Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục

TS. Vũ Đăng Minh
Cuộc xung đột ở Ukraine bước sang năm thứ ba khó đoán định.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nga giành chiến thắng quan trọng ở Avdiivka, nhưng chưa đủ tạo đột biến cục diện chiến trường. Những ngày cuối tháng 2/2024, cuộc chiến trên các mặt trận khác lại bất ngờ sôi động, ẩn chứa nhiều toan tính và những vấn đề chiến lược.

Ra đòn liên tiếp và những toan tính

Trước tình thế có phần bất lợi của Ukraine, phương Tây và NATO tung ra một loạt đòn. Nhiều nước thành viên NATO ký thỏa thuận an ninh 10 năm với Ukraine, cam kết ủng hộ, hợp tác lâu dài trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, tài chính. Hơn 500 lệnh trừng phạt mới của phương Tây nhằm vào Nga và các tập đoàn của những nước có quan hệ về cồng nghệ quân sự với Moscow.

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục
Các lãnh đạo châu Âu nhóm họp tại Điện Elysee, Paris, Pháp ngày 26/2 bàn về vấn đề Ukraine. (Nguồn: Reuters

Ngày 26/2, cùng diễn ra 2 sự kiện đáng chú ý. Quốc hội Hungary bỏ phiếu chấp thuận Thụy Điển gia nhập NATO; khoảng 20 nhà lãnh đạo châu Âu nhóm họp tại Paris bàn chuyện hỗ trợ Ukraine. Kết nạp Phần Lan, Thụy Điển, NATO đã cơ bản hoàn tất thế trận vây áp Nga. Ukraine trở thành chiến địa cơ bản, quan trọng nhất, gần như cuối cùng trong cuộc đọ sức giữa NATO và Nga ở châu Âu. Giờ đây, hai bên sẽ tập trung mọi nỗ lực vào mặt trận này.

NATO và phương Tây muốn tận dụng lợi thế số đông, nhưng làm gì và làm thế nào để đánh bại Nga là câu hỏi khó. Đánh bại Nga bằng quân sự rất khó. Đẩy Nga vào thế sa lầy, suy sụp kinh tế, bị cô lập về chính trị, ngoại giao, dẫn tới suy yếu toàn diện, thậm chí phân mảnh, là mong muốn của phương Tây, NATO. Đây là cơ sở để phương Tây, NATO tung ra loạt đòn trên nhiều lĩnh vực, quyết liệt hơn, có thể vượt qua những điều cấm kị.

Đồng thuận hay khác biệt, chia rẽ?

Trong năm thứ ba, Ukraine cần viện trợ nhiều vũ khí hiện đại, tài chính, hỗ trợ, can dự trực tiếp và gián tiếp về nhân lực, phương tiện, công nghệ, hoạt động tình báo, thông tin, không gian mạng, hậu cần, vận tải, sản xuất quốc phòng tại chỗ… để phòng thủ và sẵn sàng phản công chiến lược.

Các chuyên gia quốc tế thừa nhận, thiếu viện trợ, Ukraine sẽ thất bại. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ và một số quốc gia phương Tây vẫn treo gói viện trợ cho Ukraine. Trong bối cảnh đó, việc các thành viên NATO ở châu Âu họp bàn hỗ trợ mọi mặt cho Ukraine thu hút sự chú ý rất lớn.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố, "chúng tôi nhất trí rằng mọi người cần làm nhiều hơn để giúp Ukraine. Kiev cần vũ khí, đạn dược và khả năng phòng không. Chúng tôi đang cố gắng giải quyết những vấn đề đó". Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tỏ ra mạnh mẽ, “không nên loại trừ bất kỳ điều gì”, kể cả gửi quân đến Ukraine.

Có vẻ như NATO đồng thuận, sẵn sàng hành động ở mức cao nhất. Nhưng không hẳn vậy. Thủ tướng Slovakia Robert Fico đánh giá thẳng thắn, cung cấp vũ khí không thay đổi cục diện chiến trường; giải pháp quân sự không đáng tin cậy; thậm chí cách tiếp cận cuộc chiến của phương Tây là “thất bại tuyệt đối”.

Nhà lãnh đạo Đức bày tỏ phản đối bất kỳ ý tưởng triển khai quân nào đến Ukraine. Mỹ, ngọn cờ đầu và Anh, Ba Lan, CH Czech, Hungary, cùng nhiều nước khác cũng bày tỏ không có kế hoạch gửi quân đến Ukraine. Trực tiếp tham chiến ở Ukraine là điều cần tránh xa. Lý do rõ như ban ngày.

Đó mới là ý tưởng của Tổng thống Emmanuel Macron. Bàn là một chuyện, có đưa quân không và đưa như thế nào lại là chuyện khác. Ông chủ Điện Elysee muốn thể hiện vai trò tiên phong, dẫn dắt với các đồng minh châu Âu. Toan tính ấy đã phản tác dụng. Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne phải đỡ lời, ông Macron chỉ muốn thúc đẩy tranh luận; việc gửi quân (nếu có), giới hạn trong hoạt động bảo đảm rà phá bom, mìn, bảo vệ an ninh mạng và sản xuất vũ khí tại chỗ...

Tổng thống Macron dù mạnh mẽ nhưng cũng ẩn chứa sự ngập ngừng khi tuyên bố, phương Tây sẽ làm mọi thứ cần thiết để ngăn Nga chiến thắng. Ngăn Nga chiến thắng không đồng nghĩa với buộc Nga thất bại. Dù biện luận kiểu gì, cũng không thể che giấu sự thật, NATO, phương Tây có sự khác biệt, chia rẽ đối với xung đột và cách giải quyết khủng hoảng ở Ukraine.

Thực tế, ngoài hỗ trợ vũ khí, một số nước thành viên NATO đã huấn luyện, sử dụng máy bay trinh sát, chỉ thị mục tiêu tấn công, gửi cố vấn, binh sĩ tham chiến dưới danh nghĩa công ty tư nhân… Các hoạt động đó giúp Ukraine nâng cao khả năng tác chiến, gây cho Nga thiệt hại, tổn thất, nhưng khó, thậm chí không thể xoay chuyển cục diện chiến trường.

Cửa mở nhưng khó vào hay chuyện đi đường vòng

Trong dịp các nhà lãnh đạo phương Tây tập trung tại Kiev nhân 2 năm sự kiện Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt, Tổng thư ký NATO Stoltenberg một lần nữa khẳng định, Ukraine chắc chắn sẽ gia nhập liên minh quân sự. Ông nhấn mạnh, Ukraine gần NATO hơn bao giờ hết.

Nhưng quan trọng nhất, bao giờ và điều kiện nào, thì không thấy. Liệu NATO có tháo dỡ các nguyên tắc rào cản không? Khó lắm. Nhiều nước NATO không muốn chuốc gánh nặng, đụng chạm nguyên tắc phòng thủ chung khi một quốc gia thành viên bị tấn công. Thuận lợi như Thụy Điển mà còn trầy trật gần hai năm, triển vọng của Ukraine còn xa lắm.

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte ký thỏa thuận an ninh vào ngày 1/3, mở đường để Amsterdam cung cấp cho Kiev khoản viện trợ quân sự lên tới 2 tỷ Euro trong năm nay. (Nguồn: Reuters)

Phương Tây phải tính đường vòng. Một số nước ký thỏa thuận an ninh với Ukraine, cam kết hỗ trợ nhiều mặt, phần nào bù đắp sự thiếu hụt do quốc hội Mỹ và một số nước khác treo dự luật viện trợ cho Kiev. Qua đó, NATO có thể huy động nhiều vũ khí, phương tiện từ các nước trong và ngoài châu Âu cho Ukraine; tạo điều kiện cho các đòn phản công, tập kích vào sâu trong hậu phương của Nga.

Các thỏa thuận an ninh vừa thể hiện quyết tâm của phương Tây, NATO, vừa là nguồn hỗ trợ vật chất, tinh thần với Ukraine. Tuy nhiên, nó không cam kết phòng thủ chung, điều quan trọng nhất, cấp độ cao nhất của một hiệp ước quân sự.

Sự đáp trả của Nga

Trước các động thái mới của NATO, phương Tây, nhất là ý tưởng gửi quân đến Ukraine, chắc chắn Nga sẽ phản ứng tương xứng, bằng nhiều biện pháp. Trước hết là đáp trả bằng tuyên bố cảnh báo mang tính răn đe, không kém phần cứng rắn.

Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin nói rất rõ ràng, Moscow không cần nói về khả năng xảy ra (đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO) mà nên bàn về tính không tránh khỏi của điều đó. Ông nhắn nhủ, họ cần đặt câu hỏi rằng quyết định điều quân có phù hợp với lợi ích quốc gia và quan trọng nhất là lợi ích của người dân nước họ hay không? Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev cảnh báo, việc NATO gửi quân đến Ukraine là “kịch bản thảm khốc”, có thể coi là “lời tuyên chiến” với Moscow.

Thông điệp Liên bang ngày 29/2 của Tổng thống Putin cho thấy Nga sẽ tăng cường sức mạnh bằng đoàn kết, thống nhất các dân tộc; phát triển kinh tế; phối hợp với các quốc gia thân thiện; đẩy mạnh công nghiệp quốc phòng, trang bị các loại vũ khí chiến lược tiên tiến. Nga sẵn sàng đối thoại với Mỹ về các vấn đề chiến lược, nhưng cảnh báo việc phương Tây gửi quân đến Ukraine có nguy cơ kích động một cuộc chiến tranh hạt nhân và Moscow có đủ vũ khí để tiêu diệt các mục tiêu của đối phương. Tổng thống Putin khẳng định, sẽ làm mọi cách để kết thúc xung đột, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, thực hiện mục tiêu đề ra.

Những ngày qua, truyền thông phương Tây đưa tin Triều Tiên, Iran và một số nước khác cung cấp tên lửa, máy bay không người lái, đạn pháo, chip bán dẫn cho Nga. Mosow không công nhận, nhưng đó có thể là bước đi cần thiết của Nga.

Rất rõ ràng, đầy sức nặng. Nga không nói suông và đủ khả năng hành động. Đáp trả thế nào tùy vào hành động của NATO, phương Tây.

Xung đột Nga-Ukaine, động thái mới và dự báo cục diện, kết cục
Trong Thông điệp liên bang năm 2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo, phương Tây có thể châm ngòi một cuộc xung đột hạt nhân nếu họ điều quân đến Ukraine. (Nguồn: Sputnik)

Kịch bản nào được chọn?

Động thái của các bên khiến xung đột khó đoán định, nhưng có thể nêu ra các kịch bản sau:

Một, hai bên rơi vào thế giằng co kéo dài. Ukraine được NATO, phương Tây hỗ trợ mạnh mẽ, tiếp tục phòng thủ, tập kích sâu vào hậu phương Nga và có thể phản công chiếm lại một số khu vực. Nga củng cố thế trận phòng thủ giữ các khu vực chiếm giữ, tiếp tục cuộc chiến tiêu hao, kết hợp các đòn hỏa lực với tiến công trên bộ… Hai bên đều tổn thất, viện trợ không như mong muốn, áp lực bên ngoài gia tăng. Nga không thắng và Ukraine cũng không thua, cục diện ở thế giằng co, khó ngã ngũ trong tương lai gần.

Hai, cuộc chiến kết thúc có lợi cho Nga và phần còn lại của Kiev sẽ nằm trong quỹ đạo chính trị của Moscow. Nga tận dụng thắng lợi ở Avdiivka, phát triển tiến công một số mục tiêu quan trọng khác, củng cố thế trận, mở rộng các khu vực chiếm giữ, giành ưu thế chiến trường. Đây là kịch bản Nga mong muốn. NATO và phương Tây sẽ làm hết sức mình để nó không diễn ra.

Ba, không bên nào giành thắng lợi, gặp khó khăn cả bên trong và bên ngoài, tổn thất vượt sức chịu đựng, buộc phải tìm kiếm giải pháp phi quân sự. Cả Nga và Ukraine đều nêu điều kiện tiên quyết mà đối phương khó chấp nhận, nhưng đàm phán vẫn là kịch bản có thể, dù rất khó khăn.

Ukraine có thể chấp nhận trở lại trạng thái trước khi xảy ra xung đột. Moscow cố gắng mở rộng vùng lãnh thổ kiểm soát, lập vùng đệm an ninh giữa Nga và phương Tây. “Thỏa thuận hòa bình” cũng có thể mang tính lâm thời.

Bốn, xảy ra chiến tranh giữa NATO và Nga, thậm chí là chiến tranh hạt nhân. Tuy không thể loại trừ hoàn toàn, nhưng kịch bản này rất, rất ít khả năng, bởi hậu quả vô cùng nặng nề, các bên đều cố tránh.

***

Xung đột càng kéo dài, hai bên càng tổn thất, mệt mỏi, thậm chí đến mức khó chịu đựng thêm. Các quốc gia khác, dù ủng hộ bên nào, hoặc trung lập, cũng gánh chịu hậu quả từ cuộc chiến. Đa số mong muốn tìm giải pháp chấm dứt xung đột.

Xảy ra kịch bản nào, kết cục ra sao, phụ thuộc chủ yếu vào Nga và Ukraine. Nhưng các nhân tố bên ngoài có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu. Chừng nào NATO, phương Tây còn muốn duy trì cuộc chiến ủy nhiệm với Nga; các bên vẫn chủ trương sử dụng vũ lực để khuất phục, tranh giành lợi ích chiến lược, thì xung đột vẫn sẽ tiếp diễn.

Chuyển động mới quanh xung đột ở Dải Gaza và những vấn đề không mới

Chuyển động mới quanh xung đột ở Dải Gaza và những vấn đề không mới

Chặng đường đi đến hòa bình ở Dải Gaza vẫn còn xa khi những nỗ lực ngoại giao tiếp tục bị chôn vùi dưới mưa ...

Điểm tin thế giới sáng 1/3: NATO-Hàn Quốc xích lại gần nhau, Singapore-Thái Lan tậu thêm máy bay, Ba Lan đắn đo điều gì với Ukraine?

Điểm tin thế giới sáng 1/3: NATO-Hàn Quốc xích lại gần nhau, Singapore-Thái Lan tậu thêm máy bay, Ba Lan đắn đo điều gì với Ukraine?

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 1/3.

NATO dự báo xung đột ở Ukraine sẽ kéo dài sang năm 2025

NATO dự báo xung đột ở Ukraine sẽ kéo dài sang năm 2025

Phó Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mircea Geoana ngày 13/1 nhận định xung đột quân sự Nga-Ukraine có ...

NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc

NATO kết nạp Thụy Điển, một nước cờ khó lường trên bàn cờ thế cuộc

Điều gì đến cũng sẽ đến. Đó là cảm nhận của nhiều chuyên gia, học giả quốc tế đối với việc Quốc hội Hungary bỏ ...

Điểm tin thế giới sáng 29/2: Armenia-Azerbaijan đàm phán tại Đức, Mỹ 'tránh tách rời' Trung Quốc, Bitcoin 'chớm' 60.000 USD

Điểm tin thế giới sáng 29/2: Armenia-Azerbaijan đàm phán tại Đức, Mỹ 'tránh tách rời' Trung Quốc, Bitcoin 'chớm' 60.000 USD

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/2.

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 22/11/2024: Kim Ngưu mâu thuẫn tình cảm

Tử vi hôm nay 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động