Xung đột Nga-Ukraine: Thế giới đang và cần làm gì trong cơn địa chấn

Vũ Đăng Minh
Xung đột ở Ukraine được ví như cơn địa chấn chính trị, mà lực tác động, sóng xung kích, sốc nhiệt lan tỏa hầu như đến mọi khu vực trên Trái đất và chưa có dấu hiệu suy giảm.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Xung đột ở Ukraine được ví như cơn địa chấn chính trị, mà lực tác động, sóng xung kích, sốc nhiệt lan tỏa hầu như đến mọi khu vực trên Trái đất và chưa có dấu hiệu suy giảm. (Nguồn: WSJ)
"Sốc nhiệt" từ cơn địa chấn chính trị mang tên xung đột Nga-Ukraine lan tỏa hầu như đến mọi khu vực trên Trái đất. (Nguồn: WSJ)

Phản ứng theo nhiều cách

Trong cơn chấn động từ cuộc khủng hoảng Ukraine, các quốc gia đã phản ứng, hành động theo nhiều cách khác nhau.

NATO và phương Tây thực hành “đòn phản cứng”, viện trợ vũ khí phương tiện quân sự hiện đại và tài chính cho Ukraine, trị giá hơn 150 tỷ USD và sẽ còn tiếp tục. Đó là nhân tố rất quan trọng để Ukraine đứng vững trong năm qua và hy vọng chuyển sang phản công, lật ngược thế cờ.

Sâu xa hơn, NATO và phương Tây đẩy Nga vào thế suy yếu, có thể sa lầy. Về danh nghĩa, NATO và phương Tây chưa đối đầu quân sự trực tiếp với Nga, nhưng họ đã chính thức ràng buộc với Ukraine. Chuyên gia quốc tế thừa nhận viện trợ vũ khí “đổ thêm dầu vào lửa”, kéo dài xung đột nhưng sẽ không giải quyết được vấn đề cơ bản. NATO và phương Tây vượt “lằn ranh đỏ”, đẩy Nga vào chân tường, thì chưa biết điều gì sẽ xảy ra.

“Đòn đánh mềm liên hoàn” là 9 gói với hơn 11 ngàn lệnh trừng phạt và chuẩn bị đợt thứ mười. Nó gây cho Nga vô vàn khó khăn về kinh tế, thương mại, tài chính, công nghệ, ngoại giao, chính trị… Nhưng chưa đủ buộc Nga suy sụp, phải lùi bước. Trừng phạt là con dao hai lưỡi. Nhiều quốc gia không theo bên nào và người dân của chính các nước tham gia trừng phạt rơi vào tình trạng “cháy thành vạ lây”.

Hành động có tính xây dựng là làm trung gian hòa giải, đàm phán. Hungary, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Belarus, Kazakhstan, Indonesia, các nước Arab và Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Gutteres… đi theo hướng này. Song chưa có kết quả cụ thể nào. Nỗ lực bị nhấn chìm bởi tiếng gầm của đại bác, tên lửa và xích xe tăng đang dồn về Ukraine.

Tin liên quan
Dự báo cục diện kinh tế, chính trị - an ninh thế giới năm 2023 Dự báo cục diện kinh tế, chính trị - an ninh thế giới năm 2023

Ngày 24/2, Trung Quốc công bố lập trường 12 điểm về giải pháp chính trị cho xung đột. Các nguyên tắc đề xuất bao quát nhiều mặt, nhưng một số điểm có thể diễn giải khác nhau, thậm chí là đối lập (như chấm dứt hành động thù địch, từ bỏ tâm lý Chiến tranh lạnh, ngừng cấm vận…). Theo Trung Quốc, an ninh của một nước không thể đánh đổi bằng an ninh của quốc gia khác; an ninh khu vực không thể được đảm bảo bằng cách củng cố hoặc mở rộng các liên minh quân sự…

Nga đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc. Ukraine phản ứng thận trọng, vừa nhất trí vừa không nhất trí với một số điểm. Phương Tây phản ứng dè dặt. Từ nguyên tắc, ý tưởng đến hành động thực tế là một chặng đường khá dài.

Một số tổ chức quốc tế, khu vực nỗ lực gây áp lực chính trị, ngoại giao với Nga. Ngày 23/2, Đại hội đồng Liên hợp quốc ra nghị quyết (lần thứ sáu) yêu cầu Nga rút quân ngay lập tức, hoàn toàn, vô điều kiện khỏi lãnh thổ Ukraine. Điểm đồng thuận chung yêu cầu là chấm dứt xung đột.

Điểm có ý kiến khác là nghị quyết chưa đề cập việc ngừng bắn, đàm phán; không tính tới quan ngại của Moscow về mối đe dọa an ninh từ lãnh thổ Ukraine và từ việc NATO mở rộng, áp sát biên giới Nga. Đa số ủng hộ tạo ra áp lực lớn, nhưng chưa đủ buộc Nga đơn phương chấp nhận. Mỹ cũng đã nhiều lần khước từ nghị quyết về Liên hợp quốc về dỡ bỏ cấm vận Cuba.

Nút thắt khó tháo gỡ

Thế giới đã nỗ lực bằng nhiều cách, nhưng chưa mang lại kết quả cụ thể, chưa mở ra hướng tháo gỡ rõ ràng nào. Tình trạng trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, xung đột Nga-Ukraine rất phức tạp, nằm trong tổng thể chiến lược giành vị thế địa chính trị giữa các thế lực lớn; ẩn chứa những mâu thuẫn cơ bản, các vấn đề phức tạp về mối quan hệ giữa bảo vệ an ninh quốc gia với an ninh của các quốc gia khác; quan điểm giải quyết đe dọa an ninh bằng vũ lực; chủ trương đi với quốc gia này chống lại quốc gia khác; duy trì, phát triển liên minh quân sự để răn đe, áp đặt vai trò chi phối, lãnh đạo thế giới…

Tính chất, tầm mức xung đột đòi hỏi tư duy mới, cách tiếp cận “cả gói”, cân bằng, linh hoạt hơn trong tháo gỡ vướng mắc, giải quyết mâu thuẫn.

Thứ hai, phản ứng của nhiều quốc gia còn mang tính áp đặt, chưa tính đến lợi ích của các bên, góp phần làm xung đột bế tắc, kéo dài, thậm chí phản ứng cực đoan. Động thái đó do chính sách, chiến lược, tính toán lợi ích quốc gia và các mối quan hệ phức tạp chi phối; do nhận thức khác nhau về bản chất xung đột, tư duy “tiêu chuẩn kép”. Cuộc chiến truyền thông với những thông tin không đầy đủ, thiếu khách quan, thông tin giả dẫn đến quyết sách sai.

Thứ ba, cách tiếp cận, tháo gỡ bế tắc hiện nay thiên về từng mặt, chưa có giải pháp tổng hợp. Với tính chất, tầm mức của xung đột, cần lộ trình nhiều bước, bắt đầu từ ngừng bắn, giữ nguyên hiện trạng, dừng các can dự kích động xung đột, “đóng băng” chiến sự. Tạo cơ sở cho các bên gặp gỡ, đưa ra bước đi trung gian, tiến tới giải pháp toàn diện, lâu dài, các bên chấp nhận được.

Bước đầu tiên rất khó nhưng không khởi hành thì không bao giờ đến đích. Quá trình cần sự giám sát khách quan của quốc tế. Liên hợp quốc là tổ chức có thể đáp ứng được đòi hỏi.

Thứ tư, lãnh đạo các quốc gia liên quan đến xung đột, cả trực tiếp và gián tiếp có thể đã tính toán chưa phù hợp, thậm chí là sai lầm, với mức độ khác nhau. Muốn thoát khỏi bế tắc, cần lường hết hậu họa, lựa chọn giải pháp ít tổn thất hơn so với kéo dài cuộc chiến. Nhưng “vượt qua chính mình” là điều không đơn giản.

Với các yếu tố hiện nay, xung đột nhiều khả năng sẽ kéo dài, bế tắc. Xung đột có thể kết thúc khi một bên giành thắng lợi quân sự áp đảo (mà khả năng này rất ít); “hòn than nóng” thù hận vẫn âm ỉ trong tro, sẽ bùng phát khi có thời cơ.

Hoặc các bên thấu hiểu tình thế, chấp nhận tìm kiếm giải pháp phi quân sự. Với mong muốn chấm dứt xung đột, cộng đồng quốc tế cần và có thể tạo môi trường thuận lợi cho giải pháp như vậy. Dẫu mong manh, nhưng vẫn là hy vọng.

Điểm tin thế giới sáng 27/2: Chính trường Nepal 'dậy sóng', căng thẳng ngoại giao Mexico-Peru, Algeria mở lại sứ quán tại Ukraine

Điểm tin thế giới sáng 27/2: Chính trường Nepal 'dậy sóng', căng thẳng ngoại giao Mexico-Peru, Algeria mở lại sứ quán tại Ukraine

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/2.

Nhìn lại một năm khủng hoảng Ukraine

Nhìn lại một năm khủng hoảng Ukraine

Một năm sau ngày bùng phát, xung đột Nga-Ukraine chẳng những chưa đi đến hồi kết mà còn khó đoán định hơn, cùng tác động ...

Một năm xung đột Nga-Ukraine: Cơn địa chấn chính trị và tìm ánh sáng cuối đường hầm

Một năm xung đột Nga-Ukraine: Cơn địa chấn chính trị và tìm ánh sáng cuối đường hầm

Xung đột ở Ukraine trở thành tâm điểm thế giới năm 2022, với nhiều diễn biến bất ngờ, vấn đề phức tạp, nhiều hậu họa. ...

Thế giới sau một năm khủng hoảng Ukraine

Thế giới sau một năm khủng hoảng Ukraine

Một năm sau khi bùng phát, xung đột Nga-Ukraine đã, đang và sẽ tiếp tục thay đổi sâu sắc, toàn diện mọi lĩnh vực của ...

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 27/2-5/3

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 27/2-5/3

Tổng thống Belarus công du Trung Quốc, Thủ tướng Đức thăm Mỹ, Hội nghị ngoại trưởng G20 tại Ấn Độ... là những sự kiện quốc ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động