Xây dựng tầm nhìn quan hệ đối tác Á - Âu toàn diện cho thế kỷ 21

Chiều 30/11, tại Trung tâm Hội nghị Furama, Đà Nẵng, bên lề Cuộc họp Hội đồng các Thống đốc Quỹ Á - Âu (ASEF) lần thứ 37, Bộ Ngoại giao phối hợp với Quỹ Á - Âu tổ chức Tọa đàm về “Xây dựng tầm nhìn quan hệ đối tác Á - Âu toàn diện cho thế kỷ 21”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
xay dung tam nhin quan he doi tac a au toan dien cho the ky 21 Các Bộ trưởng Ngoại giao Á-Âu nhất trí tăng cường quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững
xay dung tam nhin quan he doi tac a au toan dien cho the ky 21 ASEM: Nhân lực chất lượng cao xây tương lai bền vững

Đây là Hội nghị tầm chính sách đầu tiên của Quỹ Á - Âu do Việt Nam tổ chức và là sáng kiến của nước ta vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Quỹ (1997 - 2017) để đóng góp vào đề xuất định hướng hợp tác Á - Âu, nâng cao hình ảnh và vị thế ASEM và ASEF trong cục diện đang định hình.

xay dung tam nhin quan he doi tac a au toan dien cho the ky 21
Tọa đàm có sự tham gia của đông đảo các đại biểu. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Tham dự Tọa đàm có Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Myanmar - nước chủ nhà Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Á - Âu lần thứ 13 vừa qua Kyaw Zeya, Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Quỹ ASEF Eva Biaudet, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng Trần Văn Miên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Đình Tùng, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, Thống đốc của 53 thành viên ASEM, Giám đốc điều hành Quỹ ASEF, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PwC Việt Nam, Phó Giám đốc Eurocham, đại diện các đại sứ quán ASEM tại Việt Nam, đại diện doanh nghiệp, viện nghiên cứu Á - Âu, các sở, ban ngành, sinh viên tiêu biểu của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.

Phát biểu chào mừng Tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Thống đốc Việt Nam tại ASEF khẳng định tại Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 11 (2016), các Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố Ulanbato, cam kết làm sống động hơn nữa hợp tác ASEM và quan hệ đối tác Á – Âu trong thập niên thứ ba.

xay dung tam nhin quan he doi tac a au toan dien cho the ky 21
Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Thống đốc Việt Nam tại ASEF phát biểu khai Tọa đàm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Đại sứ khẳng định với năm vừa qua là khoảng thời gian đầy thử thách đối với hợp tác đa phương, hệ thống thương mại đa phương và cho cả hai khu vực Á – Âu với những bất định và khó lường, thậm chí chuyển dịch trong cục diện kinh tế, chính trị. Cách đây 10 ngày, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13 đã quyết định các biện pháp cụ thể để thúc đẩyquan hệ đối tác Á - Âu. ASEM đứng trước thời điểm chuyển đổi quan trọng. Đây là lúc cần trao đổi phương thức thúc đẩy hợp tác thực chất, nâng cao hình ảnh và tăng cường hiệu quả của ASEM và ASEF.

Phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm, Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn đánh giá qua hai thập kỷ, Diễn đàn ASEM, với đóng góp quan trọng của ASEF, đã phát triển vượt lên kỳ vọng ban đầu, trở thành diễn đàn kết nối, liên kết các quốc gia, các nền văn minh và gắn kết người dân, doanh nghiệp hai châu lục Á – Âu, thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc vì hòa bình và phát triển, góp phần định hình cục diện thế giới trong thế kỷ 21. Thứ trưởng thường trực nhấn mạnh quan hệ đối tác Á – Âu đang chuyển mình với những nội hàm hợp tác và liên kết sâu rộng, từng bước mang lại lợi ích thiết thân cho các thành viên trong nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, phục hồi kinh tế, ứng phó các thách thức toàn cầu.

xay dung tam nhin quan he doi tac a au toan dien cho the ky 21
Thứ Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thứ trưởng thường trực cho rằng sắp kết thúc thập niên thứ hai của thế kỷ 21, cục diện khu vực và quốc tế chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc hơn. Nền tảng kinh tế thế giới đang chuyển dịch căn bản với nhiều hình thái kinh tế mới, kinh tế thế giới phục hồi vững chắc song tiềm ẩn rủi ro, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, liên kết kinh tế ở nhiều khu vực bị chậm lại. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu thế đổi mới tư duy, chính sách, cách làm hứa hẹn năng suất lao động cao hơn, nhưng nhiều quan ngại về hệ lụy của tiến trình chuyển đổi, suy thoái môi trường, phân bổ không đồng đều các thành quả của phát triển. Trong thế giới toàn cầu hóa và số hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau gia tăng đòi hỏi tăng cường chủ nghĩa đa phương, Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu đem lại những cơ hội mới cho hợp tác; Á – Âu chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ đối tác và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Các thách thức toàn cầu, xung đột và căng thẳng khu vực, chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, bất bình đẳng, di cư, dịch bệnh, thiên tai, già hóa dân số, đô thị hóa, an ninh nước - lương thực - năng lượng… đặt ra cấp bách hơn, đòi hỏi giải pháp ở tầm liên khu vực và đa tầng nấc. Các cơ hội và thách thức đang nổi lên đòi hỏi ASEM cần đổi mới, nâng tầm hợp tác, nhằm khẳng định vai trò không thể thiếu trong cấu trúc đa cực đang định hình, đóng góp xây dựng cơ chế quản trị toàn cầu hiệu quả, công bằng và dân chủ hơn.

Trên cơ sở đó, Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn khẳng định, đây là lúc cần xây dựng tầm nhìn cho một quan hệ đối tác Á – Âu có trách nhiệm và có khả năng thích ứng, đi đầu thúc đẩy hợp tác đa phương. Thứ trưởng thường trực đề xuất 4 vấn đề cần tập trung.

xay dung tam nhin quan he doi tac a au toan dien cho the ky 21
Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn và bà Eva Biaudet Chủ tịch Hội đồng Thống đốc ASEF. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Một là, châu Á và châu Âu cần tiếp tục đi đầu duy trì hòa bình và ổn định thế giới, thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa, tuân thủ luật pháp quốc tế và các chuẩn mực chung; cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa tại các diễn đàn thúc đẩy chủ nghĩa đa phương dựa trên luật lệ, giải quyết các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, đặc biệt là không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống chủ nghĩa khủng bố, thúc đẩy an ninh, an toàn hàng hải, hàng không và an ninh mạng.

Hai là, châu Á và châu Âu với tư cách là những động lực chính của tăng trưởng kinh tế và đổi mới sáng tạo trong thế kỷ 21, có đầy đủ khả năng và trách nhiệm để tiên phong trong biến cam kết thành hành động cụ thể trong triển khai các Mục tiêu phát triển bền vững, nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm, giảm nghèo, kết nối toàn diện và chất lượng, phát triển các tiểu vùng và khu vực hẻo lánh, giáo dục chất lượng và phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, bình đẳng giới và nâng cao quyền năng phụ nữ và trẻ em, biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro thiên tai, quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, an ninh lương thực – nguồn nước – năng lượng. ASEF có thể tiên phong trong nỗ lực này, thúc đẩy trao đổi chính sách tại các diễn đàn Môi trường Á – Âu, năng lượng, hội thảo CLMV về triển khai các mục tiêu phát triển bền vững, chương trình giáo dục bậc cao.

Ba là, ASEM cần tiếp tục ủng hộ, thúc đẩy quản trị kinh tế toàn cầu công bằng và cân bằng, hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ, trao đổi các vấn đề thương mại và đầu tư thế hệ mới, sự phát triển các chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu, sức cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa….; ASEF tiếp tục triển khai hiệu quả Diễn đàn kinh tế Á – Âu.

Bốn là, ASEM cần tiếp tục tiên phong trong triển khai hợp tác kết nối, động lực mới của tăng trưởng và liên kết Á – Âu, chú trọng đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh trao đổi thương mại, tài chính; phát triển công nghệ thông tin, giao lưu nhân dân, hợp tác khu vực và tiểu vùng, hợp tác Mekong – Danube, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao năng lực cho các thành viên đang phát triển; ASEF có thể đi đầu thúc đẩy hợp tác kết nối, trước hết là kết nối con người, nhất là thế hệ trẻ.

Thứ trưởng thường trực Bùi Thanh Sơn khẳng định, với việc thực hiện chính sách hội nhập quốc tế sâu rộng và đối ngoại đa phương chủ động, Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác trong ASEM để xây dựng tầm nhìn cho Diễn đàn ASEM có trách nhiệm và có khả năng thích ứng trong cục diện đang định hình.

Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Myanmar Kyaw Zeya đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam thiết thực triển khai quyết định của các Lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao ASEM 11 (Ulanbato, 7/2016) và của các Bộ trưởng Ngoại giao tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Á – Âu lần thứ 13 vừa được tổ chức tại Myanmar cách đây 10 ngày; thông tin về những nội dung trao đổi và thống nhất của các Bộ trưởng Ngoại giao về định hướng hợp tác Á – Âu trong thời gian tới.

xay dung tam nhin quan he doi tac a au toan dien cho the ky 21
Các diễn giả (từ phải) Giám đốc điều hành ASEF Karsten Warnecke; Thống đốc EU tại ASEF, Phó SOM ASEM EU Steven Everts; Trưởng SOM ASEM Myanma Kyaw Zeya; Thống đốc Việt Nam tại ASEF, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga; Chủ tịch Hội đồng Thống đốc ASEF Eva Biaudet; Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam Kamal Malhotra; Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PWC Jonathan SL Ooi. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Trong thảo luận, nhiều diễn giả hoan nghênh sáng kiến thiết thực và kịp thời của Việt Nam tổ chức Tọa đàm trao đổi về tầm nhìn cho quan hệ đối tác Á – Âu trong thập niên mới.

Diễn giả Liên hợp quốc cho rằng bất chấp những biểu hiện của chủ nghĩa đa phương, dân túy, bảo hộ hiện nay, cục diện đa cực, đa trung tâm định hình rõ nét hơn, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, quan hệ đa phương tiếp tục là một nền tảng quan trọng của quan hệ quốc tế, chương trình nghị sự của Liên hợp quốc sẽ ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực gắn với cách tiếp cận liên ngành, phát triển bền vững và các vấn đề toàn cầu và cần sự đóng góp hiệu quả của hợp tác Á - Âu.

Diễn giả PwC nhận định với cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật sẽ thúc đẩy những chuyển biến diễn ra nhanh chưa từng trên mọi phương diện, ở quy mô toàn cầu về kinh tế, xã hội, tương tác giữa con người và quan hệ giữa các quốc gia; nhấn mạnh triển vọng thế kỷ 21 được dự báo là “thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương” và dự báo Việt Nam nằm trong các quốc gia tăng trưởng nhanh nhất, trở thành nền kinh tế thứ 29 thế giới vào 2030 và thứ 20 thế giới vào 2050.

Nhiều diễn giả chia sẻ trong cục diện đa trung tâm, đa tầng nấc, châu Á và châu Âu tiếp tục đóng vai trò then chốt trong thúc đẩy hợp tác đa phương. Trong bối cảnh các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu đang trong quá trình chuyển đổi, cải cách để thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng của tình hình, ASEM cần thúc đẩy hợp tác thực chất, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, tiên phong trong tăng cường gắn kết với các cơ chế hợp tác đa phương và toàn cầu, thúc đẩy số hóa là một động lực mới cho hợp tác Á – Âu, nhất là thúc đẩy sự đóng góp tích cực và hiệu quả của thanh niên và doanh nghiệp.

Các diễn giả cũng chia sẻ với đề xuất của các đại diện sinh viên Đà Nẵng về việc cần tăng cường thúc đẩy sự tham gia, đóng góp của thế hệ trẻ Á – Âu, tăng cường hợp tác ASEM vì phát triển bền vững, bao trùm, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ các nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên nước, thiết thực đáp ứng lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Cùng với các hoạt động và sáng kiến ASEM, kết quả Tọa đàm sẽ là bước chuẩn bị quan trọng cho Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ 12 tại Bỉ vào năm sau, đóng góp vào tiến trình tư duy nâng tầm hợp tác và nâng cao vai trò của ASEM và ASEF trong thập niên mới. Thông qua các bài tham luận và phiên thảo luận, các thành viên Á – Âu đều bày tỏ kỳ vọng vào sự phát triển hiệu quả, thiết thực của quan hệ đối tác Á – Âu trong cục diện đang định hình.

Cuộc họp các Thống đốc Á – Âu tiếp tục nhóm họp vào ngày mai để bàn về các dự án hợp tác cụ thể trong năm 2018.

xay dung tam nhin quan he doi tac a au toan dien cho the ky 21 Khai mạc cuộc họp Hội đồng Thống đốc Quỹ Á - Âu (ASEF)

Sáng 30/11, tại thành phố Đà Nẵng, trong khuôn khổ hợp tác Á - Âu (ASEM), cuộc họp Hội đồng các Thống đốc Quỹ Á ...

xay dung tam nhin quan he doi tac a au toan dien cho the ky 21 Việt Nam có nhiều đóng góp nổi bật tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM 13

Đó là nhận định của Đại sứ Trần Ngọc An, Trưởng SOM ASEM Việt Nam trong cuộc trả lời phỏng vấn về kết quả Hội ...

xay dung tam nhin quan he doi tac a au toan dien cho the ky 21 Vì hòa bình và phát triển bền vững trong ASEM

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 13 của Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) diễn ra tại Nay Pyi Taw, Myanmar đã thành ..

Nguyễn Hồng

Xem nhiều

Đọc thêm

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động