Website của Đảng Cộng sản Brazil ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Người

Chu An
Nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021), Chủ tịch Quỹ Maurício Grabois, thuộc Đảng Cộng sản Brazil (PCdoB) José Renato Rabelo đã có bài đăng trên website của Đảng về cuộc đời và sự nghiệp giải phóng đất nước của Hồ Chủ tịch.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Báo của Đảng Cộng sản Brazil ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 131 năm ngày sinh của Người
Ảnh chụp màn hình bài viết ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh trên website của Đảng Cộng sản Brazil.

Bài viết ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng mẫu mực, một thiên tài có khả năng kiểm soát không chỉ quyền lực đế quốc đối với đất nước của mình, mà còn có ảnh hưởng đến phong trào tiến bộ và tiên tiến trên thế giới. Qua đó, Đảng Cộng sản Brazil coi Chủ tịch Hồ Chí Minh như một “nghệ nhân” xuất sắc và thể hiện sự coi trọng đối với di sản chính trị cách mạng của vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Dưới đây là nội dung bài viết của Chủ tịch Quỹ Maurício Grabois, thuộc PCdoB José Renato Rabelo:

Ngày 19/5/2021, nhân dân Việt Nam và các nhà cách mạng trên thế giới kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tức Nguyễn Sinh Cung, sinh năm 1890, tại làng Kim Liên, thuộc miền Trung Việt Nam.

Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Việt Nam đã đấu tranh giành độc lập dân tộc, đương đầu với ba đế quốc Pháp, Nhật và Mỹ. Di sản của Người vẫn còn hiện hữu và ngày nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện mang hình mẫu của một nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, công nghiệp và dân chủ.

Kể từ năm 1911, khi làm đầu bếp cho một tàu chở hàng của Pháp, Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều ngày trên bờ biển Brazil, trong khu phố Santa Tereza, ở Rio de Janeiro. Bác Hồ khi đó nhận thức được điểm nối giữa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa đế quốc.

Ông sống tại London tới năm 1915 thì rời sang Pháp và thành lập Đảng Cộng sản Pháp vào năm 1917. Giữa những cuộc tranh luận và khủng hoảng tư tưởng của người Pháp về vai trò của Pháp tại châu Á và châu Phi, Hồ Chí Minh đã mạnh dạn vạch trần bản chất phản động của việc Pháp chiếm đóng bán đảo Đông Dương.

Nhận thức được vai trò của đất nước mình trong cuộc đấu tranh chống đế quốc quốc tế, năm 1923, ông lên đường sang Liên Xô, nơi ông tốt nghiệp chuyên ngành chiến thuật quân sự và trở thành thành viên của Quốc tế Cộng sản.

Hồ Chí Minh tham gia Quốc tế Cộng sản

Trên con đường hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh hay Nguyễn Ái Quốc (một trong 174 mật danh bí mật của ông) đã tham gia phiên họp thứ 22 của Đại hội V Quốc tế Cộng sản, vào ngày 1/7/1924, nơi Hồ Chủ tịch đã có bài phát biểu sau vị Lãnh đạo Quốc tế Cộng sản và Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô Manuilski. Ông Manuilski cũng chính là người đã chỉ trích hoạt động thiếu hiệu quả của Đảng Cộng sản Pháp trong việc tuyên truyền ở các thuộc địa và thậm chí ở Paris ủng hộ nền độc lập thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc phát biểu: “Tôi rất vui khi được bổ sung những lời phê bình của đồng chí Manuilski. Chín nước tư bản, đó là Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italy, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha và Hà Lan, cùng có dân số là 320 triệu và 657 nghìn người và diện tích là 11 triệu và 470 nghìn km2. Các quốc gia này khai thác một miền thuộc địa kéo dài hơn 55 triệu và 500 nghìn km2, với dân số 560 triệu người. Do đó, các nước thuộc địa lớn gấp 5 lần và có lượng dân số ít hơn hẳn các nước đi chiếm đóng.

Vì vậy, các đảng của chúng ta tại Anh và Pháp phải có một chính sách tích cực và năng động hơn đối với các nước thuộc địa; nếu không khẩu hiệu “hành động hàng loạt” sẽ không có tác dụng. Nói cách khác, cho đến ngày nay chúng vẫn không hoạt động. Báo chí của Đảng chưa làm nổi bật được vấn đề nghiêm trọng”.

Sự thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương

Tại Liên Xô, Hồ Chí Minh được cử sang Quảng Châu, Trung Quốc, nơi Người tổ chức phong trào cách mạng trong những người Việt Nam lưu vong. Vào thời điểm đó, Người buộc phải rời khỏi đất nước khi chính quyền địa phương bắt đầu đàn áp các hoạt động cộng sản trong khu vực.

Nhưng Hồ Chủ tịch đã đến Trung Quốc, nơi Người cùng các nhà cộng sản khác đã thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1930. Người ở lại Hồng Kông với tư cách là đại diện của Quốc tế và sau đó trở về Việt Nam và bắt đầu tổ chức cuộc kháng chiến.

Sau khi giành được tự do, Hồ Chí Minh vẫn hoàn thành nhiệm vụ của mình là quân sư cho các lực lượng vũ trang của Trung Quốc.

Trong cuộc xâm lược Việt Nam của quân Nhật vào năm 1941, Người đã tổ chức phong trào độc lập dân tộc chống Nhật, được gọi là Việt Minh. Khi Nhật đầu hàng và thua trận năm 1945, Việt Minh lên nắm chính quyền và tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hà Nội. Hồ Chí Minh trở thành Chủ tịch nước.

Tuy nhiên, Pháp đã không trao trả độc lập cho Việt Nam và trong 8 năm dài, Việt Minh vẫn tiếp tục chiến đấu với quân Pháp.

Cuối cùng, trong trận Điện Biên Phủ nổi tiếng năm 1954, người Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh đuổi quân Pháp ra khỏi đất nước, chấm dứt 96 năm hiếm đóng thuộc địa.

Tuy nhiên, tại Hội nghị Hòa bình Geneva, nước Việt Nam đã bị chia đôi. Miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh và Hồ Chí Minh, bắt đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội, trong khi miền Nam, liên kết với lợi ích địa chính trị của Mỹ và đặt thủ đô ở Sài Gòn.

Từ năm 1960 trở đi, chiến tranh du kích bùng nổ ở miền Nam nhằm chống lại chế độ ngụy quyền. Hồ Chí Minh lúc này sức khỏe rất yếu và từ trần ngày 2/9/1969, để lại nhiệm vụ cho các đồng chí lãnh đạo mới như Phan Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.

Để vinh danh Người, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt tên thành phố cổ Sài Gòn là Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch là người sáng lập ra Chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, là linh hồn thực sự của cuộc cách mạng.

Những phẩm chất cá nhân, tấm gương về đức tính giản dị, liêm khiết và quyết tâm cách mạng của Người vẫn còn ảnh hưởng đến các thế hệ của phong trào tiến bộ và tiên tiến trên thế giới ngày nay.

Tư duy quân sự Hồ Chí Minh

Nhận thức cơ bản trong tư duy quân sự của Hồ Chí Minh là quan niệm cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa thực dân mới trong bối cảnh thế giới là cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.

Các cuộc đấu tranh ở Việt Nam chống Nhật Bản, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ có một tầm quan trọng, tác động đến toàn thế giới. Ví dụ, chiến thắng của Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ đã có một tác động phi thường đối với cuộc chiến chống chủ nghĩa thực dân.

Giai đoạn từ năm 1954 đến cuối những năm 1960 là giai đoạn hơn 40 quốc gia giành độc lập. Cuộc tấn công chống lại chủ nghĩa thực dân đã giải phóng hơn một tỷ người tại hơn 100 quốc gia.

Trước nhận thức của các dân tộc bị áp bức và sự thất bại của chủ nghĩa thực dân cũ, các nước đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ, buộc phải dùng đến một chủ nghĩa thực dân trá hình: chủ nghĩa thực dân mới.

Do đó, chủ nghĩa thực dân mới tạo thành một chính sách của chủ nghĩa đế quốc nhằm cứu chủ nghĩa thực dân khỏi bị tiêu diệt và ngăn cản các nước giành được độc lập thực sự, ngăn cản phong trào giải phóng dân tộc và xu hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Cùng quan điểm như đã đề cập ở trên, khi hiểu khái niệm chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân mới, Hồ Chí Minh đã phát triển một tư tưởng lớn khác: Cách mạng giải phóng dân tộc phải gắn liền với đấu tranh giải phóng xã hội.

Về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã tìm cách nêu bật sự cần thiết của việc vận dụng sáng tạo các lý thuyết cách mạng ở mỗi nước - theo đặc thù lịch sử và văn hóa của mỗi quốc. Theo định hướng này, có thể khám phá những mâu thuẫn chiến lược giữa các cường quốc, trong đó có khuynh hướng phản động bên trong nội bộ các nước đế quốc xâm lược.

Do đó, có thể phát hiện ra khả năng chiến thắng của một nước nhỏ bị chủ nghĩa thực dân thống trị trước một đế quốc thực dân hùng mạnh, mạnh hơn và được trang bị tốt hơn theo quan điểm quân sự.

Hồ Chí Minh quan niệm kháng chiến là cuộc đấu tranh nổi dậy - cuộc đấu tranh của nhân dân bị áp bức. Cuộc kháng chiến cần tính đến thế mạnh, thời cơ, điều kiện địa hình, khí hậu và sức mạnh đoàn kết toàn dân.

Yếu tố cuối cùng này là cơ bản do lòng yêu nước, truyền thống đánh giặc ngoại xâm, bản lĩnh chính trị và tổ chức đã trở thành bức tường thép thực sự chống lại kẻ thù của Tổ quốc. Nói rộng hơn, cuộc đấu tranh diễn ra trên nhiều mặt cùng một lúc: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và ngoại giao.

Cuối cùng, tư duy quân sự của Hồ Chí Minh dựa trên quan điểm cho rằng xây dựng quân đội cách mạng trước hết là nhiệm vụ chính trị.

Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh yêu cầu quân đội phải chịu sự chỉ huy nghiêm minh của Đảng về mọi mặt. Yếu tố quyết định của vấn đề này là phải xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức đảng từ cơ sở đến Trung ương, có đội ngũ cán bộ chính trị, cơ quan lãnh đạo với quân đội trực tiếp làm công tác chính trị.

Cán bộ chính trị và quân sự phải được thống nhất bằng quan hệ đồng hành và đoàn kết. Hồ Chí Minh quan niệm lấy dân là gốc, là cha đẻ chân chính của quân đội. Vì lý do này, quân đội nên chiến đấu và giúp đỡ nhân dân trong nhiệm vụ của họ.

Và ngược lại, nhân dân là nhân tố then chốt được quần chúng ủng hộ cho các hoạt động quân sự, với sự hỗ trợ quyết định của các tổ chức quần chúng.

Hồ Chí Minh đã nói: “Tất cả các đồng chí từ Trung ương đến các tổ chức cơ sở phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng”, và thực tế lịch sử hàng chục năm hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho thấy tổ chức đảng luôn đoàn kết nội bộ xuất sắc, ngay cả khi gặp khó khăn trong việc lãnh đạo quần chúng cũng có thể vượt qua.

Ngược lại, nếu không có sự đoàn kết thực sự trong Đảng, sẽ không thể lãnh đạo được phong trào quần chúng, trở nên yếu kém, uy tín giảm sút, mất lòng tin của nhân dân vào Đảng.

Mối quan tâm này cùng với việc xây dựng, ủng hộ Đảng, Hồ Chí Minh đã tìm cách phát triển tình đoàn kết với các nước láng giềng, với các nước Xã hội chủ nghĩa và với các nước trong cộng đồng quốc tế, kể cả với các phong trào dân chủ, tiến bộ của chính các nước đế quốc. Đây luôn là vấn đề sống còn trong tư duy chính trị và quân sự của nhà lãnh đạo Việt Nam.

Trên thế giới ngày nay, trong công cuộc tìm kiếm hòa bình và chống các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân và đế quốc, ngọn cờ độc lập dân tộc, vì dân chủ và tiến bộ xã hội, trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - tinh thần hợp tác quốc tế giữa các dân tộc là cơ bản đang phát triển, được thông qua bởi các đồng chí Việt Nam.

Di sản Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng mẫu mực, có ảnh hưởng đến phong trào tiến bộ và tiên tiến trên thế giới. Ở đây có một điểm khác biệt ở Hồ Chí Minh, đó chính là hoạt động đấu tranh chính trị dựa trên quan niệm khoa học về bản thân cuộc đấu tranh.

Mặt khác, có một câu hỏi được đặt ra: Việt Nam ngày nay ra sao? Mặc dù thực tế rằng hơn một phần tư lãnh thổ Việt Nam không thể được sử dụng cho hoạt động nông nghiệp, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình cao nhất thế giới trong thập kỷ trước.

Nếu cuộc cách mạng Việt Nam do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là một minh chứng cho năng lực thích ứng của chủ nghĩa Mác với những thực tế khác nhau, thì sự phát triển đất nước Việt Nam gần đây (sau năm 1986) là một biểu hiện của cách đối diện thực tế phi giáo điều này.

Trong cuộc đấu tranh hằng ngày của các dân tộc trên thế giới, tấm gương anh dũng đấu tranh của nhân dân Việt Nam và sự phát triển mạnh mẽ của đất nước tươi đẹp này chính là di sản của con người vĩ đại và nhà cách mạng mẫu mực Hồ Chí Minh.

Đảng Cộng sản Brazil chúng tôi rất coi trọng di sản mà người nghệ nhân xuất sắc của nền chính trị cách mạng này để lại!

TIN LIÊN QUAN
Kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp
Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela dâng hoa tại tượng Bác Hồ ở Đại lộ Bolivar, thủ đô Caracas
Bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026: Bốn điểm mới
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Mông Cổ
Dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thành phố Zalaegerszeg, Hungary
Kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Chile
Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria dâng hoa kỷ niệm 131 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(theo Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Thông điệp quan trọng từ nghị trường Italy

Việt Nam là quốc gia được Italy rất quan tâm, được coi là điểm sáng có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Nam Á...
Fed có thể làm thay đổi chiến lược đầu tư tại châu Á

Fed có thể làm thay đổi chiến lược đầu tư tại châu Á

Các chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định rằng môi trường lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn đang tác động tới xu hướng và chiến lược ...
Số ca nhiễm bệnh sởi trên toàn cầu tăng gấp đôi trong 1 năm

Số ca nhiễm bệnh sởi trên toàn cầu tăng gấp đôi trong 1 năm

Số ca mắc sởi trên toàn thế giới đã tăng gần gấp đôi từ năm 2022 đến năm 2023, đặt ra thách thức đối với nỗ lực đạt được ở ...
Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?

Giá cà phê hôm nay 28/4/2024: Giá cà phê giảm sâu sau chuỗi ngày tăng cao kỷ lục, lý do sự sụt giảm bất ngờ này?
Bài tarot hôm nay 29/4/2024: Liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không?

Bài tarot hôm nay 29/4/2024: Liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem liệu bạn có thể nắm giữ được trái tim của người ấy mãi mãi không nhé!
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
Số ca nhiễm bệnh sởi trên toàn cầu tăng gấp đôi trong 1 năm

Số ca nhiễm bệnh sởi trên toàn cầu tăng gấp đôi trong 1 năm

Số ca mắc sởi trên toàn thế giới đã tăng gần gấp đôi từ năm 2022 đến năm 2023, đặt ra thách thức đối với nỗ lực đạt được ở nhiều nước.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Hàn Quốc tiến hành các bước để thành lập Trung tâm An ninh vũ trụ quốc gia

Cơ quan Tình báo quốc gia (NIS) Hàn Quốc đang chuẩn bị thành lập một trung tâm an ninh vũ trụ.
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước các cuộc không kích.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động