WHA giữa khẩu chiến Mỹ-Trung và ba điều đáng ngẫm

Phan Quân
TGVN. Đài Loan (Trung Quốc), nguồn gốc dịch Covid-19 hay phân phối vaccine giữa khẩu chiến Mỹ-Trung là ba chủ đề nóng tại Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) từ ngày 18–19/5. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
wha giua khau chien my trung va ba dieu dang ngam Tổng thống Trump cáo buộc WHO là 'con rối của Trung Quốc', sẽ sớm đưa ra quyết định cắt giảm tài trợ
wha giua khau chien my trung va ba dieu dang ngam Trung Quốc 'nóng mặt' khi Mỹ ủng hộ Đài Loan tham gia WHO
wha giua khau chien my trung va ba dieu dang ngam
Các đại biểu tham dự WHA lần đầu tiên tại Geneva, Thụy Sỹ năm 1948. (Nguồn: WHO)

Hậu quả nặng nề của Thế chiến II đã khiến loài người nhận thức rõ nhu cầu cấp bách cần có một tổ chức toàn cầu chịu trách nhiệm về sức khỏe cộng đồng. Dưới sự đề xuất của bác sỹ người Yugoslavia Andrija Stampar, WHA lần đầu tiên đã khai mạc vào năm 1948. Những lá cờ đầu của nền y tế toàn cầu khi ấy đã tụ họp về Geneva để lắng nghe ông Yugoslavia giải thích tại sao nỗ lực để xây dựng nên WHO “chưa bao giờ bị gián đoạn bởi sự bất hòa”.

Nhưng đó là câu chuyện của 72 năm về trước. WHA lần thứ 73, kéo dài từ 18–19/5, sẽ trở nên đặc biệt hơn cả bởi hai lý do chính. Đầu tiên, WHA diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 toàn cầu đã khiến hơn 300.000 thiệt mạng và đẩy thế giới lún sâu trong suy thoái sâu sắc. Trước tình hình đó, lần đầu tiên WHA đã phải tổ chức các phiên thảo luận trực tuyến, kéo dài vỏn vẹn 1 ngày, thay vì 1 tuần như dự kiến. Quan trọng hơn, sự kiện diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng xung quanh nguồn gốc và cách ứng phó dịch bệnh Covid-19.

Do đó, nhiều người lo rằng thay vì là nơi để các nhà hoạch định chính sách y tế tìm kiếm tiếng nói chung trong việc đối phó với dịch bệnh Covid-19, WHA năm nay sẽ trở thành sân khấu cho các nước lớn tìm kiếm lợi ích chính trị. Quan ngại này đã ít nhiều thành hiện thực.

Từ câu chuyện Đài Loan…

Ngày 18/5, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan (Trung Quốc) Joseph Wu cho biết, bất chấp những nỗ lực vận động hành lang, chính quyền hòn đảo này đã không nhận được lời mời tham dự WHA do áp lực từ Trung Quốc.

Trong giai đoạn 2009–2016, Đài Loan đã tham gia WHA với tư cách quan sát viên, theo đó, đại diện của họ có quyền phát biểu tại WHA, song không có quyền bỏ phiếu. Tuy nhiên, sau khi trở thành người đứng đầu Đài Bắc năm 2016, bà Thái Anh Văn đã phủ nhận hoàn toàn chính sách “Một Trung Quốc”, khiến Bắc Kinh nổi giận và tăng cường nỗ lực cô lập Đài Bắc tại các tổ chức quốc tế.

Điều này giải thích tại sao kể từ năm 2017, Đài Loan đã không thể tham gia nhiều cuộc họp quan trọng của WHO và WHA.

Năm 2020, mọi chuyện tưởng chừng sẽ khác. Nhóm 14/15 quốc gia có quan hệ ngoại giao tốt với chính quyền Đài Bắc đã viết thư gửi Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom, nhằm thay đổi tình hình.

Bên cạnh đó, Mỹ dẫn đầu nhóm 8 quốc gia ủng hộ sự tham dự của Đài Loan tại WHA, bao gồm Canada, Đức, Pháp, Nhật Bản, Anh, New Zealand và Australia, như một phần trong chính sách cạnh tranh với Trung Quốc.

Tuy nhiên, khác với khẳng định của phía Mỹ, ông Tedros không có quyền hạn để định đoạt sự tham dự của Đài Loan tại WHA. Do đó, những nỗ lực trên chưa thành công, song sẽ khiến hợp tác giữa các nước trong WHA chịu ảnh hưởng đáng kể.

wha giua khau chien my trung va ba dieu dang ngam
WHA đang trở thành chiến trường mới trong cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. (Nguồn: CGTN)

Tới nguồn gốc SARS-CoV-2

Một vấn đề khác nhận được sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia là nguồn gốc thực sự của virus SARS-CoV-2. Tại phiên họp của WHA ngày 18/5, 116 quốc gia đã ủng hộ dự thảo của Australia trong việc điều tra, làm rõ nguồn gốc dịch Covid-19 và sẽ tiến hành bỏ phiếu vào ngày 19/5.

Ngày 18/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tổ chức điều tra nguồn gốc và sự lây lan của dịch ở thời điểm hiện tại là quá sớm.

Nếu được thông qua, dự thảo này sẽ mang đến ba thay đổi lớn.

Thứ nhất, khám khá được nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 sẽ đẩy nhanh tiến trình tìm kiếm vaccine và thuốc đặc trị Covid-19.

Thứ hai, việc làm rõ ngọn ngành, xuất xứ của SARS-CoV-2 sẽ giúp giảm thiểu xung đột, bất đồng chính trị trước mắt giữa một số quốc gia, cụ thể là Mỹ và Trung Quốc, tăng tính gắn kết, phối hợp trong công tác chống dịch.

Thứ ba, tường tận nguồn gốc của virus chết người này phần nào có thể ít nhiều giúp con người phòng tránh nguy cơ tương tự trong tương lai, ngay cả khi lịch sử thường có xu hướng lặp lại chính nó.

Và mối lo toàn cầu

Cuối cùng, điều đáng ngại hơn cả là việc chống dịch Covid-19 đang bị chính trị hóa. Hợp tác y tế toàn cầu chưa bao giờ hoàn hảo, song việc giữ WHO không vướng bận các vấn đề chính trị đã khiến tổ chức này hoạt động hiệu quả thời gian qua, cho phép các nhà khoa học, bác sỹ và chuyên gia khắp nơi có thể hợp tác, cùng nhau cứu người.

Tuy nhiên, tầm nhìn năm nào của bác sỹ Stampar đang dần bị lu mờ trước tính toán về lợi ích chính trị của Mỹ và Trung Quốc.

Trong bài phát biểu trực tuyến tại lễ khai mạc WHA ngày 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc đã tiến hành kiểm soát dịch bệnh một cách cởi mở, minh bạch và chia sẻ thông tin “một cách kịp thời” và “sớm nhất có thể”.

Tương tự, ông Tập Cận Bình cũng dành nhiều lời khen cho vai trò then chốt của WHO và “việc tốt được nhiều người tán thưởng” của Giám đốc WHO Tedros Adhanom, khẳng định sẽ triển khai sáng kiến trị giá 2 tỷ USD nhằm hỗ trợ công tác chống dịch Covid-19 toàn cầu.

wha giua khau chien my trung va ba dieu dang ngam
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu trực tuyến khai mạc WHA ngày 18/5. (Nguồn: CGTN)

Tuyên bố của người đứng đầu Trung Quốc là hoàn toàn trái ngược với những cáo buộc của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cho rằng Trung Quốc đã “giấu dịch” và WHO đã nhảy theo điệu nhạc từ Bắc Kinh.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Mỹ Alex Azar đã có bài phát biểu, khẳng định Mỹ đã tiêu 9 tỷ USD cho công tác phòng chống dịch và sẽ sớm triển khai 400-500 triệu USD nhằm hỗ trợ 40 quốc gia khác.

Cuộc cạnh tranh về ảnh hưởng thông qua giới truyền thông, khoa học và tiềm lực kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc đang thể hiện ngày một rõ nét.

Hồi tuần trước, Tổng thống Donald Trump cũng cam kết sẵn sàng hợp tác trong sản xuất và phân phối vaccine. Tuy nhiên, chính đại diện Mỹ đã không ủng hộ xây dựng dự thảo về đảm bảo quyền tiếp cận vaccine của tất cả các quốc gia.

Theo đó, nghị quyết này kêu gọi các tập đoàn đóng góp miễn phí bằng sáng chế liên quan tới điều trị Covid-19 cho quỹ toàn cầu, được sử dụng để nghiên cứu và chế tạo vaccine cho tất cả quốc gia.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp dược phẩm khổng lồ của Mỹ không thích điều này; đại diện xứ cờ hoa cũng phản đối việc các quốc gia có thể bỏ qua các quyền liên quan đến bằng sáng chế toàn cầu trong tình trạng y tế khẩn cấp.

Vị thế quốc gia không chỉ nằm ở sức mạnh cứng, mà còn được thể hiện ở sức mạnh mềm, thứ có thể được vun đắp thông qua hành động nhân đạo đúng lúc, đúng chỗ. Khi ấy, đại dịch Covid-19 toàn cầu là cơ hội để các nước với tiềm lực và tầm ảnh hưởng lớn, có nhiều hơn những cử chỉ như thế, thể hiện vai trò dẫn dắt, thay vì duy trì tính toán về lợi ích chính trị.

wha giua khau chien my trung va ba dieu dang ngam Hơn 90.000 người chết vì Covid-19, Tổng thống Trump và ông Obama khẩu chiến

TGVN. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama liên tục chỉ trích cách ứng phó của chính quyền của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump trong bối ...

wha giua khau chien my trung va ba dieu dang ngam Dè chừng Trung Quốc, Mỹ khẩn trương chuyển giao trực thăng săn ngầm cho Ấn Độ

TGVN. Chính phủ Ấn Độ và Mỹ đang gấp rút xúc tiến việc chuyển giao các máy bay trực thăng săn ngầm của Mỹ cho Hải ...

wha giua khau chien my trung va ba dieu dang ngam Mỹ - Trung Quốc: Cuộc khẩu chiến mới

TGVN. Có thể đã có hy vọng đại dịch sẽ đưa thế giới lại gần nhau hơn, nhưng thực tế Covid-19 khiến mâu thuẫn thêm ...

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (26/11): Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét, gió vùng ven biển cấp 4-5; Trung Trung Bộ mưa vừa, mưa to

Dự báo thời tiết ngày mai (26/11): Hà Nội, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chuyển rét, gió vùng ven biển cấp 4-5; Trung Trung Bộ mưa vừa, mưa to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (26/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Thời gian trực tiếp làm việc cùng Báo Thế giới và Việt Nam đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp và ấn tượng sâu sắc về tinh thần ...
Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Quảng Ninh đang đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal.
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia công du Hàn Quốc: Cùng xây dựng quan hệ Đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng là biểu tượng của lòng tin

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đang có chuyến công du tới Hàn Quốc từ ngày 24-26/11, theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk Yeol.
Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Hezbollah dội 250 tên lửa vào Israel, nỗ lực ngừng bắn gặp trở ngại

Lực lượng Hezbollah ngày 24/11 đã bắn khoảng 250 tên lửa và các loại đạn pháo khác vào Israel.
Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Xung đột Ukraine: 'Quân bài tẩy' của ông Biden khiến Tổng thống Mỹ đắc cử Trump thót tim, Nga phơi bày kế hiểm?

Ông Trump đang vô cùng lo ngại về sự leo thang của cuộc xung đột ở Ukraine và hướng đi của nó với những diễn biến mới nguy hiểm.
Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Ảnh ấn tượng (18-24/11): Nga nói NATO không thể đánh chặn tên lửa siêu vượt âm, 1.000 ngày xung đột ở Ukraine, ông Trump và tỷ phú Musk thân thiết

Nga phóng tên lửa siêu vượt âm, nói NATO không thể chặn, 1.000 ngày xung đột ở Ukrain… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động