Nhỏ Bình thường Lớn

Xuất khẩu ngày 29/9-6/10: Việt Nam sở hữu một nhóm hàng 'hốt bạc'; mặc thế giới giảm mạnh, giá gạo Việt vẫn 'cao ngất'

Mặc thế giới giảm mạnh, giá gạo Việt Nam vẫn "cao ngất", xuất khẩu thủy sản dần "lấy lại phong độ", Việt Nam sở hữu một nhóm hàng đang “hốt bạc” từ Đông sang Tây... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu ngày 29/9-6/10.
Xuất khẩu ngày 29/9-6/10: Việt Nam sở hữu một nhóm hàng 'hốt bạc'; mặc thế giới giảm mạnh, giá gạo Việt vẫn 'cao ngất'
Trong tháng 9/2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt giá trị 490 triệu USD và đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng lên con số cao kỷ lục 3,66 tỷ USD. (Nguồn: Báo Công Thương)

Mặc thế giới giảm mạnh, giá gạo Việt Nam vẫn "cao ngất"

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong phiên giao dịch ngày 4/10, giá gạo của một số nguồn cung tại châu Á là Thái Lan và Pakistan đã đột ngột điều chỉnh giảm mạnh.

Cụ thể, gạo Thái Lan điều chỉnh giảm từ 3-4 USD/tấn cho cả 3 loại 5%, 25% và 100% tấm. Sau khi điều chỉnh, gạo 5% tấm của nước này còn 586 USD/tấn (giảm 4 USD/tấn), gạo 25% tấm ở mức 538 USD/tấn (giảm 3 USD/tấn), gạo 100% tấm còn 461 USD/tấn (giảm 4 USD/tấn).

Gạo của Pakistan điều chỉnh giảm mạnh từ 5-30 USD/tấn. Trong đó gạo 5% tấm giảm mạnh 30 USD/tấn, xuống còn 558 USD/tấn; gạo 25% tấm giảm 20 USD/tấn, còn 498 USD/tấn và gạo 100% tấm giảm 5 USD/tấn, còn 478 USD/tấn. Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 3/10, nước này cũng điều chỉnh giảm 10 USD/tấn cho cả 2 loại 5% và 25% tấm. Như vậy chỉ trong vòng 2 ngày, gạo của Pakistan đã giảm tới 40 USD/tấn.

Riêng gạo của Việt Nam vẫn giữ nguyên mức giá 613-617 USD/tấn đối với gạo 5% tấm và 598-602 USD/tấn với gạo loại 25% tấm.

Với mức điều chỉnh như hiện nay, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tiếp tục cao hơn 27 USD/tấn so với Thái Lan và cao hơn 55 USD/tấn so với gạo cùng loại của Pakistan.

Lý giải việc giá gạo các nước điều chỉnh giá thời điểm này, ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty Vrice cho rằng, các nước giảm giá nhằm thu hút khách hàng cuối năm, đồng thời đàm phán cho các hợp đồng giao đầu năm 2024. Việc giảm này cũng có thể do các nước e ngại Ấn Độ có thể mở lại hoạt động xuất khẩu gạo sau ngày 15/10, từ đó tranh thủ giải phóng hàng tồn kho.

Cũng nêu quan điểm về giá gạo hiện nay, ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho biết: Giá gạo thế giới và Việt Nam hạ nhiệt so với cuối tháng 8 nhưng sẽ khó giảm sâu vì nhu cầu thị trường rất lớn.

Thêm vào đó, việc giá gạo của các nước thấp hơn nhiều so với Việt Nam một phần do gạo của Việt Nam hiện có chất lượng cao. Do vậy, trong thời gian từ nay đến cuối năm có thể giá gạo của Việt Nam vẫn giữ nguyên ở mức cao chứ không giảm thêm.

“Mới đây khi Indonesia mở thầu nhập khẩu 300.000 tấn gạo, doanh nghiệp Việt Nam đã trúng thầu 50.000 tấn với mức giá 650 USD/tấn, cao hơn các đối thủ. Điều này cho thấy, dù giá gạo của Việt Nam cao hơn nhưng vẫn được người tiêu dùng chấp nhận vì đảm bảo chất lượng cũng như có điều kiện địa lý vận chuyển gần”, ông Bình phân tích.

Liên quan đến đơn hàng trong thời gian tới, ông Bình cho biết trong tháng 10 và 11/2023, Trung An dự kiến giao khoảng 20.000 tấn gạo chất lượng cao cho các nhà nhập khẩu. Do là gạo chất lượng cao nên giá vẫn khá ổn định, trong đó chỉ riêng gạo lức đang được bán ở mức 674 USD/tấn, còn gạo trắng khoảng 700 USD/tấn.

Tương tự, theo ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc của Lộc Trời, doanh nghiệp đã ký đơn hàng xuất khẩu đến hết năm. Đồng thời, dự kiến trong tháng 10 hoặc đầu tháng 11/2023 Lộc Trời sẽ tổ chức bán hàng cho cả năm sau.

Theo cập nhật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong tháng 9/2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt giá trị 490 triệu USD và đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng lên con số cao kỷ lục 3,66 tỷ USD. Sản lượng xuất khẩu 9 tháng của năm 2023 đạt 6,6 triệu tấn.

9 tháng đầu năm, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất

Theo Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm, nhìn chung, các ngành hàng đều gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu do tổng cầu trên thế giới giảm, nhất là đối với hàng hoá tiêu dùng không thiết yếu. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng năm 2023 của nước ta sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm, tuy nhiên mức độ tác động đến xuất khẩu từng ngành hàng có sự khác nhau.

Trong 9 tháng, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 70,9 tỷ USD, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của nước ta với kim ngạch ước đạt 42,2 tỷ USD, tăng 2,1%.

Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường các nước Tây Á tăng 4%, ước đạt 5,9 tỷ USD và thị trường châu Phi tăng 1,2%, đặc biệt là thị trường Bắc Phi tăng tới 9,4%... cho thấy những nỗ lực trong việc đa dạng hóa thị trường, tập trung khai thác các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam.

Tin liên quan
Mỹ vẫn là Mỹ vẫn là 'bến đỗ' quan trọng của hàng Việt

Bộ Công Thương nhận định, nhìn chung, điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu của nước ta trong 9 tháng năm 2023 đó là: Tốc độ suy giảm trong xuất khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước (giảm 5,7%) thấp hơn so với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài (giảm 9,1%). Bên cạnh đó, trong 9 tháng, có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, bằng cùng kỳ năm trước.

Nhiều nhóm hàng nông sản, gạo, trái cây tận dụng được cơ hội mở cửa thị trường và giá tăng cao để đẩy mạnh xuất khẩu nên tốc độ tăng trưởng đạt cao nhất trong các nhóm hàng (tăng 3,1%).

Các doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc đa dạng hóa thị trường, trong khi xuất khẩu sang các thị trường lớn của Việt Nam như: Mỹ, EU đều giảm nhưng xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng; Thực hiện tốt các giải pháp về xuất khẩu sang các nước có chung đường biên giới, hàng hóa cơ bản không bị ách tắc, kể cả lúc cao điểm thời vụ, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây cũng là thị trường xuất khẩu duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương (tăng 2,1%), trong khi các thị trường lớn khác đều giảm.

Về nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2023 ước đạt 29,12 tỷ USD, giảm 0,7% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 237,99 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước.

Một trong những điểm tích cực trong tháng 9 đó là kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu tiếp tục tăng.

Do nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu nên cán cân thương mại của Việt Nam trong tháng 9 tiếp tục xuất siêu khoảng 2,29 tỷ USD, nâng tổng xuất siêu trong 9 tháng năm 2023 là 21,68 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 6,9 tỷ USD).

Xuất khẩu thủy sản dần "lấy lại phong độ"

Hiệp hội Chế biến và Xuất Khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết tháng 9/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 862 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm 2022. Lũy kế tới hết quý 3/2023, xuất khẩu thủy sản đạt trên 6,6 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước…

Xuất khẩu cá tra ghi nhận doanh thu gần 1,4 tỷ USD tính từ đầu năm tới cuối tháng 9/2023, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu cá tra đang có xu hướng hồi phục dần ở các thị trường Trung Quốc, Mexico, Brazil, Hà Lan, Anh và Mỹ…

Tính tới hết tháng 9/2023, xuất khẩu tôm đạt 2,55 tỷ USD, vẫn thấp hơn 25% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu trong những tháng gần đây có dấu hiệu hồi phục so với những tháng trước.

Hai thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc bắt đầu gia tăng nhu cầu và xuất khẩu sang 2 cường quốc này đều ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây. Một số thị trường chính trong khối CPTPP như Nhật Bản, Australia, Canada cũng đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

Theo VASEP, sự suy giảm xuất khẩu tôm năm nay không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam, mà là tình cảnh chung của ngành tôm trên toàn thế giới.

Tuần trước, các doanh nghiệp và chuyên gia đến từ nhiều nước châu Á đã tham gia chuỗi Hội nghị Bàn tròn Nuôi trồng Thủy sản được tổ chức tại Bali, Indonesia. Tại đây, các doanh nghiệp phản ánh tình hình hiện tại của ngành nuôi tôm ở châu Á, giá tôm ở mức thấp nhất trong 10 năm do tình trạng dư cung toàn cầu.

Xuất khẩu ngày 29/9-6/10: Việt Nam sở hữu một nhóm hàng 'hốt bạc'; mặc thế giới giảm mạnh, giá gạo Việt vẫn 'cao ngất'
Tháng 9/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 862 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm 2022. (Nguồn: VnEconomy)

Phiên họp của ngành giải quyết các vấn đề hiện tại mà các nhà sản xuất phải đối mặt, bao gồm giá thấp và chi phí sản xuất cao trong cuộc khủng hoảng tôm hiện nay và các thị trường tiềm năng cho tôm châu Á trong nước cũng như tại khu vực.

Các bài thuyết trình kỹ thuật nêu bật những thách thức hiện tại trong chuỗi cung ứng của ngành tôm và đưa ra giải pháp cho những vấn đề này. Trong đó, giải pháp quan trọng được nêu lên là phải hạ giá thành sản xuất tôm để ứng phó với tình trạng giá bán tiim giảm sâu. Thức ăn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất tôm bền vững, cần tập trung vào các phương pháp dinh dưỡng để đạt hiệu suất sản xuất tối ưu, bao gồm các cơ hội sử dụng enzyme và chất phụ gia chức năng để cải thiện khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng, khả năng kháng bệnh và giảm chi phí thức ăn.

Tương tự như tôm, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam cũng có chiều hướng cải thiện, với doanh số tháng 9/2023 bằng mức cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, sụt giảm liên tục giai đoạn đầu năm khiến lũy kế 9 tháng xuất khẩu cá ngừ vẫn giảm 23% đạt 623 triệu USD.

Tới hết tháng 9/2023, xuất khẩu sang top 3 thị trường lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều vượt mốc 1 tỷ USD. Trong đó, Mỹ vẫn giữ vị thế số 1 với gần 1,2 tỷ USD, thấp hơn 33% so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường Trung Quốc mang về cho thủy sản Việt Nam lượng ngoại tệ 1,15 tỷ USD trong 3 quý đầu năm, giảm 15%, trong khi Nhật Bản nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam với giá trị gần 1,1 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam sở hữu một nhóm hàng đang “hốt bạc” từ Đông sang Tây

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, giày dép là một trong những mặt hàng xuất khẩu tỷ USD chủ lực của Việt Nam. Cụ thể, trong tháng 8/2023, xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 1,7 tỷ USD, giảm nhẹ 4% so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu giày dép các loại thu về hơn 13,58 tỷ USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2022, là mặt hàng xếp thứ 5 về trị giá xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm 2023.

Giày dép là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trên toàn cầu. Trong 8 tháng đầu năm, 2 thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc đều ghi nhận trị giá xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Xét về thị trường, Mỹ là thị trường lớn nhất của giày dép Việt Nam với hơn 670 triệu USD trong tháng 8, giảm 10,2% so với tháng trước đó. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu sang xứ cờ hoa thu về hơn 4,7 tỷ USD, giảm 32% nhưng chiếm 35,6% thị phần.

Xếp thứ 2 là thị trường Trung Quốc với hơn 219 triệu USD kim ngạch trong tháng 8, tăng 34,85% so với tháng 7/2023. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu giày dép sang thị trường tỷ dân thu về 1,24 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 9,3% tỷ trọng xuất khẩu ngành giày dép của Việt Nam.

Top 5 thị trường lớn nhất còn có thêm sự góp mặt của Bỉ, Nhật Bản và Hà Lan với tỷ trọng lần lượt là 6%; 5,4% và 4,6%.

Trong năm 2022, xuất khẩu giày dép các loại đã thu về hơn 23,8 tỷ USD, tăng mạnh 34,6% so với năm 2022.

Sản phẩm giầy dép của Việt Nam đang đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu, chỉ sau Trung Quốc và cũng đã có một số thương hiệu “Made in Việt Nam” khá tốt. Việt Nam được đánh giá là thị trường uy tín trong sản xuất các dòng sản phẩm da giầy, đặc biệt là giầy thể thao theo các nhãn hàng lớn.

Xuất khẩu ngày 31/7-4/8: Thực thi hiệu quả các FTA 'chắp cánh' cho xuất nhập khẩu Việt Nam; thuỷ sản chủ lực 'khởi sắc'

Xuất khẩu ngày 31/7-4/8: Thực thi hiệu quả các FTA 'chắp cánh' cho xuất nhập khẩu Việt Nam; thuỷ sản chủ lực 'khởi sắc'

Thực thi các FTA "chắp cánh" cho xuất nhập khẩu Việt Nam; thủy sản chủ lực tăng trưởng ở 39 thị trường... là những tin ...

Xuất khẩu ngày 4-6/8: Tham gia đa dạng các FTA, hàng Việt tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; nguy cơ cao sập bẫy lừa đảo thương mại quốc tế

Xuất khẩu ngày 4-6/8: Tham gia đa dạng các FTA, hàng Việt tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; nguy cơ cao sập bẫy lừa đảo thương mại quốc tế

Tham gia đa dạng các FTA, hàng Việt tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; nông sản trước nguy cơ sập bẫy lừa ...

Xuất khẩu ngày 7-11/8: Địa phương nào có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD? giá gạo Việt 'tăng nóng'

Xuất khẩu ngày 7-11/8: Địa phương nào có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD? giá gạo Việt 'tăng nóng'

Việt Nam dẫn đầu về cung tôm cho Nhật Bản; xuất khẩu gạo tăng "nóng" 68% ... là những tin nổi bật trong bản tin ...

Xuất khẩu ngày 14-18/8: Nhãn Việt 'đắt khách' tại siêu thị Thái Lan; Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp điều hành xuất khẩu gạo

Xuất khẩu ngày 14-18/8: Nhãn Việt 'đắt khách' tại siêu thị Thái Lan; Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp điều hành xuất khẩu gạo

Nhãn Việt "đắt khách tại siêu thị Thái Lan, giá bán lên tới 230.000 đồng/kg; Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp điều hành ...

Xuất khẩu ngày 18-20/8: Tận dụng cơ hội 'vàng' đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường Anh; Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Xuất khẩu ngày 18-20/8: Tận dụng cơ hội 'vàng' đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường Anh; Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Tận dụng cơ hội "vàng" đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường Anh; Đến ngày 15/8/2023, cả nước xuất siêu hơn 16 tỷ USD... ...

(tổng hợp)