Vụ ám sát Thủ tướng Olof Palme: Công bố nghi phạm

Quang Đào
TGVN. Sau 34 năm với những bí mật chưa được giải đáp và những thuyết âm mưu, người Thụy Điển giờ đây đã biết được hung thủ ám sát cựu Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme, chính thức khép lại cuộc điều tra dai dẳng này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tinh thần tương trợ trong mùa dịch của người Việt tại Thụy Điển
'Chị Thanh Tâm' ở ĐSQ Việt Nam tại Thụy Điển hỗ trợ bà con sở tại chống dịch Covid-19
1621 40172
Bia tưởng niệm nơi cố Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme bị sát hại vào đêm ngày 28/2/1986 tại thủ đô Stockholm. (Nguồn: AP)

Ngày 10/6, các công tố viên Thụy Điển đã chính thức khép lại cuộc điều tra vụ sát hại Thủ tướng Olof Palme năm 1986. Công tố viên trưởng Krister Petersson nêu đích danh nghi can là Stig Engstrom, từng là nhân viên thiết kế đồ họa của công ty bảo hiểm Skandia. Engstrom là một công dân Thụy Điển phản đối các chính sách cánh tả của Thủ tướng Palme. Tuy nhiên, do nghi phạm Engstrom đã tự sát vào năm 2000, cơ quan chức năng không thể buộc tội đối tượng và do vậy quyết định kết thúc cuộc điều tra kéo dài 34 năm.

Hung thủ bí ẩn

Thủ tướng Olof Palme bị sát hại vào đêm ngày 28/2/1986 trên đường đi bộ về nhà sau khi xem suất phim tối cùng gia đình. Theo AP, tuy là Thủ tướng, nhưng ông Olof Palme luôn muốn có một cuộc sống bình thường như bao người dân và thường ra ngoài mà không có vệ sĩ và đêm định mệnh đó cũng không phải ngoại lệ.

Sau khi xem một bộ phim hài tại rạp chiếu phim Grand, ông và phu nhân - bà Lisbeth Christina Palme - đi bộ ra ga tàu điện ngầm để về nhà. Vào 23h21, thủ phạm xuất hiện từ phía sau và nổ súng vào vợ chồng ông. Thủ tướng Olof Palme bị trúng đạn ở gáy, trong khi viên đạn thứ hai sượt qua Lisbeth Christina Palme khiến bà bị thương. Sát thủ tháo chạy khỏi hiện trường trước khi một nhóm người gần đó chạy đến giúp đỡ. Thủ tướng Olof Palme được đưa đi cấp cứu nhưng qua đời tại bệnh viện rạng sáng 1/3/1986.

Sự kiện đau lòng này đã làm rúng động đất nước Bắc Âu một cách nặng nề. Tuy nhiên, mọi thứ diễn ra ngày một tồi tệ hơn khi các cuộc điều tra bị kéo dài và không thể tìm được hung thủ. Cảnh sát Thụy Điển lúc bấy giờ được cho là đã mắc phải nhiều sai lầm như không phong tỏa hiện trường ngay, khiến nhiều bằng chứng pháp y bị hủy hoại, hay các nhân chứng, thay vì được thẩm vấn ngay, lại được cho phép rời hiện trường. Đây được xem là lý do khiến danh tính thủ phạm của vụ án trở thành một ẩn số trong suốt mấy chục năm qua.

Ông Olof Palme sinh năm 1927, từng đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Thụy Điển trong giai đoạn 1969-1976 và 1982-1986. Được ca ngợi là "kiến trúc sư" của đất nước Thụy Điển hiện đại, ông Olof Palme còn được biết đến là người lên tiếng phản đối mạnh mẽ cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi hay chạy đua vũ khí hạt nhân.

Nhiều giả thuyết

Không những vậy, vụ ám sát bí ẩn này còn sản sinh ra hàng loạt thuyết âm mưu, những vụ điều tra độc lập phức tạp do người dân Thụy Điển cảm thấy bất bình trước sự chậm chạp của cảnh sát.

Nổi tiếng nhất phải kể đến bộ hồ sơ điều tra khổng lồ của nhà văn Stieg Larsson, tác giả của bộ tiểu thuyết Thiên niên kỷ, bao gồm các tác phẩm Cô gái có hình xăm rồng, Cô gái đùa với lửa và Cô gái chọc tổ ong bầu nổi tiếng trên toàn thế giới và đã được dựng thành phim Hollywood. Thời gian đầu, ông điều tra từ những nhóm cựu hữu cho tới các tổ chức cực đoan, và dần chuyển hướng điều sang cựu quân nhân Thụy Điển Bertil Wedin vì tìm được nhiều nguồn tin cho biết người này làm việc cho tình báo Nam Phi từ thập niên 1970, là một “sát thủ chuyên nghiệp” và bị tình nghi là chủ mưu vụ ám sát bạn của Thủ tướng Palme, ông Ruth First vào năm 1982.

Việc công bố hồ sơ do nhà văn Larsson thu thập được đã mở lại một hướng điều tra từng được đặt ra trước đây. Tuy nhiên, chỉ dựa vào đó vẫn cực kỳ khó để khẳng định hung thủ thực sự. Đây được xem là vụ án hình sự quy mô nhất, tốn kém nhất lịch sử Thụy Điển. Việc điều tra gặp nhiều khó khăn vì có quá nhiều giả thuyết được đặt ra với chủ mưu đến từ… nhiều châu lục.

Các chuyên gia nhận định, ông Olof Palme là một chính trị gia thiên tả và muốn xây dựng Thụy Điển theo hướng đó, tăng cường sự kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế. Về đối ngoại, ông không ngại công khai phản đối Mỹ về chiến tranh Việt Nam, chỉ trích chế độ Apartheid của Nam Phi, tuyên bố Đảng Công nhân Kurd (PKK) là khủng bố hoặc kêu gọi châu Âu giải trừ vũ khí hạt nhân… Chính vì vậy, ông luôn có nhiều kẻ thù.

Từ năm 1986 đến nay, hơn 11.000 người bị xét hỏi, trong đó có 134 người nhận trách nhiệm về vụ ám sát, song Stockholm chưa bao giờ có tuyên bố chính thức về thủ phạm. Tưởng chừng vụ án sẽ khép lại mà không có lời giải do quy định giới hạn thời gian điều tra 25 năm đối với vụ án giết người thì tới năm 2010, Thụy Điển đã gỡ bỏ quy định này, đem lại cho công chúng hy vọng rằng vụ án bí ẩn sẽ được làm sáng tỏ. .

2049 25 10 nghi phym stig engstrom nguyn svt
Nghi phạm Stig Engstrom, vốn là nhân viên thiết kế đồ họa của công ty bảo hiểm Skandia. (Nguồn: SVT)

Kết luận của công tố

Tờ Guardian cho biết, khi một đội điều tra mới được thành lập vào năm 2016 bắt đầu rà soát kỹ lưỡng toàn bộ bằng chứng liên quan tới vụ án, kể cả lời khai của các nhân chứng, họ đã phát hiện ra “một người nổi bật”. Đó là Stig Engström, từng là nhân viên thiết kế đồ họa của công ty bảo hiểm Skandia tọa lạc rất gần hiện trường xảy ra vụ án năm xưa.

Lúc Thủ tướng Palme ngã xuống, nghi phạm Stig Engstrom là một trong những người đầu tiên có mặt ở hiện trường vì công ty bảo hiểm Skandia nơi y làm việc ở ngay góc phố. Cảnh sát đã thẩm vấn Engstrom nhiều lần, nhưng y thường xuyên thay đổi lời khai. Công tố viên cho biết có lý do để tin rằng Engstrom đã nói dối.

Thực tế, Engstrom ban đầu không phải nghi phạm chính, mà là một người tên Christer Pettersson. Phu nhân Lisbeth lúc bị thương đã nhận dạng người này, khiến Christer bị kết án tù chung thân năm 1989. Chỉ sau vài tháng, Pettersson được thả vì thiếu bằng chứng buộc tội.

Được biết Engstrom mang theo người một khẩu súng vào đêm xảy ra án mạng và “biết cách dùng súng” do từng ở quân ngũ và là thành viên câu lạc bộ bắn súng. Engstrom cũng có “một phòng chứa đầy súng” ở nhà, theo lời công tố viên. Engstrom khi đó đang gặp rắc rối tài chính và nghiện rượu. Y cũng phản đối các chính sách của ông Palme và họ hàng đánh giá y “có cái nhìn rất tiêu cực về Thủ tướng”. Miêu tả của một số nhân chứng về sát thủ bỏ trốn khỏi hiện trường là một người đàn ông mặc áo khoác dài, đội mũ lưỡi trai, đeo kính, đeo một chiếc túi nhỏ đều hoàn toàn trùng khớp với ngoại hình của Stig Engström.

“Người đó là Stig Engstrom”, Trưởng Công tố Krister Petersson nói tại cuộc họp báo. “Bởi người đó đã chết nên tôi không thể ra cáo buộc chống lại ông ta, và tôi quyết định khép lại việc điều tra”.

Trong một tuyên bố, các con trai của cố Thủ tướng Olof Palme cho rằng, kết luận của cơ quan điều tra là “hoàn toàn thuyết phục” và cho rằng Stig Engstrom có tội.

Thủ tướng Stefan Lofven phát biểu ngày 10/6 rằng, vụ án này là “vết thương hở của xã hội Thụy Điển” và “giải quyết vụ án là điều cực kỳ quan trọng”. Với thông báo này, chính phủ Thụy Điển hy vọng những bí ẩn xung quanh vụ ám sát ông Olof Palme sẽ chính thức bị chôn vùi và chữa lành vết thương kia.

1959 25 10 olof palme
Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme. (Nguồn CNN)

Tình cảm của cố Thủ tướng Olof Palme với Việt Nam

Thủ tướng Olof Palme là người đặt nền móng và hết lòng xây dựng, vun đắp cho mối quan hệ hợp tác hữu nghị lâu dài Việt Nam-Thụy Điển. Ông cũng là người kiên trì chủ trương hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc tái thiết đất nước, giúp Việt nam xây dựng nhiều công trình quan trọng như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển, Nhà máy giấy Bãi Bằng…

Năm 1968, trên cương vị Bộ trưởng Giáo dục, ông Olof Palme đã dẫn đầu cuộc rước đuốc tuần hành phản đối chiến tranh Việt Nam trên đường phố Stockholm. Sự kiện này chấn động dư luận và gây ra một tranh luận tại Thụy Điển và quốc tế. Trong tuyên bố sau đó, Bộ Ngoại giao Thụy Điển cho biết: “Ông Palme không chống Mỹ mà chống cuộc chiến tranh. Thụy Điển không đứng về phía bên nào mà đứng về hòa bình”

Ngày Môi trường Thế giới: Ra mắt sách 'Greta Thunberg: Chiến binh bảo vệ hành tinh xanh' bằng tiếng Việt

Ngày Môi trường Thế giới: Ra mắt sách 'Greta Thunberg: Chiến binh bảo vệ hành tinh xanh' bằng tiếng Việt

TGVN. Ngày 6/4, tại Hà Nội, Đại sứ quán Thụy Điển cùng với Thái Hà Books công bố ra mắt cuốn sách “Greta Thunberg: Chiến binh bảo ...

Việt Nam trao tặng vật tư y tế phòng, chống Covid-19 cho Thụy Điển

Việt Nam trao tặng vật tư y tế phòng, chống Covid-19 cho Thụy Điển

TGVN. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều 17/4, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã trao số hàng hỗ trợ phòng ...

Di sản của cố Thủ tướng Olof Palme và mối quan hệ Việt Nam – Thụy Điển

Di sản của cố Thủ tướng Olof Palme và mối quan hệ Việt Nam – Thụy Điển

Sáng nay (2/6), tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã tổ chức buổi ...

Quang Đào (tổng hợp)

Đọc thêm

Thủ tướng New Zealand thăm Philippines: Biển Đông, hợp tác quốc phòng và nâng cấp quan hệ

Thủ tướng New Zealand thăm Philippines: Biển Đông, hợp tác quốc phòng và nâng cấp quan hệ

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. hoan nghênh chuyến thăm của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon tới Manila vào hôm nay, 18/4.
5 đồ uống giúp tăng huyết sắc tố tự nhiên

5 đồ uống giúp tăng huyết sắc tố tự nhiên

Huyết sắc tố hay Hemoglobin là một loại protein có trong tế bào hồng cầu, hãy bổ sung những loại nước ép dưới đây để tăng huyết sắc tố.
Vietlott 19/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 19/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 19/4, kết quả xổ số Vietlott Mega thứ 6 ngày 19/4/2024. xổ số Mega 645

Vietlott 19/4 - xổ số Vietlott Mega 19/4. Trực tiếp xổ số Vietlott hôm nay 19/4/2024 nhanh nhất và chính xác nhất. Vietlott Mega 645 hôm nay.
XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 19/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 19/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
XSTV 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 19/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay 19/4/2024. KQXSTV thứ 6

XSTV 19/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Trà Vinh hôm nay - XSTV 19/4/2024. ket qua xo so tra vinh. KQXSTV thứ 6. kết quả xổ số Trà ...
XSVL 19/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 19/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 19/4, Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay 19/4/2024. KQXSVL thứ 6

XSVL 19/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Vĩnh Long hôm nay - XSVL 19/4/2024. xo so vinh long. KQXSVL thứ 6. kết quả xổ số Vĩnh Long ngày ...
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động