấn về việc ...

Việt Nam tái khẳng định ủng hộ tiến trình hòa bình do người Afghanistan dẫn dắt và làm chủ

Việt Nam tái khẳng định ủng hộ tiến trình hòa bình do người Afghanistan dẫn dắt và làm chủ

TGVN. Ngày 20/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành họp trực tuyến cấp cao theo thể thức Arria về ...

Việt Nam và Indonesia mong muốn hòa bình và ổn định sớm được thiết lập ở Libya

Việt Nam và Indonesia mong muốn hòa bình và ổn định sớm được thiết lập ở Libya

TGVN. Sáng ngày 19/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp trực tuyến công khai về tình hình Libya và hoạt ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Việt Nam về nhất cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield lần thứ 2

Cuộc thi an ninh mạng ASEAN Cyber Shield được tổ chức với 2 hạng mục cho những đội tuyển IT của các nước trong khu vực thi đấu.
Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Hành trang hướng đến phát triển bền vững, thịnh vượng và hòa nhập hơn

Đó là 'linh hồn' của khóa đào tạo Chứng chỉ Lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế, do Trung tâm Việt-Úc (VAC) tổ ...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Phiên bản di động