WHO giữa dịch Covid-19: Người khen kẻ trách

TGVN. Trong khi Tổng thống Donald Trump chỉ trích Tổ chức Y tế thế giới (WHO), giới chuyên gia về sức khoẻ cộng đồng lại dành lời khen cho phản ứng của tổ chức này trước đại dịch Covid-19. Tại sao lại như vậy? Bình luận của TG&VN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
who giua dich covid 19 nguoi khen ke trach Dịch Covid-19: WHO đã làm gì trong 100 ngày qua?
who giua dich covid 19 nguoi khen ke trach Cựu quan chức WHO: Loay hoay ngăn chặn đại dịch Covid-19, thế giới không học được gì sau SARS?
who giua dich covid 19 nguoi khen ke trach
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích WHO trong cuộc họp báo ngày 8/4 tại Nhà Trắng. (Nguồn: EPE-EPA)

Trong cuộc họp báo ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng WHO, với nhiều lời khuyên không hợp lý, có thái độ “thân Trung Quốc” và không công bố hết thông tin cần thiết để Mỹ tiến hành chống dịch Covid-19. Do đó, ông sẽ cân nhắc việc dừng tài trợ cho tổ chức này, phụ thuộc vào đánh giá về các hoạt động của WHO thời gian tới.

Bước hụt đáng tiếc

Chỉ trích này của ông Trump là có cơ sở, xét trên những khía cạnh sau.

Thứ nhất, khi dịch bùng phát, WHO đã khuyến cáo rằng những người khỏe mạnh thì không cần đeo khẩu trang; chỉ người có triệu chứng bất thường về hô hấp, ở chung phòng hay đang chăm sóc bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm SARS-CoV-2 mới cần đeo khẩu trang. Tuy nhiên, khi dịch bùng phát mạnh, tổ chức này đã quay sang ủng hộ sáng kiến của nhiều chính phủ về bắt buộc, khuyến khích đeo khẩu trang nơi công cộng, bên cạnh việc hạn chế ra đường.

Thứ hai, WHO đã không ủng hộ việc các quốc gia, cụ thể là Mỹ, áp đặt lệnh hạn chế di chuyển với người nước ngoài đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Lawrence Gostin, Giáo sư về sức khoẻ cộng đồng tại Đại học Georgetown (Mỹ), cho rằng đây không hẳn là trách nhiệm của WHO, bởi theo luật pháp quốc tế, tổ chức này không có thẩm quyền để kêu gọi quốc gia có hành động như vậy. Thậm chí, nó còn có thể phản tác dụng, khiến các nước ngại công bố các thông tin cần thiết để chống dịch vì sợ bị cô lập.

Thứ ba, giới chuyên gia cũng cho rằng việc WHO dành nhiều lời khen cho công tác chống dịch của Trung Quốc những ngày đầu là không cần thiết. Số khác lại cho rằng với nguồn lực hạn chế và thiếu vắng chế tài như nhiều tổ chức quốc tế khác, đây là cách WHO đạt được sự tín nhiệm của Trung Quốc, để chuyên gia có thể tới nước sở tại và thu thập thông tin cần thiết.

Chuyên gia khen ngợi

Tuy nhiên, giới chuyên gia về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng vẫn đưa ra đánh giá tích cực về phản ứng của WHO trước Covid-19 vì một vài lý do sau.

who giua dich covid 19 nguoi khen ke trach
Giới chuyên gia đánh giá tích cực về phản ứng của WHO trước dịch Covid-19 vừa qua - Ảnh minh hoạ. (Nguồn: AFP)

Thứ nhất, WHO có tiềm lực hạn chế và không tương xứng với trách nhiệm toàn cầu phải đảm nhiệm. Cụ thể, ngân sách hàng năm của tổ chức này là 2,5 tỷ USD và hầu như chưa hề thay đổi trong ba thập kỷ trở lại đây. Theo ông Lawrence Gostin, con số này chỉ tương đương với ngân sách một bệnh viện lớn ở Mỹ và chắc chắn không đủ để đáp ứng nhu cầu y tế toàn cầu ngày một lớn: “Nếu Tổng thống Mỹ là lãnh đạo quan tâm tới sức khoẻ toàn cầu, ông ấy cần đi đầu trong việc tăng cường ngân sách của WHO, tối thiểu là gấp đôi so với hiện nay, để đối phó với đại dịch”.

Đáng chú ý, trong ngân sách 2,5 tỷ USD đã nêu, Mỹ đóng góp tới 200 triệu USD, bỏ xa các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc. Do đó, việc chỉ trích WHO “thân Trung Quốc” vì chuyện cơm áo gạo tiền là không có nhiều cơ sở.

Thứ hai, giới chuyên gia cũng cho rằng dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, WHO đã phản ứng tốt với dịch Covid-19. Ông Ashish Jha, giáo sư về sức khoẻ cộng đồng tại Đại học Harvard (Mỹ) cho biết ông từng chỉ trích WHO về phản ứng “thảm hoạ” trước dịch Ebola tại Tây Phi năm 2014, song lần này thì không.

Dù cách ứng phó của WHO chưa hoàn hảo, song tổ chức này đã có bước đi đáng khen: Số liệu được công bố minh bạch và kịp thời; WHO đã giám sát thường xuyên và nhiều lần cảnh báo về mức độ lây lan và sự nguy hiểm của dịch bệnh.

Thứ ba, hoạt động giám sát và cảnh báo của WHO phụ thuộc nhiều vào chính sách, cách tiếp cận vấn đề của các quốc gia. Trong trường hợp dịch Covid-19, đó là Trung Quốc. The Guardian cho rằng việc Trung Quốc chậm trễ trong công bố số liệu người nhiễm tại Vũ Hán và từ chối cho các chuyên gia tiếp cận vùng dịch đã tác động tới nỗ lực của WHO trong giám sát dịch bệnh và cảnh báo về mức độ nguy hiểm, lây lan của Covid-19 tới các quốc gia, bao gồm Mỹ.

Thêm vào đó, ngay khi WHO nhận thức tình trạng lây lan ở Vũ Hán và ông Tedros tuyên bố “tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu” ngày 30/1, Mỹ đã không có thay đổi chính sách cần thiết. Cùng ngày, Tổng thống Donald Trump khẳng định SARS-CoV-2 không phải mối đe doạ nghiêm trọng. Ông Gavin Yamey, giám đốc trung tâm nghiên cứu về tác động chính sách tới sức khoẻ toàn cầu của Đại học Duke (Mỹ) cho rằng nếu tuân thủ khuyến cáo rõ ràng của WHO trong xác định, cách ly và theo dõi nguồn bệnh cùng trường hợp liên quan, Mỹ đã không rơi vào tình trạng hiện nay.

Ở thời điểm hiện tại, tình hình đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và vai trò của WHO trong cảnh báo, khuyến nghị, điều phối các nỗ lực chung trong kiểm soát dịch toàn cầu là quan trọng hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, nhiệm vụ này chỉ thành công nếu có sự góp sức từ các quốc gia; đoàn kết sẽ là yếu tố then chốt giúp loài người đứng vững trước kẻ thù vô hình mang tên SARS-CoV-2.

who giua dich covid 19 nguoi khen ke trach

WHO lên tiếng về mối quan hệ với Trung Quốc, kêu gọi cách ly Covid-19 khỏi chính trị

TGVN. Ngày 8/4, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã bác bỏ những đồn đoán cho rằng, tổ ...

who giua dich covid 19 nguoi khen ke trach Mỹ: Dịch Covid-19 'cuốn trôi' 17 triệu việc làm chỉ trong 3 tuần

TGVN. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đang gia tăng với tốc độ chóng mặt, khi số liệu được công bố ngày 9/4 cho thấy ...

who giua dich covid 19 nguoi khen ke trach Dịch Covid-19: Hàn Quốc lần đầu tiên ghi nhận dưới 30 ca nhiễm mới, Trung Quốc thêm 38 ca 'nhập khẩu'

TGVN. Ngày 10/4, Hàn Quốc lần đầu tiên ghi nhận số ca nhiễm mới bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) dưới ...

Phan Quân

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Bài tarot hôm nay 23/11: Đâu là điểm nhấn khiến người khác chú ý tới bạn?

Thông qua một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá thông điệp điểm nhấn nào khiến người khác chú ý đến bạn? Hãy rút ngay một lá bài để giải ...
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô ...
Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Aston Villa vs Crystal Palace tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
4 mẫu xe sedan cũ trong tầm giá 200 triệu đồng đáng mua nhất

4 mẫu xe sedan cũ trong tầm giá 200 triệu đồng đáng mua nhất

Với tài chính khoảng 200 triệu đồng, người dùng vẫn có thể lựa chọn một số mẫu xe sedan cũ còn 'chất' và tương xứng với số tiền đã bỏ ...
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Phiên bản di động