Mang nét đặc trưng của văn hóa Philippines, xe Jeepney là phương tiện công cộng phổ biến nhất và là biểu trưng nghệ thuật của quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên, do không đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn và khí thải, loại phương tiện này sẽ không được đưa vào sử dụng kể từ năm 2020, khiến cho những người lái xe có kinh nghiệm sẽ bị mất việc làm, còn người dân phải chịu chi phí đi lại cao hơn. (Nguồn: The Guardian)
Xe Jeepney là những chiếc xe buýt cỡ nhỏ được khoác những chiếc áo rực rỡ bên ngoài và nhiều chỗ ngồi bên trong. Được chế tạo lại từ những chiếc xe jeep của quân đội Mỹ để lại sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, xe Jeepney không chỉ được coi là một biểu tượng “khéo léo” của Philippines, mà còn giúp thiết lập hệ thống giao thông đô thị mới. (Nguồn: The Guardian)
Nét văn hóa độc đáo của những chiếc xe Jeepney là những hình vẽ nghệ thuật bên ngoài xe. Bên cạnh thiết kế sống động và trang trí bắt mắt, những chiếc xe “Patok Jeepney” còn được trang bị hệ thống âm thanh sắc nét và động cơ tốc độ cao. (Nguồn: The Guardian)
Tài xế người Philippines John Paul đã lái xe Jeepney được bảy năm. Cùng tham gia hành trình rong ruổi trên những cung đường của Manila là người soát vé ngồi cạnh John. Tài xế 33 tuổi chia sẻ, giống như chiếc taxi màu vàng của New York, những chiếc xe Jeepney được coi là biểu tượng văn hóa của Manila nói riêng và của Phillipines nói chung. Ngoài mục đích công cộng, Jeepney còn được sử dụng như phương tiện riêng tư. (Nguồn: The Guardian)
Khi mới được đưa vào sử dụng, những chiếc xe Jeep của Mỹ được tân trang lại thành xe Jeepney. Sau đó, năm 1953, công ty chuyên sản xuất xe Jeepney có tên Sarao Motor đã được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Ban đầu, Sarao Motor cải tạo lại những chiếc xe Jeep quân sự của Willys và Ford, sau đó hãng này chuyển sang sản xuất hoàn toàn với phụ tùng nhập khẩu Nhật Bản. (Nguồn: The Guardian)
Xe Jeepney từ lâu đã được xem là phương tiện giao thông công cộng rẻ và phổ biến nhất tại Philippines với hàng triệu lượt sử dụng mỗi năm. Tại các vùng nông thôn – nơi phương tiện giao thông công cộng rất hạn chế, chiếc Jeepney có thể vận chuyển “gấp đôi” số hành khách quy định, và việc ngồi trên nóc xe khá phổ biến mặc dù Chính phủ Phillipines đã ban hành lệnh cấm. Chiếc xe Jeepney này đang di chuyển từ thị trấn Banaue ở tỉnh Ifugao về vùng nông thôn trong giờ cao điểm. (Nguồn: The Guardian)
Sau khi Chính phủ Philippines cấm ngồi trên nóc xe, một số hành khách đã phải đứng ở đuôi xe vì hết chỗ ngồi. (Nguồn: The Guardian)
Chiếc xe Jeepy đang đợi khởi hành tại Baguio, Bắc Luzon – hòn đảo lớn nhất và đông nhất của Philippines. Bên cạnh những hình vẽ với màu sắc sống động, chiếc xe cũng được trang trí bằng vật liệu như chrome hay những vật dụng, hình thù kì quái để thu hút sự chú ý. Dòng chữ “In God We Trust” được vẽ theo phong cách Graffiti là một ví dụ điển hình. (Nguồn: The Guardian)
Manila được đánh giá là một trong những đô thị phát triển nhanh của khu vực Đông Nam Á. Tờ The Guardian gọi những chiếc xe Jeepney là loài “khủng long” vì vẻ ngoài lỗi thời và động cơ diesel. Do đó, Chính phủ Philippines tuyên bố sẽ loại bỏ hoàn toàn những chiếc Jeepney quá 15 năm tuổi vì không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải và an toàn cho hành khách. (Nguồn: The Guardian)
Nhằm tìm kiếm một giải pháp thay thế cho Jeepney, Công ty Jeepney PM đã đưa vào sử dụng loại xe buýt nhỏ được sản xuất đại trà, có trang bị điều hòa và chỗ ngồi rộng rãi. Mặc dù loại hình giao thông công cộng mới này chạy bằng động cơ diesel, song vẫn đáp ứng các tiêu chí môi trường do Manila đưa ra. Sự “chia tay” của Jeepney không chỉ kéo theo sự biến mất của nét văn hóa đặc trưng của Philippines trong suốt 70 năm qua, mà còn để lại sự tiếc nuối trong lòng không ít người dân Philippines. (Nguồn: The Guardian)
Nổi tiếng là ‘khu chợ OCD’ nhất Việt Nam, những quầy hàng ở chợ ‘chổm hổm’ (Hậu Giang) được bố trí đều tăm tắp với màu sắc rực rỡ từ các loại nông sản.
Theo Tiến sĩ Rachel Jahja từ Đại học RMIT Việt Nam, kiến trúc quy mô nhỏ ở Việt Nam là sự đối thoại sâu sắc giữa không gian, môi trường và di sản văn hóa.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ 'Mãi mãi tuổi 20' tổ chức sự kiện 'Ký ức và niềm tin' nhân dịp Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt ...
Sáng 15/12, tại Làng truyền thống dân tộc K’Ho, thôn Klong Trao 1 (xã Gung Ré, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã diễn ra Lễ Mừng lúa mới của dân tộc K'ho S'Rê.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghệ thuật múa cổ truyền đã hòa quyện vào dòng chảy văn hóa của Thăng Long - Hà Nội, tạo nên mạch nguồn văn hóa đặc trưng.