Dự báo cục diện kinh tế, chính trị - an ninh thế giới năm 2023

Đại sứ, TS. Tôn Sinh Thành
Cục diện chính trị - an ninh thế giới trong năm 2023 sẽ tiếp tục được định hình bởi quan hệ cạnh tranh và tập hợp lực lượng giữa các nước lớn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cục diện kinh tế, chính trị - an ninh thế giới năm 2023 nếu nhìn từ những xu hướng diễn ra trong năm 2022 có thể được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn, phức tạp, khó lường, do sự chi phối của nhiều nhân tố, trong đó ba nhân tố lớn là các dư chấn của đại dịch Covid-19, xung đột ở Ukraine và cạnh tranh giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc.

Các nhân tố này liên kết và lồng vào nhau, có khả năng đẩy nền kinh tế thế giới vào khủng hoảng và tạo nên những bất ổn, căng thăng và xung đột địa chính trị gay gắt tại nhiều nơi trên thế giới, mặc dù chiến tranh quy mô lớn ít khả năng xảy ra.

Kinh tế thế giới trên bờ vực suy thoái

Dự báo cục diện kinh tế, chính trị - an ninh thế giới năm 2023

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass từng cảnh báo, nền kinh tế toàn cầu đang tiến gần một cách nguy hiểm đến suy thoái do lạm phát, lãi suất và gánh nặng nợ ngày càng tăng. (Nguồn: Pixabay)

Thế giới đang cố gắng khôi phục cuộc sống bình thường như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, nhưng sức tàn phá làm đứt gãy chuỗi cung ứng và những dư chấn của nó vẫn tiếp tục tác động, đe dọa một cuộc suy thoái toàn cầu. Cả ba đầu tàu kinh tế thế giới là Mỹ, Trung Quốc và EU đang gặp rất nhiều khó khăn.

Để kiềm chế lạm phát đang ở mức cao 8%, Mỹ sẽ phải tiếp tục nâng lãi suất, và điều này sẽ cản trở hoạt động kinh doanh, và cuối cùng có thể sẽ gây ra suy thoái kinh tế vào nửa cuối năm 2023. Thực tế là kinh tế Mỹ đang dần rơi vào suy thoái sâu, và chỉ riêng điều này đã có thể là thảm họa “kéo chìm” cả con tàu kinh tế thế giới trong năm 2023.

Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện nay đang giảm tốc chưa từng có do chưa kiểm soát được đại dịch Covid-19 và do “bong bóng” bất động sản đe dọa nổ tung, cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trưởng toàn cầu.

Trong khi đó, Tây Âu đang chứng kiến tình trạng thiếu nguồn cung khí đốt từ Nga do tác động của cuộc xung đột ở Ukraine, làm cho sản xuất và dịch vụ đều bị thu hẹp lại. Nền kinh tế Anh đã bắt đầu một cuộc suy thoái khi sản lượng giảm ngay từ cuối năm 2022, trong khi khu vực đồng Euro được dự báo sẽ rơi vào suy thoái vào đầu năm 2023.

Một cuộc suy thoái toàn cầu chỉ có thể tránh được nếu Mỹ dừng tăng lãi suất, giảm được lạm phát và thất nghiệp, Trung Quốc thành công trong việc dỡ bỏ chính sách Zero-Covid, các chính phủ châu Âu can thiệp nhiều hơn vào nền kinh tế. Tăng trưởng ở một số thị trường mới nổi cũng có thể là “vị cứu tinh” cho nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng khoảng.

Tăng trưởng ở Brazil đã gây bất ngờ khi đi lên vào năm 2022 nhờ chính sách tài khóa và khả năng mở rộng tín dụng linh hoạt. Chuyển giao quyền lực một cách hòa bình sẽ thúc đẩy niềm tin và tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Brazil vào năm 2023.

Ấn Độ dự kiến tăng trưởng gần 7% năm 2022, nhanh nhất trong số các thị trường mới nổi, ​​sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn đạt mức vừa phải vào khoảng 6% vào năm 2023 do nhu cầu trong nước tăng cao và đứng ngoài các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga nên được hưởng lợi từ dầu giá rẻ nhập khẩu từ Nga trong năm 2023.

Hơn nữa, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang nhận được những tác động tích cực của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đột phá mới trong các lĩnh vực IoT, trí tuệ nhân tạo, in 3D, công nghệ 5G, công nghệ thực tế ảo (metaverse), giúp tăng cường khả năng tự động hóa, tạo điều kiện sản xuất trên quy mô lớn, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển trên toàn cầu.

Quá trình toàn cầu hóa cũng sẽ không dừng lại bất chấp những căng thẳng chính trị trên thế giới, sự phân mảnh tài chính - tiền tệ và chuỗi cung ứng, cũng như xu hướng tự cường và chú trọng thị trường trong nước.

Những thành quả của cuộc Cách mạng 4.0 và đòi hỏi của các lực lượng thị trường, nhất là của các tập đoàn siêu quốc gia sẽ duy trì động lực cho quá trình toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra và những tác động tích cực của nó có thể giúp nền kinh tế thế giới thoát khỏi khủng hoảng và giữ được tốc độ tăng trưởng 2% trong năm 2023.

Xung đột Nga-Ukraine kéo dài

Dự báo cục diện kinh tế, chính trị - an ninh thế giới năm 2023
Xung đột ở Ukraine dù tiến triển theo hướng nào đều tác động không nhỏ tới cấu trúc an ninh khu vực châu Âu, thậm chí cả cục diện chính trị thế giới. (Nguồn: Getty Images)

Cục diện chính trị - an ninh thế giới trong năm 2023 sẽ tiếp tục được định hình bởi quan hệ cạnh tranh và tập hợp lực lượng giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ, Nga, Trung Quốc, châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, với các tâm điểm là chiến sự tại Ukraine, căng thẳng ở eo biển Đài Loan và ở Biển Đông.

Đối với Nga, chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine là nhằm mở rộng phạm vi ảnh hưởng trong “không gian hậu Xô-viết” theo “Học thuyết ngoại giao Nga” do Tổng thống Nga V. Putin ban hành ngày 5/9/2022, nhằm xây dựng “một thế giới Nga”, chống lại Mỹ và phương Tây mở rộng NATO về phía Đông, và cố gắng thay đổi trật tự đơn cực của Mỹ. Do vậy, Nga sẽ không chấp nhận thất bại trong cuộc chiến tại Ukraine.

Về phần mình, Mỹ coi xung đột tại Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm để làm suy yếu Nga. Mặc dầu tránh đối đầu trực tiếp với Nga, Mỹ sẽ tiếp tục tập hợp đồng minh và dư luận quốc tế nhằm cô lập và trừng phạt Nga. Mỹ ủng hộ chính trị cũng như cung cấp vũ khí cho Ukraine, nhằm ngăn không cho Nga thắng trong cuộc chiến và hủy hoại trật tự quốc tế do phương Tây lãnh đạo.

Do vậy, giao tranh tại Ukraine nhiều khả năng sẽ leo thang và kéo dài trong năm 2023. Hai bên chỉ ngồi vào bàn đàm phán khi mà cuộc chiến đi vào bế tắc, không bên nào giành được thắng lợi hoàn toàn trên chiến trường và đều phải chịu tổn thất lớn đến mức không thể tiếp tục chịu đựng được nữa.

Tuy nhiên, với khoảng cách lập trường của hai bên quá lớn, khó có thể đạt được thảo thuận hòa bình nào giữa hai bên, ngoại trừ khả năng một cuộc đình chiến lâu dài, đóng băng cuộc xung đột như kiểu Triều Tiên.

Xung đột ở Ukraine dù tiến triển theo hướng nào, thì tác động của nó cũng rất sâu rộng.

Liên minh châu Âu (EU) dù vẫn cố gắng theo đuổi lập trường tự chủ về quốc phòng, thương mại, năng lượng, nhưng chiến dịch quân sự do Nga phát động ở Ukraine đang đẩy EU gần hơn với Mỹ để trừng phạt Nga, làm cho NATO hồi sinh và chuẩn bị kết nạp thêm Phần Lan, Thụy Điển. Đức chuyển từ chủ trương “thay đổi Nga thông qua thương mại” sang chính sách gia tăng ngân sách quốc phòng, cung cấp vũ khí cho Ukraine...

Trong khi đó, trước sức ép của Mỹ, Nga buộc phải thúc đẩy quan hệ song phương với Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác ở Trung Đông, châu Mỹ Latinh và châu Phi. Tuy nhiên, Moscow khó có thể thiết lập được một mối quan hệ liên minh với Bắc Kinh.

Trên quy mô toàn cầu, giá năng lượng, lạm phát, lãi suất tăng cao, tình trạng thiếu lương thực - tất cả đều phụ thuộc vào diễn biến của cuộc xung đột này.

Cạnh tranh Trung-Mỹ leo thang

Tại châu Á-Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương, cạnh tranh giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc còn gay gắt hơn và không có dấu hiệu dịu đi trong năm tới.

Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa qua cho thấy Bắc Kinh vẫn tự tin khẳng định vị thế của mình và tiếp tục thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, thay thế Mỹ trở thành siêu cường số 1 thế giới vào năm 2049. Bắc Kinh sẽ thúc đẩy mọi biện pháp để đạt được mục tiêu “phục hưng” bao gồm phát triển lực lượng quân đội tinh nhuệ bậc nhất thế giới ngang bằng với Mỹ và xây dựng ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài. Bắc Kinh cho rằng sự suy giảm quyền lực của Mỹ tạo cơ hội cho Trung Quốc trỗi dậy.

Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng nhận thức được những rủi ro, do chưa đủ mạnh để đảm nhận vị thế ngang hàng với Mỹ và do môi trường quốc tế gia tăng thù địch cũng như các vấn đề kinh tế ngày càng trầm trọng trong nước.

Do vậy, Trung Quốc có thể phải hạ thấp kỳ vọng về mức độ nước này có thể định hình môi trường chiến lược của mình nhưng sẽ vẫn tiếp tục giương cao ngọn cờ “cộng đồng chung vận mệnh” và các sáng kiến “hợp tác phát triển” và “an ninh toàn cầu”, mở rộng các tổ chức SCO, BRICS, Sáng kiến vành đai và con đường (BRI)... nhằm tập hợp lực lượng phá thế bao vây, kiềm chế của Mỹ và các đồng minh của Mỹ.

Trung Quốc xem vấn đề Đài Loan là vấn đề cốt lõi ảnh hưởng lợi ích của mình và liên quan trực tiếp đến “phục hưng” Trung Quốc vào năm 2049. Báo cáo Đại hội XX cho biết Trung Quốc sẽ “nỗ lực thống nhất hòa bình với thiện chí cao nhất, nhưng sẽ không từ bỏ việc sử dụng vũ lực”. Thời gian tới, Trung Quốc có thể tăng cường hiện diện quân sự và bán quân sự gần Đài Loan, gây sức ép kinh tế mạnh hơn và mở rộng việc sử dụng các biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, Báo cáo trên vẫn nhắc tới sự cần thiết của “sự kiên nhẫn chiến lược”, do vậy một cuộc tấn công quân sự quy mô lớn vào Đài Loan ít có khả năng xảy ra.

Thái độ thận trọng này của Trung Quốc có thể xuất phát từ những quan sát về mức độ trừng phạt chưa từng có của Mỹ và phương Tây khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Biden đang thể hiện quyết tâm bảo vệ vị trí siêu cường số một thế giới. Chiến lược an ninh quốc gia mới công bố của Mỹ cho thấy hai đối thủ chính của Mỹ trên thế giới là Trung Quốc và Nga, nhưng Trung Quốc ở vị trí cao hơn vì Trung Quốc không chỉ chủ định thay đổi trật tự thế giới mà còn là đối thủ duy nhất có đủ năng lực ngoại giao và kinh tế, quân sự và công nghệ để thực hiện mục đích đó.

Trong chiến lược này, Mỹ xác định sẽ tiến hành cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện với Trung Quốc, nhưng trước hết ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mỹ vừa công bố Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) năm 2023, cùng với ngân sách quốc phòng kỷ lục 817 tỷ USD và những điều khoản nhằm cạnh tranh với các đối thủ chiến lược, đồng thời tăng cường hỗ trợ cho các đồng minh và đối tác.

Mỹ tiếp tục triển khai chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thúc đẩy nhanh và mạnh mẽ hơn quá trình tập hợp lực lượng, lôi kéo các đối tác khác trong khu vực. Ông Biden nhiều lần nhấn mạnh Mỹ đề cao và coi trọng chủ nghĩa đa phương, tranh thủ đồng minh và đối tác, đối địch với Nga và cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc nhưng vẫn sẵn sàng cùng hai cường quốc này giải quyết những vấn đề chung của thế giới.

Trên cơ sở đó, Mỹ đã tích cực thúc đẩy các sáng kiến đa phương như Bộ tứ (Quad - gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia), liên minh AUKUS (Mỹ, Anh và Australia) và Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ-Thái Bình Dương (IPEF) với 13 quốc gia nhằm “mở rộng vai trò lãnh đạo kinh tế của Mỹ” từ đó kiềm chế ảnh hưởng Trung Quốc trong khu vực.

Về song phương, Mỹ giữ nguyên mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc mà chính quyền tiền nhiệm Donald Trump đã áp đặt, chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc và coi việc cạnh tranh với Bắc Kinh như một phần của cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa dân chủ và chuyên quyền.

Gần đây nhất, chính quyền ông Biden còn thực hiện các biện pháp thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối vi mạch cao cấp và thiết bị sản xuất chip cho Trung Quốc nhằm ngăn chặn tiến bộ công nghệ và quân sự của nước này.

Đối với vấn đề Đài Loan, Mỹ coi đây là tâm điểm cạnh tranh với Trung Quốc. Mỹ công nhận “một nước Trung Quốc”, nhưng vừa ngăn chặn Trung Quốc sử dụng vũ lực thống nhất Đài Loan, vừa ngăn chặn lãnh đạo Đài Loan tuyên bố độc lập.

Mỹ duy trì một chính sách “mơ hồ chiến lược” nhằm quản lý vấn đề Đài Loan, tránh các hành động khiêu khích công khai, khiến Trung Quốc đẩy nhanh kế hoạch quân sự đối với Đài Loan. Mặt khác, Mỹ cũng tập trung giúp Đài Loan tăng cường khả năng phòng thủ, đồng thời hợp tác với các đồng minh để tăng cường khả năng răn đe hải quân trong khu vực.

Như vậy, mặc dù các nước lớn cạnh tranh với nhau gay gắt, nhưng vẫn tránh đối đầu trực tiếp. Mỹ là nước viện trợ vũ khí lớn nhất cho Ukraine hiện nay, nhưng vẫn tiếp tục tránh rơi vào xung đột quân sự trực tiếp với Nga. Mức độ phụ thuộc lẫn nhau sâu sắc về kinh tế khiến Mỹ và Trung Quốc vẫn cố gắng quản lý vấn đề Đài Loan, tránh một cuộc xung đột trực tiếp giữa hai bên. Tháng 6/2022, Trung Quốc đã thông qua bản “Đề cương về hành động quân sự không có chiến tranh”. Hơn nữa, các nước lớn cũng lo ngại xung đột trực tiếp có thể dẫn tới cuộc chiến tranh hạt nhân không thể kiểm soát.

Do vậy, có thể nói hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chính trên thế giới và ở khu vực châu Á-Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, ít nhất trong thời gian trước mắt.

Mặc dù các nước lớn cạnh tranh với nhau gay gắt, nhưng vẫn tránh đối đầu trực tiếp.

Các thách thức truyền thống và phi truyền thống

Tuy nhiên, thách thức đối với các nước không phải vì thế mà ít đi. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các nước lớn sẽ tăng cường lôi kéo các nước khác vào các tập hợp lực lượng riêng của mình. Điều này không chỉ tạo nên áp lực “chọn bên” đối với các nước vừa và nhỏ, mà còn làm phân hóa và suy yếu các thể chế đa phương, trong đó có ASEAN và Liên hợp quốc.

Hơn nữa, khi cạnh tranh mà không thể xung đột trực tiếp với nhau, các nước lớn sẽ gia tăng ảnh hưởng của mình bằng cách tăng cường can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, nhất là những nơi có mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ.

Do vậy, dù chiến tranh lớn khó xảy ra, nhưng các điểm nóng, thậm chí xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ vẫn xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới. Trung Quốc có thể cho rằng sẽ không có thời điểm nào tốt hơn để thực hiện một hành động quân sự đe dọa Đài Loan. Xung đột biên giới Ấn Độ-Trung Quốc có thể bùng phát trở lại. Các tranh chấp biên giới - lãnh thổ tại các khu vực khác, nhất là tại Biển Đông và biển Hoa Đông có thể trở nên phức tạp hơn.

Bên cạnh đó, các thách thức an ninh phi truyền thống có xu hướng trầm trọng hơn. Do yêu cầu phát triển kinh tế, nhất là để vượt qua khủng hoảng bởi tác động của đại dịch Covid-19, các nước đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên, từ đó làm trầm trọng thêm vấn đề môi trường và gia tăng thách thức đối với phát triển bền vững.

Dự báo cục diện kinh tế, chính trị - an ninh thế giới năm 2023
Năm 2023 hứa hẹn sẽ là một chặng đường nhiều chông gai đối với cục diện kinh tế và chính trị - an ninh của thế giới. (Nguồn: Getty Images)

Thế giới thậm chí có thể phải đối mặt với một đại dich mới vào năm 2023 do sự biến đổi khí hậu, nạn phá rừng, chăn nuôi thâm canh, đô thị hóa, di cư và du lịch làm cho các bệnh “nhiệt đới” hiện trở nên phổ biến.

Năm 2023, nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tăng đáng kể do dân số ngày càng tăng và hoạt động kinh tế gia tăng, trong khi giá năng lượng vẫn ở mức cao, và nguồn cung khí đốt và dầu từ Nga và các thành viên OPEC giảm. Cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ khiến một số chính phủ phải xem lại kế hoạch loại bỏ dần điện hạt nhân, và hồi sinh các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran, để mở đường cho nguồn cung bổ sung năng lượng từ nước này trong năm 2023.

Điều này thúc đẩy các nước tăng cường đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo và hệ thống lưu trữ năng lượng, nhưng cũng có thể đẩy một số nước quay trở lại với nhiên liệu hóa thạch bẩn để đảm bảo nguồn cung trước mắt. Năm 2023 còn là thời điểm mà các vấn đề khan hiếm nước, an ninh lương thực và an ninh mạng sẽ thực sự trở nên nghiêm trọng đối với thế giới.

***

Tóm lại, năm 2023 hứa hẹn sẽ là một chặng đường nhiều chông gai đối với cục diện kinh tế và chính trị - an ninh của thế giới. Trong khi các nước công nghiệp phát triển đối mặt với suy thoái, Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, thì điểm sáng là các quốc gia mới nổi tiếp tục tăng trưởng cao, sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Xung đột ở Ukraine có thể tiếp tục kéo dài, với những tác động không chỉ đối với châu Âu và cả thế giới. Các thách thức khác đối với thế giới là cú sốc năng lượng, khủng hoảng nợ công và nhất là cạnh tranh căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Hiếm khi thế giới phải cùng một lúc đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng như hiện nay và trong năm 2023.

Cục diện thế giới nhìn từ các hội nghị thượng đỉnh gần đây

Cục diện thế giới nhìn từ các hội nghị thượng đỉnh gần đây

Sự trở lại của các hội nghị lớn sau thời gian gián đoạn do dịch Covid-19 phần nào cho thấy bức tranh cơ bản về ...

Chuyên gia New Zealand đánh giá thế giới 2022: Một trật tự mới đang định hình, lộn xộn, phức tạp và nhiều 'bẫy'

Chuyên gia New Zealand đánh giá thế giới 2022: Một trật tự mới đang định hình, lộn xộn, phức tạp và nhiều 'bẫy'

Những thay đổi về mặt cấu trúc trong các vấn đề thế giới vẫn đang tiếp diễn khi năm 2022 sắp kết thúc. Trật tự ...

Nhìn lại thế giới năm 2022 (Kỳ I): Xung đột, điểm nóng chiếm sóng

Nhìn lại thế giới năm 2022 (Kỳ I): Xung đột, điểm nóng chiếm sóng

Năm 2022 đang dần khép lại. Đây là thời điểm để nhìn lại và hình dung rõ hơn bức tranh toàn cảnh của thế giới ...

Nhìn lại thế giới năm 2022: Bức tranh xám màu (Kỳ cuối)

Nhìn lại thế giới năm 2022: Bức tranh xám màu (Kỳ cuối)

Xung đột bùng phát cùng sự căng thẳng trở lại của nhiều điểm nóng cũ là chủ đề xuyên suốt, song chỉ là một phần ...

Đường hướng, tác động từ chính sách đối nội, đối ngoại của nước lớn trong cục diện thế giới thay đổi

Đường hướng, tác động từ chính sách đối nội, đối ngoại của nước lớn trong cục diện thế giới thay đổi

Ngày 8/11, đã diễn ra hội thảo khoa học chủ đề: “Đường hướng và tác động của chính sách đối nội và chính sách đối ...

Đọc thêm

Từ bài học ở Biển Đỏ, nhận diện rủi ro kết nối hàng hải trên Biển Đông

Từ bài học ở Biển Đỏ, nhận diện rủi ro kết nối hàng hải trên Biển Đông

Từ câu chuyện hiện nay ở Biển Đỏ có thể hình dung ra những thách thức đối với hàng hải ở Biển Đông nếu những bất đồng không được kiểm ...
Thủ môn Đặng Văn Lâm phục hồi thể lực sau chấn thương với chuyên gia Nhật Bản

Thủ môn Đặng Văn Lâm phục hồi thể lực sau chấn thương với chuyên gia Nhật Bản

Thủ môn Đặng Văn Lâm cho biết, quá trình hồi phục chấn thương tiến triển tốt nhờ có sự hỗ trợ của chuyên gia người Nhật Bản Ryo Asano.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Argentina

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Argentina

Chiều 19/3, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đón và hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, Ngoại thương và Tôn giáo Argentina Diana Mondino.
Mỹ quy định tốc độ Internet băng rộng mới cao hơn 4 lần so với chuẩn cũ

Mỹ quy định tốc độ Internet băng rộng mới cao hơn 4 lần so với chuẩn cũ

Mỹ vừa đưa ra quy định mới về tốc độ băng rộng cố định buộc các nhà mạng phải cung cấp Internet cố định có tốc độ tải xuống 100 ...
Tòa án Anh kết luận về người tự nhận là "cha đẻ" Bitcoin

Tòa án Anh kết luận về người tự nhận là "cha đẻ" Bitcoin

Tòa án Anh vừa đưa ra kết luận về Craig Wright, người luôn tự nhận là cha đẻ của “Bitcoin” - đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới tính ...
Hướng dẫn cách tặng nhạc chờ Zalo đơn giản với nhiều bài hát cực hay

Hướng dẫn cách tặng nhạc chờ Zalo đơn giản với nhiều bài hát cực hay

Hiện nay, Zalo đã cho phép bạn gửi tặng nhạc chờ đến bạn bè của mình. Nếu bạn đang có nhu cầu nhưng chưa biết cách thực hiện thì bài ...
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động