Nhỏ Bình thường Lớn

Xuất khẩu ngày 4-8/9: Tăng cao nhất trong 1 năm; khó khăn của ngành gỗ vẫn chưa 'hạ nhiệt'

Việt Nam là nhà cung cấp hồ tiêu số một của Hoa Kỳ; hàng Việt Nam xuất khẩu tăng cao nhất trong 1 năm... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu ngày 4-8/9.
Xuất khẩu ngày 4-8/9:
Thị phần hồ tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ ổn định ở mức 79,1% trong 6 tháng đầu năm 2023. (Nguồn: Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Việt Nam là nhà cung cấp hồ tiêu số một của Hoa Kỳ

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cho biết, 6 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ nhập khẩu hồ tiêu đạt xấp xỉ 33,66 nghìn tấn, trị giá 155,63 triệu USD, giảm 25,7% về lượng và giảm 30,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá nhập khẩu bình quân hồ tiêu của Hoa Kỳ trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt mức 4.624 USD/tấn, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hồ tiêu từ các thị trường Việt Nam, Ấn Độ, Brazil giảm… nhưng tăng mạnh từ Indonesia và Trung Quốc.

6 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ nhập khẩu hồ tiêu chủ yếu từ các thị trường Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia…

Trong đó, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Hoa Kỳ trong 6 tháng đầu năm 2023, lượng đạt 26,62 nghìn tấn, trị giá 117,79 triệu USD, giảm 19% về lượng và giảm 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Thị phần hồ tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ ổn định ở mức 79,1% trong 6 tháng đầu năm 2023.

Tương tự, Hoa Kỳ giảm nhập khẩu hồ tiêu từ Ấn Độ trong 6 tháng đầu năm 2023, giảm 16,6% về lượng và giảm 15,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,88 nghìn tấn, trị giá 14,42 triệu USD.

Thị phần hồ tiêu của Ấn Độ trong tổng lượng nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng từ 7,28% trong 6 tháng đầu năm 2022 lên 8,57% trong 6 tháng đầu năm 2023.

Khó khăn của ngành gỗ vẫn chưa "hạ nhiệt"

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan cho biết, ước tính, trong tháng 8/2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,1 tỷ USD, giảm 1,9% so với tháng 7/2023 và giảm 22,8% so với tháng 8/2022.

Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 742 triệu USD, giảm 0,7% so với tháng 7/2023 và giảm 17% so với tháng 8/2022.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 8,3 tỷ USD, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 5,6 tỷ USD, giảm 28,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Tin liên quan
Ngành gỗ Ngành gỗ 'loay hoay' trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại

Gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu đang đối mặt với những khó khăn chưa từng có khi lâm vào tình trạng khan hiếm đơn hàng, cạn kiệt dòng tiền, đối mặt với các rào cản thương mại từ Hoa Kỳ và xuất hiện rào cản mới của thị trường EU...

Do vậy, khả năng đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong những tháng cuối năm sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ trong 7 tháng đầu năm 2023, tuy nhiên do tình hình kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng hầu hết các nền kinh tế lớn tăng trưởng thấp do tổng cầu suy giảm, chính sách tiền tệ thắt chặt, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine phức tạp hơn, bất ổn địa chính trị, an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu… ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, các nền kinh tế lớn là đối tác xuất khẩu của Việt Nam như Mỹ, EU giảm chi tiêu mua sắm các sản phẩm không thiết yếu, khiến khối lượng đơn đặt hàng đồ nội thất bằng gỗ giảm đáng kể. Trong 7 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 4,3 tỷ USD, giảm 32% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu, trong 7 tháng đầu năm 2023 còn một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu cũng giảm nhanh như: Dăm gỗ đạt 1,2 tỷ USD, giảm 18,4% so với cùng kỳ năm 2022; tiếp theo là gỗ ván và ván sàn đạt 955,7 triệu USD, giảm 23,6%; Viên gỗ nén đạt 380,1 triệu USD, giảm 7,9%; cửa gỗ đạt 23,8 triệu USD, giảm 26,7%...

Hàng Việt Nam xuất khẩu tăng cao nhất trong 1 năm

Theo Bộ Công Thương, trong tháng 8, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 32,4 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng trước. Đây cũng là tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong một năm trở lại đây và đánh dấu tháng tăng trưởng thứ tư liên tiếp.

Đóng góp cho sự tăng trưởng nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là động lực chính khi đạt 27,7 tỷ USD, tăng 7,1% so với tháng trước. Trong đó, các mặt hàng chủ lực như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng, dệt may, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, điện thoại các loại và linh kiện...đều tăng trưởng tốt.

Xuất khẩu các mặt hàng nông, thủy sản trong tháng ước đạt 2,76 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước, chủ yếu do xuất khẩu gạo, hạt tiêu, chè, sắn và sản phẩm từ sắn tăng mạnh. Đặc biệt, nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản và dầu thô tăng trưởng mạnh nhất.

Xuất khẩu ngày 4-8/9:
Trong tháng 8, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 32,4 tỷ USD, tăng 7,7% so với tháng trước. (Nguồn: Báo Công Thương)

Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa tháng 8 là khu vực kinh tế trong nước (tăng 8,7%) cao hơn khu vực FDI (tăng 7,3%).

"Điều này cho thấy sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước so với khu vực FDI, nhưng mặt khác cũng cho thấy sự khó khăn của các doanh nghiệp nói chung, kể cả doanh nghiệp FDI vốn được xem là khu vực có thị trường và chuỗi cung ứng ổn định hơn", Bộ Công Thương nhận định.

Tính chung 8 tháng, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 227,7 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Về thị trường, Bộ Công Thương cho biết, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến Trung Quốc, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hoá ước đạt 207,52 tỷ USD, giảm 16,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn, để duy trì hoạt động xuất khẩu, bộ này sẽ tiếp tục đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định, liên kết thương mại mới; trong đó có hoàn tất đưa vào thực thi Hiệp định FTA với Israel, ký kết các hiệp định thương mại với các đối tác khác còn nhiều tiềm năng (UAE, cộng đồng thị trường Nam Mỹ...) để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng.

Cùng với đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với Trung Quốc mở cửa thêm thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng rau quả khác của Việt Nam như bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, dứa, vú sữa, chanh, dưa lưới… thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm thủy sản.

Xuất khẩu ngày 7-11/8: Địa phương nào có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD? giá gạo Việt 'tăng nóng'

Xuất khẩu ngày 7-11/8: Địa phương nào có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD? giá gạo Việt 'tăng nóng'

Việt Nam dẫn đầu về cung tôm cho Nhật Bản; xuất khẩu gạo tăng "nóng" 68% ... là những tin nổi bật trong bản tin ...

Xuất khẩu ngày 11-13/8: Việt Nam vắng bóng trong top các nước xuất khẩu thực phẩm Halal; một mặt hàng liên tục đạt kỷ lục

Xuất khẩu ngày 11-13/8: Việt Nam vắng bóng trong top các nước xuất khẩu thực phẩm Halal; một mặt hàng liên tục đạt kỷ lục

Một mặt hàng liên tục đạt kỷ lục, đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu; Việt Nam vẫn vắng bóng trong top các nước ...

Xuất khẩu ngày 14-18/8: Nhãn Việt 'đắt khách' tại siêu thị Thái Lan; Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp điều hành xuất khẩu gạo

Xuất khẩu ngày 14-18/8: Nhãn Việt 'đắt khách' tại siêu thị Thái Lan; Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp điều hành xuất khẩu gạo

Nhãn Việt "đắt khách tại siêu thị Thái Lan, giá bán lên tới 230.000 đồng/kg; Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp điều hành ...

Xuất khẩu ngày 18-20/8: Tận dụng cơ hội 'vàng' đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường Anh; Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Xuất khẩu ngày 18-20/8: Tận dụng cơ hội 'vàng' đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường Anh; Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Tận dụng cơ hội "vàng" đẩy mạnh xuất khẩu gạo vào thị trường Anh; Đến ngày 15/8/2023, cả nước xuất siêu hơn 16 tỷ USD... ...

Xuất khẩu ngày 25-27/8: Một mặt hàng từ kim ngạch 'không đáng kể' đến đứng đầu về xuất khẩu; dệt may 'ngóng' tín hiệu từ thị trường Mỹ

Xuất khẩu ngày 25-27/8: Một mặt hàng từ kim ngạch 'không đáng kể' đến đứng đầu về xuất khẩu; dệt may 'ngóng' tín hiệu từ thị trường Mỹ

Từ kim ngạch "không đáng kể", mặt hàng này vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất; dệt may hồi hộp "ngóng" ...

(tổng hợp)