Nhỏ Bình thường Lớn

Xuất khẩu ngày 31/8-3/9: Ô tô nhập thấp kỷ lục; thu ngân sách từ xuất nhập khẩu tăng hơn 29%; cơ hội cho gạo Việt chinh phục người Hàn Quốc

Xuất nhập khẩu đem về 25.360 tỷ đồng cho ngân sách trong tháng 8/2021; ô tô nhập thấp kỷ lục, áp thuế chống bán phá giá với sợi filament nhập… là những tin chính trong bản tin xuất khẩu ngày 31/8-3/9.
xuất khẩu, cảng Hải Phòng. (Nguồn: TTXVN)
Xuất khẩu ngày 31/8-2/9: Tính chung 8 tháng năm 2021, thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 256.920 tỷ đồng, bằng 81,56% dự toán cả năm mà Chính phủ giao. (Nguồn: TTXVN)

Xuất nhập khẩu đem về 25.360 tỷ đồng cho ngân sách trong tháng 8/2021

Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, trong tháng 8/2021, số thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập đạt 25.360 tỷ đồng.

Tính chung 8 tháng năm 2021, thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 256.920 tỷ đồng, bằng 81,56% dự toán cả năm mà Chính phủ giao và bằng 77,6% chỉ tiêu phấn đấu mà Bộ Tài chính đặt ra, tăng 29,35% so với cùng kỳ năm 2020.

Về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, trong tháng 8/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 53,7 tỷ USD, giảm 5,8% so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu ước đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 27,5 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng 7/2021.

Tổng cục Hải quan cho rằng, nếu so sánh với tháng 8/2020 thì tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8/2021 đã tăng 6,6%. Trong đó, trị giá xuất khẩu giảm 5,4% nhưng trị giá nhập khẩu lại tăng cao tới 21,2%.

Tin liên quan
Xuất khẩu ngày 28-30/8: Việt Nam nhập siêu 3,7 tỷ USD; thông tin về mì Hảo Hảo xuất khẩu chứa chất cấm Xuất khẩu ngày 28-30/8: Việt Nam nhập siêu 3,7 tỷ USD; thông tin về mì Hảo Hảo xuất khẩu chứa chất cấm

Như vậy, trong 8 tháng năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam dự kiến đạt 428,82 tỷ USD, tăng mạnh 27,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó trị giá xuất khẩu ước đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% và trị giá nhập khẩu ước đạt 216,27 tỷ USD, tăng 33,8%.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 8/2021 ước tính thâm hụt 1,3 tỷ USD. Như vậy, tính chung trong 8 tháng năm 2021 cả nước vẫn nhập siêu 3,71 tỷ USD, ngược với con số xuất siêu lên tới 13,69 tỷ USD của 8 tháng năm 2020.

Dự kiến xuất khẩu năm 2021 tăng 10,7%

Trên cơ sở sơ bộ tình hình xuất khẩu những tháng đầu năm, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất sớm được khôi phục trở lại, theo Bộ Công Thương, xuất khẩu cả năm 2021 ước đạt khoảng 313 tỷ USD, tăng khoảng 10,7% so với năm 2020, vượt mục tiêu Chính phủ giao (4-5%) và vượt mục tiêu Kế hoạch đề ra của Bộ Công Thương tại Quyết định số 163/BCT-KH ngày 19/1/2021 (4-5%).

Theo Bộ Công Thương, tháng 8/2021 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 26,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước và giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 212,55 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Hiện cả nước đã có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Ở chiều ngược lại, tháng 8/2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 27,5 tỷ USD, giảm 5,5% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 216,26 tỷ USD, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo nhận định từ các chuyên gia thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa những tháng còn lại cuối năm được dự báo đối diện với những thuận lợi và thách thức đan xen; trong đó, dịch bệnh là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sẽ phụ thuộc rất lớn vào tốc độ kiểm soát dịch bệnh.

Áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sợi filament nhập khẩu

Sau khi thực hiện điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester (sợi filament) có xuất xứ từ Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ, Bộ Công Thương đã chính thức ban hành quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các sản phẩm này.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 4/2020 trên cơ sở đề nghị của của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 11/2019.

Kết quả điều tra cho thấy, trong thời kỳ điều tra từ năm 2017 đến năm 2019, lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia gia tăng đột biến. Lượng nhập khẩu từ 189.262 tấn trong năm 2017 đã tăng lên tới 300.000 tấn trong năm 2019.

Trong bối cảnh Covid-19, nhập khẩu sản phẩm sợi filament trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt gần 258.000 tấn, tăng tới 37% so với cùng kỳ năm 2020. Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân chính gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương Bộ Công Thương đã ban hành quyết định tạm thời về vụ việc.

Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập thông tin, làm rõ các nội dung, đánh giá tác động toàn diện của vụ việc trước khi đưa ra quyết định chính thức theo đúng quy định pháp luật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, xuất khẩu gạo năm 2020 sẽ cán mốc trên 6 triệu tấn. (Nguồn: Lao Động)
Việc công ty Hàn Quốc mở thầu mua gạo là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đấu thầu mặt hàng chủ lực xuất khẩu, mang về nguồn ngoại tệ lớn đóng góp vào kinh tế chung của đất nước. (Nguồn: Lao Động)

Cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang thị trường Hàn Quốc

Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, Tổng Công ty Thương mại nông, thủy sản và thực phẩm Hàn Quốc (KAFTC) thông báo mở thầu đợt 6 trong năm 2021 để mua 42.222 tấn gạo. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu mặt hàng chủ lực xuất khẩu, mang về nguồn ngoại tệ lớn đóng góp vào kinh tế chung của đất nước.

Theo đó, mã mở thầu AT2259-BRI-21(149) với chủng loại gạo lứt hạt vừa có quota theo quốc gia, xuất xứ Mỹ theo tiêu chuẩn US.3 có số lượng đấu thầu 20 nghìn tấn và thời gian giao hàng vào 30/4/2022 tại cảng Incheon.

Cùng với đó là mã AT2260-BRI-21(150) đối với gạo lứt hạt dài, quota toàn cầu và xuất xứ không giới hạn theo tiêu chuẩn US.3 có số lượng đấu thầu 11.111 tấn, thời gian giao hàng vào 28/2/2022 tại cảng Gunsan.

Ngoài ra, với mã AT2261-BRI-21(151) cho gạo lứt hạt dài có quota toàn cầu và xuất xứ không giới hạn, mã US.3 có số lượng đấu thầu 11.111 tấn và thời gian giao hàng vào 31/3/2022 tại cảng Ulsan.

Thời hạn đăng ký đấu thầu trước 15h ngày 8/9/2021 theo giờ Hàn Quốc và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống đấu thầu điện tử www.atbid.co.kr.

Định vị lại kinh tế Việt Nam: Vượt qua thách thức từ đại dịch Covid-19, bắt nhịp với các xu thế của thế giới

Định vị lại kinh tế Việt Nam: Vượt qua thách thức từ đại dịch Covid-19, bắt nhịp với các xu thế của thế giới

Ô tô nhập khẩu thấp kỷ lục

Theo ước tính của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2021, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu chỉ đạt 7.300 xe, kim ngạch 185 triệu USD, giảm 49,3% về lượng và giảm 35,6% về trị giá so với tháng trước.

Như vậy, tháng 8 là tháng có lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu ít nhất kể từ đầu năm 2021 đến nay.

Thậm chí lượng ô tô nhập khẩu của tháng 8 chỉ bằng khoảng 50% so với tháng 7 trước đó.

Từ đầu năm đến nay chỉ có 2 tháng lượng xe nhập khẩu dưới 10.000 chiếc tháng (tháng 1 đạt 8.343 xe, kim ngạch 212,5 triệu USD).

Tính từ đầu năm đến hết tháng 8, ước tính 102.700 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu, tổng kim ngạch đạt 2,34 tỷ USD, tăng 91% về lượng và tăng 96% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

3 quốc gia thuộc châu Á là những thị trường nhập khẩu ô tô lớn nhất của Việt Nam gồm: Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc.

Trong đó, Thái Lan vững vàng ngôi vị số một với 47.493 xe, kim ngạch 890 triệu USD (cập nhật theo thị trường hết tháng 7). Indonesia 28.362 xe, kim ngạch 352,65 triệu USD; Trung Quốc 12.851 xe, kim ngạch 477,46 triệu USD.

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (27/8-2/9): Mỹ phục hồi chậm lại; châu Á lúng túng vì biến thể Delta; Lào sẽ phát triển Đặc khu kinh tế Tam giác

Kinh tế thế giới nổi bật tuần (27/8-2/9): Mỹ phục hồi chậm lại; châu Á lúng túng vì biến thể Delta; Lào sẽ phát triển Đặc khu kinh tế Tam giác

Động lực phục hồi kinh tế Mỹ chậm lại; thảo luận về đơn xin gia nhập CPTPP của Anh; Lào sẽ phát triển Đặc khu ...

Economist: Việt Nam và nền kinh tế mà dịch Covid-19 không thể kìm hãm

Economist: Việt Nam và nền kinh tế mà dịch Covid-19 không thể kìm hãm

Trong bài viết có tiêu đề "Nền kinh tế mà dịch Covid không thể kìm hãm", Economist nhận định dù Việt Nam đang đối mặt ...

(tổng hợp)