Toàn cảnh buổi công bố báo cáo Điểm lại - cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 4/2024. (Ảnh: Duy Uyên) |
Theo báo cáo, kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.
Chia sẻ tại sự kiện, bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp WB tại Việt Nam cho rằng, sau khi trải qua giai đoạn giảm tốc trong năm 2023, nền kinh tế đang có một số tín hiệu phục hồi vào đầu năm 2024. Xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trong nước cũng trên đà tăng dần. Xuất khẩu theo giá so sánh dự kiến tăng 3,5% vào năm 2024, phản ánh nhu cầu toàn cầu dần cải thiện.
Tin liên quan |
ADB: Kinh tế Việt Nam 'vừa lạc quan vừa thận trọng', đầu tư công là động lực tăng trưởng chính |
Bên cạnh đó, lĩnh vực bất động sản dự báo cũng sẽ phục hồi mạnh hơn vào cuối năm nay và năm sau, thúc đẩy nhu cầu trong nước khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng dần lấy lại niềm tin.
Tổng đầu tư và tiêu dùng tư nhân theo giá so sánh dự kiến sẽ tăng tương ứng ở mức 5,5% và 5% trong năm 2024.
Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa để củng cố sự phục hồi.
WB khuyến nghị Việt Nam cần đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng được tài trợ bởi nguồn lực công bởi điều này sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế hơn nữa.
Về chính sách tiền tệ, ngân hàng này cho rằng, dư địa cho việc cắt giảm lãi suất thêm nữa bị hạn chế do chênh lệch lãi suất giữa thị trường trong nước và quốc tế.
WB cảnh báo: "Cùng với việc thu ngân sách có khả năng còn tiếp tục yếu trong khi chi tiêu công được đẩy mạnh, thâm hụt ngân sách tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 1,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2024, trước khi giảm xuống 1,1% vào năm 2025, phù hợp với Chiến lược tài khóa giai đoạn 2021-2030".
Trước thực trạng nói trên, WB cho rằng, đảm bảo sự ổn định của khu vực tài chính vẫn là điều quan trọng nhất với Việt Nam. Chính phủ cần tập trung quản lý rủi ro tiềm ẩn liên quan đến nợ xấu gia tăng, bao gồm cả nguyên nhân giá trị tài sản giảm trên thị trường bất động sản.
Song song với đó, ông Sebastian Eckardt, Giám đốc Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của WB về kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư cho rằng, đầu tư vào các dự án hạ tầng công tạo ra nhiều lợi ích lâu dài bên cạnh việc kích thích kinh tế ngay lập tức.
Ông nói: "Nỗ lực tăng cường quản lý đầu tư công cũng sẽ giải quyết những điểm nghẽn cơ sở hạ tầng quan trọng về năng lượng, giao thông và hậu cần, vốn là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam".
Về vấn đề đổi mới sáng tạo, để nuôi dưỡng doanh nghiệp trong lĩnh vực này, các chuyên gia của WB nêu ra 3 khuyến nghị với Việt Nam.
Thứ nhất, đổi mới chương trình hỗ trợ hệ sinh thái quan trọng theo hướng xây dựng các doanh nghiệp sẵn sàng nhận đầu tư.
Hoạt động này bao gồm cải thiện các cơ chế hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các nhà quản lý quỹ tư nhân để thành lập quỹ đầu trong nước và nâng cao năng lực của các bên liên quan đến hệ sinh thái như vườn ươm và hỗ trợ phát triển ý tưởng.
Thứ hai, đẩy nhanh cải cách nhằm giải quyết các rào cản pháp lý đối với các quỹ đầu tư trong nước và đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư từ bên ngoài vào Việt Nam và ngược lại, đặc biệt là đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Thứ ba, tăng cường sự đóng góp của giới học thuật và nghiên cứu công lập. Tạo điều kiện cho các trường đại học và tổ chức nghiên cứu công để đóng góp cho công ty khởi nghiệp, thông qua các vườn ươm, hỗ trợ phát triển ý tưởng, trung tâm đào tạo khởi nghiệp được đổi mới (như các mô hình hợp tác công tư).
| Đối ngoại nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo trong năm 2024 Ngày 29/1, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) đã tổ chức Hội nghị lần thứ IX Đoàn Chủ ... |
| Cơ cấu và chức năng của Hội đồng Quốc gia về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 14/2/2024 thành lập Hội đồng Quốc gia về Khoa học, Công ... |
| Thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu Chiều 18/3, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn ... |
| Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam Việc phát triển các khu công nghiệp (KCN) thời gian qua đã bộc lộ một số "điểm nghẽn", hạn chế, sự phát triển thiếu đồng ... |
| Ngày Sáng tạo và đổi mới sáng tạo thế giới 21/4: Xếp hạng của Việt Nam liên tục được cải thiện qua các năm Từ 2017 đến nay, Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (thường được gọi tắt là GII) của Việt Nam liên tục được ... |