TIN LIÊN QUAN | |
Thụy Điển chia sẻ kinh nghiệm cải thiện quan hệ lao động | |
Gặp mặt bạn bè quốc tế tại Thụy Điển |
Chương trình có sự tham dự của nguyên Phó Thủ tướng Vũ khoan, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Phó Giám đốc Học viện CTQG HCM Nguyễn Tất Giáp, ông Pierre Schori - Đặc phái viên Cao cấp của Thủ tướng Thụy Điển, bà Camilla Mellander - Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam, cùng nhiều đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, các Đại sứ và các nhà khoa học.
Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Thu Trang/TGVN) |
Cách đây tròn 47 năm, vào ngày 11/1/1969, Việt Nam và Thụy Điển đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là một sự kiện hết sức đặc biệt và là quyết định mang tính lịch sử của hai nước. Thụy Điển là quốc gia phát triển và châu Âu đầu tiên công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh ác liệt, đất nước bị chia cắt, chưa thống nhất và bị cấm vận, cô lập của nhiều quốc gia phương Tây. Một trong những nhân vật lịch sử đã có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa hai nước đó chính là cố Thủ tướng Olof Palme.
Phó Giám đốc Học viện CTQG HCM Nguyễn Tất Giáp. (Ảnh: Thu Trang/TGVN) |
Người bạn lâu năm tin cậy
Tại Hội thảo, ông Pierre Schori đã nhấn mạnh về những kỷ niệm cũng như những chủ trương hợp tác và hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc tái thiết đất nước của cố Thủ tướng Olof Palme. Trong số đó, có những công trình xây dựng hết sức quan trọng và vẫn còn nguyên giá trị cho tới ngày hôm nay như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển tại Uông Bí, Quảng Ninh và Nhà máy giấy Bãi Bằng.
Ông Pierre Schori nhấn mạnh: “Thụy Điển là nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và sẽ luôn trân trọng, tiếp tục duy trì mối quan hệ bền chặt với Việt Nam trong thời gian tới. Cố Thủ tướng Olof Palme chính là người khơi nguồn cho mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam và điều này đã giúp đặt nền tảng vững chắc cho một mối quan hệ độc nhất và vô cùng đặc sắc giữa hai quốc gia”.
Ông Pierre Schori, Đặc phái viên Cao cấp của Thủ tướng Thụy Điển. (Ảnh: Thu Trang/TGVN) |
Chia sẻ những cảm xúc cá nhân về cố Thủ tướng Olof Palme, Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan bày tỏ lòng biết ơn vô hạn về tất cả những gì ông Olof Palme đã làm cho đất nước và nhân dân Việt Nam. Nguyên Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh rằng, sự giúp đỡ của các bạn Thụy Điển không chỉ có “giá trị cứng” mà còn chứa đựng những “giá trị mềm” không kém phần quan trọng. Đó là sự đổi mới thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị quốc gia, cải cách về tài chính - ngân hàng, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu...
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ khoan. (Ảnh: Thu Trang/TGVN) |
Nền tảng cho tương lai
Trong bối cảnh mới, ông Nguyễn Quốc Dũng nhận định rằng, Việt Nam và Thụy Điển đang có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác cùng có lợi. Vì vậy, ông Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, hai bên cần phải tận dụng các điều kiện thuận lợi đó để tập trung thúc đẩy hợp tác trong ba lĩnh vực trọng tâm: thương mại – đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng các chính sách an sinh xã hội. Bên cạnh đó, hai bên cũng cần tiếp tục giao lưu văn hóa, nghệ thuật nhằm thắt chặt hơn nữa sự hiểu biết, gắn bó giữa nhân dân hai nước.
Nhân dịp này, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng khẳng định rằng, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống tốt đẹp đã được Thủ tướng Olof Palme và đông đảo người dân Thụy Điển gây dựng và được nhân dân hai nước vun đắp trong suốt 47 năm qua.
“Chúng ta có thể tin tưởng vào một tương lai đầy hứa hẹn cho mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa hai nước. Đó cũng là mong muốn và tầm nhìn về tương lai quan hệ Việt Nam – Thụy Điển của cố Thủ tướng Olof Palme khi sinh thời”, ông Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh.
Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng. (Ảnh: Thu Trang/TGVN) |
Trên lĩnh vực kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nhớ lại trong bối cảnh Việt Nam bị mất sự trợ giúp của Liên Xô và bị bao vây, cấm vận, quá trình Đổi Mới của Việt Nam phải trả giá cao hơn, cải cách sẽ khó khăn hơn nếu thiếu sự hỗ trợ của Thuỵ Điển từ ban đầu.
“Thụy Điển là người bạn thủy chung, đã ở bên cạnh Việt Nam trong những giờ phút khó khăn nhất và cung cấp sự giúp đỡ có hiệu quả, chân thành cho công cuộc cải cách ở Việt Nam”, ông nhấn mạnh.
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: Thu Trang/TGVN) |
Trong những năm gần đây, Việt Nam và Thụy Điển đã chuyển sang một giai đoạn mới, hướng tới xây dựng mối quan hệ đối tác bình đẳng, bền vững, cùng có lợi và cùng nhau đóng góp vào hòa bình, phát triển và thịnh vượng trên toàn thế giới. Những di sản của cố Thủ tướng Palme vẫn luôn tỏa sáng trong mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai đất nước, hai dân tộc.
Một trong những lĩnh vực đạt hiệu quả cao xuyên suốt lịch sử quan hệ song phương là lĩnh vực y tế, biểu hiện qua nhiều công trình y tế lớn do Thụy Điển hỗ trợ Việt Nam xây dựng và phục hồi như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Thụy Điển Uông Bí, bệnh viện Bạch Mai...
Nhân dịp này, ông Pierre Schori sẽ tiếp tục chuyến thăm Việt Nam tới ngày 4/6 và tổ chức hoạt động khác thuộc chương trình “Di sản của Cố thủ tướng Olof Palme và mối quan hệ Việt Nam – Thụy Điển”, trong đó tiêu biểu có thể kể tới lễ trao tặng tác phẩm điêu khắc chân dung ông Olof Palme và khai trương Phòng chơi cho trẻ em, bệnh nhân Nhi tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Thông tin được khắc phía sau tác phẩm điêu khắc chân dung ông Palme, với kích thước rộng 20 cm- cao 40cm, đặt tại tòa nhà mang tên Olof Palme mới khánh thành tại Bệnh viện Nhi Trung ương: “Olof Palme (1927-1986) là Thủ tướng Thuỵ Điển những năm 1969-1976 và 1982-1986. Ông là người bạn chính trực và tận tâm của Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Bệnh viện này, ban đầu được biết tới với tên Bệnh viện Nhi Olof Palme, được xây dựng với sự hỗ trợ của Thụy Điển ngay sau những trận đánh bom xuống Hà Nội vào tháng 12/1972. Việc đúc và đặt tượng bán thân ông Palme được Trung tâm Quốc tế Olof Palme, Quỹ Tưởng niệm Olof Palme, Ủy ban Thụy Điển về Việt Nam, Lào và Campuchia cũng như Đảng Dân chủ Xã hội và các nhân vật xuất chúng thuộc các tổ chức này tài trợ. Đây là bản sao của bức tượng bán thân ông Palme được đặt trong Tòa nhà Quốc hội Thụy Điển của nhà điêu khắc Qvarsebo”. |
Ông bố Thụy Điển giao lưu cùng ông bố Việt Nam Đại sứ quán Thụy Điển và Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch vừa tổ chức Triển lãm ảnh “Những ông bố Thụy Điển” ... |
Cùng bà con đón Xuân ở Thụy Điển Hai Việt kiều đóng góp tích cực vào phong trào hội đoàn, phát triển văn hóa Việt tại Thụy Điển đã được trao tặng Giấy ... |
Nhiều cơ hội học tập tại Thụy Điển Ngày 8/11, tại Đại sứ quán Thụy Điển (Hà Nội) đã diễn ra buổi trao đổi thông tin về cơ hội học tập tại nước ... |