Tầm nhìn đến năm 2050, ngành hàng sắn của Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững. (Nguồn: Báo Công Thương) |
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hết quý I/2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 944.930 tấn, giá trị lên tới 430,44 triệu USD, tuy giảm 3,3% về lượng nhưng tăng 15,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái; giá xuất khẩu bình quân của nhóm hàng này đạt 455,5 USD/tấn, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn bao mua sản phẩm này của nước ta với tỷ lệ áp đảo 94,2% về lượng và 92% về giá trị trong tổng kim ngạch xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của nước ta trong quý I vừa qua. Hiện sắn là loại củ tỷ USD đầu tiên của Việt Nam. Năm 2023, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đem về 1,3 tỷ USD.
Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050".
Mục tiêu của Đề án đến năm 2030, sản lượng sắn tươi cả nước đạt khoảng 11,5 -12,5 triệu tấn, trong đó sản lượng sắn tươi dùng để chế biến sâu một số sản phẩm (tinh bột, etanol, mỳ chính...) chiếm khoảng 85%. Diện tích trồng sắn sử dụng giống đúng tiêu chuẩn chất lượng đạt 40-50%. Diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8-2 tỷ USD.
Tầm nhìn đến năm 2050, ngành hàng sắn của Việt Nam tiếp tục phát triển bền vững, 70-80% diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững, sản lượng sắn tươi dùng để chế biến sâu một số sản phẩm (tinh bột, etanol, mỳ chính...) chiếm trên 90%, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt khoảng 2,3-2,5 tỷ USD.
Về giải pháp thị trường cho mặt hàng sắn, cần giữ vững thị trường tiêu thụ sắn hiện có (Trung Quốc, Hàn Quốc...). Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường (EU, Đông Bắc Á...), tháo gỡ rào cản thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm sắn Việt Nam được tiêu thụ rộng trên thị trường thế giới.
Ở trong nước, ngoài việc khuyến khích phát triển các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ sắn, các địa phương cần tiếp tục thu hút doanh nghiệp chế biến bánh kẹo, nha đường gluco, mỳ ăn liền, thức ăn chăn nuôi... sử dụng sắn và tinh bột sắn làm nguyên liệu để tăng chuỗi giá trị ngành hàng sắn.
Việt Nam "kiếm" hơn nửa tỷ USD từ xăng dầu
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam trong tháng 3/2024 giảm 13,1% về lượng và giảm 11,7% về kim ngạch so với tháng trước, đạt 188.808 tấn, trị giá 160,1 triệu USD. Tính chung 3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá.
Campuchia vẫn là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam, trong 3 tháng đầu năm 2024, đạt 119.761 tấn, trị giá 100,8 triệu USD, giảm 25,2% về lượng và giảm 30,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, chiếm hơn 18% tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu; riêng trong tháng 3/2024 đạt 30.847 tấn, trị giá 25,9 triệu USD, giảm 31,7% về lượng và giảm 34,4% về trị giá.
Tin liên quan |
Trung Quốc không tiếc tiền, sẵn sàng chi 2 tỷ USD để mua mặt hàng này từ Việt Nam |
Tiếp đó là thị trường Hàn Quốc chiếm 9-10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 60.946 tấn, kim ngạch 55,5 triệu USD, tăng 14,6% về lượng và tăng 4,9% về trị giá; riêng tháng 3/2024 đạt 19.352 tấn, trị giá 17,8 triệu USD.
Xuất khẩu xăng dầu sang thị trường Trung Quốc chiếm hơn 8-9% trong tổng lượng và kim ngạch, đạt 55.447 tấn, kim ngạch đạt 52,8 triệu USD, tăng 38,1% về lượng và tăng 33,7% về trị giá trong 3 tháng đầu năm 2024; riêng tháng 3/2024 xuất khẩu giảm 8,4% về lượng và giảm 7,04% về trị giá.
Tiếp sau là thị trường Lào chiếm hơn 5% về tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 35.978 tấn, kim ngạch 29,4 triệu USD, tăng 99,6% về lượng và tăng 87,4% về trị giá; riêng tháng 3/2024 đạt 8.510 tấn, trị giá 6,9 triệu USD.
Singapore, Malaysia và Thái Lan là những thị trường chỉ chiếm tỷ trọng xuất khẩu nhỏ dưới 6% tổng lượng và tổng kim ngạch.
Philippines tiêu thụ xi măng và clinker nhiều nhất từ Việt Nam
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 3 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu trên 8,03 triệu tấn xi măng và clinker, thu về gần 304,1 triệu USD, tăng 2,3% về lượng nhưng giảm 9,6% về kim ngạch so với 3 tháng đầu năm 2023. Giá xuất khẩu cũng giảm 11,6%, đạt trung bình 37,9 USD/tấn.
Riêng tháng 3/2024 xuất khẩu xi măng và clinker tăng 39,5% về lượng, tăng 42,2% về kim ngạch và tăng 2% về giá so với tháng 2/2024, đạt gần 2,82 triệu tấn, tương đương gần 108,48 triệu USD, giá trung bình 38,5 USD/tấn; so với tháng 3/2023 thì giảm 3,4% về lượng, giảm 12,8% về kim ngạch và giảm 9,7% về giá.
Trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang thị trường Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với 3 tháng đầu năm 2023, là thị trường lớn nhất tiêu thụ xi măng và clinker của Việt Nam, chiếm tới 24,9% trong tổng lượng và chiếm 26,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xi măng và clinhker của cả nước, đạt gần 2 triệu tấn, tương đương 81,56 triệu USD, giá trung bình 40,8 USD/tấn.
Xi măng và clinker xuất khẩu sang Bangladesh – thị trường lớn thứ 2 đạt 2,22 triệu tấn, trị giá 69,23 triệu USD, giá trung bình 31,2 USD/tấn (tăng 22% về lượng ngưng giảm 0,5% về kim ngạch và giảm 18,5% về giá); chiếm 27,6% trong tổng lượng và chiếm 22,8% trong tổng kim ngạch.
Tiếp theo đó là thị trường Malaysia chiếm 5,3% trong tổng lượng và chiếm 4,7% trong tổng kim ngạch, đạt 423.673 tấn, tương đương 14,37 triệu USD, giá 33,9 USD/tấn (tăng 6,8% về lượng, nhưng giảm 13,2% về kim ngạch và giảm 18,7% về giá).
Dự báo của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), xuất khẩu xi măng và clinker trong năm 2024 tiếp tục gặp khó, bởi thị trường bất động sản Trung Quốc chưa có dấu hiệu phục hồi, xi măng Trung Quốc cũng bị dư thừa và dự báo sẽ cạnh tranh với xi măng Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu như Philippines, Trung Mỹ, Nam Phi...
Trong khi đó, năm 2024, sản lượng xi măng trong nước sẽ tiếp tục trong cảnh cung vượt cầu, thị trường nội địa dự kiến tiêu thụ khoảng 60 - 62 triệu tấn, do đó, kênh xuất khẩu vẫn được các doanh nghiệp đẩy mạnh nhằm giải quyết được sản lượng khoảng 30 triệu tấn.
Hiện, một số doanh nghiệp đang mở rộng thị trường, chuyển hướng sang các khu vực như Mỹ, Australia, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi nhằm giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống.
Theo tính toán của Hiệp hội xi măng Việt Nam, năm 2023, cả nước sản xuất và tiêu thụ gần 88,6 triệu tấn xi măng và clinker, đạt gần 79% năng lực sản xuất của 83 dây chuyền, khoảng 70% năng lực thực tế. Tiêu thụ xi măng nội địa năm 2023 đạt 57,083 triệu tấn, bằng 84,3% tiêu thụ nội địa năm 2022. Trong đó, có 8 dây chuyền sản xuất xi măng phải ngừng hoạt động, nhiều nhà máy phải dừng 1 hoặc 2 dây chuyền để giảm lượng tồn kho, phải dừng lò vì dư thừa công suất lần đầu xảy ra trong lịch sử ngành xi măng.
Theo các nhà sản xuất, thị trường xi măng cả trong nước lẫn xuất khẩu đều gặp nhiều khó khăn. Đối với kênh xuất khẩu, sở dĩ sản lượng giảm mạnh là do Trung Quốc giảm nhập khẩu, bởi thị trường bất động sản nước này chưa có dấu hiệu khởi sắc.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, quý I/2024, toàn ngành xi măng xuất khẩu 7,9 triệu tấn sản phẩm, thu về 298 triệu USD, sản lượng bằng với cùng kỳ năm trước nhưng trị giá giảm 11,7%. Đáng chú ý, đà giảm xuất khẩu của mặt hàng này đã kéo dài sang năm thứ 3.
Nguyên nhân khiến xuất khẩu xi măng và clinker quý đầu năm 2024 giảm mạnh là do Trung Quốc giảm nhập khẩu. Bởi thị trường bất động sản nước này chưa có dấu hiệu khởi sắc, chưa kể, giá xuất khẩu cũng theo chiều giảm nhẹ, tiếp đà giảm của năm trước. Ngoài ra, thị trường Phillipines vẫn áp dụng chính sách bảo hộ thuế chống bán phá giá với xi măng nhập từ Việt Nam.
Với vai trò điều hành Diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp khi triển khai hợp đồng phải hết sức lưu ý, tham vấn ý kiến các chuyên gia pháp lý, chuyên gia thị trường và đặc biệt thận trọng vì xuất hiện hiện tượng lừa đảo trong thương mại quốc tế.
Cũng theo ông Lộc, trong quý I vừa qua, sự phục hồi của thị trường thế giới và những nỗ lực của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và ngành ngân hàng đã giúp cho xuất khẩu tăng trên tất cả mặt hàng chủ lực, dù vậy, nhìn chung tình hình xuất khẩu vẫn khó khăn.
Hiện nay, các DN xuất khẩu còn nhiều cơ hội để khai thác các thị trường bằng việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA). Bên cạnh đó, tính cạnh tranh của DN Việt Nam cũng không kém các nền kinh tế có điều kiện tương tự như Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Ấn Độ, Bangladesh… Các thị trường này đang gia tăng sức cạnh tranh với những mặt hàng xuất khẩu tương đồng. Nếu chúng ta không có cách thức để nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ phải chịu áp lực rất lớn.
"Gỡ khó" cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Điều hành Diễn đàn Kinh tế Việt Nam phiên thứ 2 với chủ đề "Gỡ khó về vốn và thị trường cho doanh nghiệp xuất khẩu" ngày 25/4 tại TP. Hồ Chí Minh, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho rằng, trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp khi triển khai hợp đồng phải hết sức lưu ý, tham vấn ý kiến các chuyên gia pháp lý, chuyên gia thị trường và đặc biệt thận trọng vì xuất hiện hiện tượng lừa đảo trong thương mại quốc tế.
Cũng theo ông Lộc, trong quý I vừa qua, sự phục hồi của thị trường thế giới và những nỗ lực của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và ngành ngân hàng đã giúp cho xuất khẩu tăng trên tất cả mặt hàng chủ lực, dù vậy, nhìn chung tình hình xuất khẩu vẫn khó khăn.
Bộ Công Thương dự báo, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2024, nhất là xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như châu Âu, châu Mỹ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức. (Nguồn: VnEconomy) |
Hiện nay, các DN xuất khẩu còn nhiều cơ hội để khai thác các thị trường bằng việc tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA). Bên cạnh đó, tính cạnh tranh của DN Việt Nam cũng không kém các nền kinh tế có điều kiện tương tự như Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Ấn Độ, Bangladesh… Các thị trường này đang gia tăng sức cạnh tranh với những mặt hàng xuất khẩu tương đồng. Nếu chúng ta không có cách thức để nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽ phải chịu áp lực rất lớn.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, hoạt động xuất khẩu trong quý I/2024 có nhiều khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù vậy, Bộ Công Thương cho rằng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2024, nhất là xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như châu Âu, châu Mỹ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức. Trong đó, việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng với lãi suất huy động.
Ngoài ra, tình hình Trung Đông diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu.
Để giảm thiểu tác động tiêu cực cho xuất khẩu, Bộ Công Thương đã có sự trao đổi với các doanh nghiệp, hiệp hội xem xét tuyến đường thay thế bằng đường tàu hoặc kết hợp nhiều phương tiện (đường bộ, đường tàu biển, đường sắt…).
Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung hàng hóa, khi ký kết hợp đồng cần lưu ý các điều khoản bất khả kháng, mua bảo hiểm đầy đủ để tránh rủi ro. Đồng thời, doanh nghiệp cần tăng cường cập nhật thông tin từ Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông Vận tải để nắm bắt sớm thông tin.
(tổng hợp)
| Xuất khẩu ngày 4-10/3: Nhờ EVFTA, cá ngừ tươi, đông lạnh và khô vào EU tăng phi mã; 'cửa sáng' cho hàng dệt may từ thị trường Brazil Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Australia; xuất khẩu cá ngừ tươi, đông lạnh và khô sang thị trường ... |
| Xuất khẩu ngày 18-24/3: 30 lô sầu riêng xuất Trung Quốc nhiễm cadimi từ đâu? Hoa Kỳ mua nhiều nhất nông- lâm - thủy sản Việt Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu nông- lâm - thủy sản Việt Nam lớn nhất; 30 lô sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc bị ... |
| Xuất khẩu ngày 25/3-1/4: Xuất khẩu quý I/2024 'khởi sắc'; lời cảnh báo cho nhà sản xuất Việt từ vụ sầu riêng bị Trung Quốc 'tuýt còi' Xuất khẩu quý I/2021 "khởi sắc"; lô sầu riêng bị Trung Quốc "tuýt còi" là lời cảnh báo cho nhà sản xuất... là những tin ... |
| Xuất khẩu ngày 8-14/4: Xuất nhập khẩu đạt gần 145 tỷ USD; Tourbin điện gió Made in Vietnam sẽ sớm có mặt tại Hàn Quốc Xuất khẩu tourbin điện gió "Made in Vietnam" sang Hàn Quốc; xuất nhập khẩu đạt gần 145 tỷ USD, cán cân thương mại tiếp tục ... |
| Xuất khẩu ngày 15-21/4: Đến giữa tháng 4/2024, tăng thêm 15 tỷ USD; chuối Việt Nam 'vượt mặt' Philippines tại Trung Quốc Xuất khẩu đến giữa tháng 4/2024 tăng thêm 15 tỷ USD; chuối Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc... là những tin thị trường xuất ... |