TIN LIÊN QUAN | |
Tọa đàm về quyền phụ nữ ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu | |
Hội thảo tham vấn về kế hoạch thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ 2 |
Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện Liên hợp quốc (LHQ) cùng các tổ chức xã hội. Theo ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển LHQ (UNDP) tại Việt Nam, Hội thảo là "cơ hội tuyệt vời" để thảo luận các biện pháp cụ thể, những khó khăn, thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt để thực hiện đầy đủ 182 khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận.
Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Sanh Châu (giữa), Điều phối viên thường trú của LHQ, Đại diện thường trú Chương tình Phát triển LHQ tại Việt Nam - Kamal Malhotra (bên phải), và Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế Bộ Ngoại giao Vũ Anh Quang tại Hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Tại Hội thảo, các chuyên gia đến từ các cơ quan thuộc Chính phủ, viện nghiên cứu và LHQ đã trình bày về kết quả thực hiện các quyền con người, bảo đảm quyền của các nhóm yếu thế trong xã hội, tăng cường giáo dục về quyền con người… tại Việt Nam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Sanh Châu cho biết, UPR được đánh giá là cơ chế thành công, hiệu quả nhất của Hội đồng Nhân quyền và trên thực tế đã góp phần thúc đẩy quyền con người tại nhiều quốc gia và trên toàn thế giới. Cơ chế này đã đảm bảo các nguyên tắc tiến bộ về nhân quyền như phổ cập, toàn diện, công bằng, hợp tác và đối thoại liên chính phủ.
Ông Phạm Sanh Châu nhấn mạnh: "Là một quốc gia tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng và thực hiện đầy đủ các cam kết và nghĩa vụ theo cơ chế UPR". Việt Nam đã trình bày Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ II tại phiên họp thứ 18 của Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền ngày 5/2/2014. Việt Nam cũng đã tiến hành đối thoại thẳng thắn, cởi mở với các nước thành viên LHQ, cung cấp đầy đủ thông tin về luật pháp, chính sách và thực tế đảm bảo các quyền con người tại Việt Nam. Cũng tại phiên họp trên, Việt Nam đã nhận được 227 khuyến nghị từ 106 quốc gia, trong đó Việt Nam chấp thuận 182 khuyến nghị. Theo Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đến nay, hầu hết các khuyến nghị UPR mà Việt Nam chấp thuận đã và đang được thực hiện "tích cực và nghiêm túc".
Toàn cảnh Hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Dù vẫn phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến việc thực hiện các khuyến nghị UPR như công tác triển khai ở địa phương còn khó khăn, thiếu tính đồng bộ, hạn chế về nguồn lực cho các chương trình an sinh xã hội…, nhưng từ tháng 6/2014-12/2016, Việt Nam đã triển khai thực hiện được 147 khuyến nghị. Những nỗ lực này của Việt Nam đã được các đại biểu tham dự Hội thảo đánh giá cao.
Liên quan đến tình hình triển khai UPR, Điều phối viên Malhotra đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của xã hội dân sự và các tổ chức xã hội. Ông cho rằng, cần coi đây là những đối tác quan trọng trong tiến trình triển khai, giám sát UPR.
UPR là cơ chế liên chính phủ của Hội đồng Nhân quyền, có nhiệm vụ rà soát tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên LHQ, hoạt động trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, bình đẳng, khách quan, minh bạch, với mục tiêu cải thiện và thúc đẩy việc thực hiện các nghĩa vụ, cam kết về nhân quyền. Việt Nam thực hiện UPR lần đầu vào tháng 5/2009.
Việt Nam dự kỳ họp thứ 35 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Ngày 6/6, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) khai mạc kỳ họp thường kỳ lần thứ 35 tại trụ sở LHQ ở Geneva ... |
Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy đối thoại về nhân quyền Trong hai ngày 23-24/3, tại Geneva (Thụy Sỹ), Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ) đã tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, ... |
Ghi đậm dấu ấn Việt Nam ở Hội đồng Nhân quyền LHQ Trong hai ngày 27-28/2, Phiên họp cấp cao Khóa họp 34 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) đã diễn ra tại Geneva, ... |