Không để dân tộc “Chiến đấu trong vòng vây”

"Ngay từ những ngày đầu lập nước, Ngoại giao đã góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh phá thế bị bao vây cho hai cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, mở cửa hội nhập và nâng cao vị thế của Việt Nam Đổi mới. Ngày nay, Ngoại giao vẫn giữ vai trò quan trọng gắn kết Việt Nam với các mối quan hệ quốc tế trong sự phát triển chung của thế giới, cùng giải quyết những vấn đề toàn cầu".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khong de dan toc chien dau trong vong vay Kỷ niệm 72 năm Quốc khánh 2/9 tại Brazil
khong de dan toc chien dau trong vong vay Kỷ niệm Ngày Quốc khánh Việt Nam tại Sihanoukville

Từ chính quyền non trẻ

Cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 ở Việt Nam đã bùng nổ và thành công đúng thời cơ trong khoảnh khắc lịch sử. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời nằm ngoài mọi dự tính và sự sắp đặt của các nước lớn sau Hội nghị Potsdam (7/1945), cũng nằm ngoài mọi tính toán của những kẻ theo chủ nghĩa thực dân ở Pháp. Nhưng như ông Pignon, cố vấn chính trị của Cao ủy Pháp D’Argenlieu tại Ðông Dương - nhận xét: chính quyền (của ông Hồ Chí Minh) ra đời tháng 9/1945 ở Việt Nam trong tình thế “không đồng minh, không tiền, hầu như không vũ khí”. Thù trong, giặc ngoài với các âm mưu phá hoại và lật đổ đã đặt nền độc lập dân tộc vừa giành lại được và Chính quyền cách mạng non trẻ của nhân dân trước nguy cơ còn - mất. Nhân dân Việt Nam đã kiên cường “chiến đấu trong vòng vây” (chữ của Ðại tướng Võ Nguyên Giáp) để bảo vệ những thành quả cách mạng của mình.

khong de dan toc chien dau trong vong vay
Chỉ một ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập, Chính phủ lâm thời đã tiến hành phiên họp đầu tiên.

Trong tình thế đầy khó khăn, nguy hiểm, dù đã xác định một trong những phương châm quan trọng của cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập là "Dựa vào sức mình là chính" nhưng việc mở rộng đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ từ những lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới để tăng thêm sức mạnh cho cuộc Kháng chiến - Kiến quốc của nhân dân Việt Nam luôn được chú ý đẩy mạnh.

Những năm 1945 - 1946, nổi bật vai trò và những đóng góp xuất sắc của vị Chủ tịch Chính phủ lâm thời kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên Hồ Chí Minh. Người đã nêu bật luận điểm nhất quán: trên trường quốc tế, với các nước láng giềng, Việt Nam “hợp tác bình đẳng để sánh vai ngang hàng cùng tiến hóa”, với các “nước lớn” thì “sẵn sàng hợp tác thân thiện trên nguyên tắc bình đẳng, ủng hộ lẫn nhau” (Thông cáo về chính sách đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 3/9/1945).

Với nhãn quan chính trị sáng suốt và sự nhạy bén trước chuyển biến mau lẹ của tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời ký Hiệp định sơ bộ, ngày 6/3/1946, với những điều kiện có lợi nhất cho Việt Nam, phù hợp với cục diện tình hình và tương quan lực lượng. Trong bối cảnh lịch sử năm 1946, việc ký Hiệp định sơ bộ là một quyết định sáng suốt, một mẫu mực về sách lược ngoại giao, về sự nhân nhượng có nguyên tắc "Hòa để tiến". Bản Hiệp định sơ bộ cũng là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tạo cơ sở cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam sau đó, tạo ra những cơ hội mở rộng khuôn khổ của những cuộc tiếp xúc Việt - Pháp: Hội nghị trù bị Ðà Lạt, Hội nghị Fontainebleau; chuyến thăm Pháp của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam từ ngày 25/4 đến ngày 16/5/1946; chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản Tạm ước ký ngày 14/9/1945,...

Từ đầu tháng 7/1946, trong lúc các cuộc hội đàm chính thức đang diễn ra giữa hai đoàn Việt - Pháp trong lâu đài Fontainebleau, tại Paris cũng diễn ra những hoạt động không mệt mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh để bạn bè thế giới, trước hết là Chính phủ và các tầng lớp nhân dân Pháp, hiểu rõ thiện chí hòa bình và nguyện vọng nóng bỏng của nhân dân Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

khong de dan toc chien dau trong vong vay
Bức ảnh tư liệu chụp quảng trường Ba Ðình ngày 2/9/1945 của nhiếp ảnh gia người Pháp Philippe Devillers.

Từ năm 1948, thế giới còn chưa biết nhiều về cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập của nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo tổ chức một đoàn cán bộ được tuyển chọn từ các ngành dân, chính, Ðảng ra nước ngoài để tuyên truyền về cuộc kháng chiến: “Tuyên truyền cái chính nghĩa của ta trong nhân dân các nước đối phương, trong nhân dân thế giới”. Trong cục diện phức tạp của các mối quan hệ quốc tế những thập niên giữa thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho nhân dân Việt Nam nêu tiếng nói hướng đến sự điều hoà những đa dạng về xu hướng chính trị, về chế độ xã hội giữa các nước để các dân tộc gần gũi và hiểu biết nhau hơn.

Giữa những năm bom rơi đạn nổ trên cả hai miền đất nước còn đang bị chia cắt, Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra quyết định chiến lược: mở mặt trận đấu tranh ngoại giao - “một mũi giáp công” mạnh mẽ cùng với đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, tạo thế "vừa đánh vừa đàm, đẩy Mỹ từng bước xuống thang” chiến tranh và ký Hiệp định Paris (27/2/1973). Thắng lợi ngoại giao này đã trực tiếp dẫn đến thành quả thống nhất đất nước tháng 4/1975.   

Ngoại giao thúc đẩy vị thế đất nước

Những năm cuối thế kỷ XX, trong vòng xoáy hỗn loạn của những biến động địa chính trị thế giới, một lần nữa ngoại giao Việt Nam lại thể hiện vai trò và góp phần quan trọng trong việc phá thế bị cô lập, bao vây cấm vận, từng bước mở rộng các mối quan hệ quốc tế, đưa Việt Nam hòa nhập và khẳng định vị thế của mình. Trong thời kỳ Ðổi mới, Ngoại giao Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng: bình thường hóa quan hệ với nhiều nước, kể cả những nước là “cựu thù”; thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước, tổ chức quốc tế; tham gia và trở thành thành viên quan trọng của Cộng đồng ASEAN, nhiều diễn đàn, tham gia nhiều hiệp ước, hiệp định quốc tế...

khong de dan toc chien dau trong vong vay
Nhân dân xuống đường ủng hộ Chính phủ lâm thời, tháng 9/1945.

Qua sự mở rộng các quan hệ đối ngoại, vị thế của Việt Nam được nâng cao, hình ảnh Việt Nam được quảng bá. Phát huy những kết quả đạt được, đường lối đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh mới đã được Ðảng xác định: “... thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, hoạt động đối ngoại nhằm phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” (Văn kiện Ðại hội Ðảng lần thứ XII).

khong de dan toc chien dau trong vong vay Kỷ niệm ngày Quốc khánh tại Bangladesh

Nhân kỷ niệm 72 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 24/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Bangladesh ...

khong de dan toc chien dau trong vong vay Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ tại Khu Di tích K9

Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945- 2/9/2017) và 48 năm kể từ ngày Bác đi xa ...

khong de dan toc chien dau trong vong vay Cuộc cách mạng ở tầm cao lịch sử

Đã 72 năm trôi qua, giá trị của Cách mạng tháng Tám và bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ...

TS. Ngô Vương Anh

Đọc thêm

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

Tưng bừng khai trương phố ẩm thực đầu tiên ở Hải Dương

UBND phường Bình Hàn (TP Hải Dương) tổ chức khai trương phố ẩm thực Tuệ Tĩnh. Đây là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của tỉnh Hải Dương.
Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Cứu trợ người dân bị ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh miền Nam

Ngày 26/4 Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ người dân vùng chịu ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn tại 4 tỉnh Cà Mau, Long An, Tiền ...
Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Lý do hoãn chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 9/5 của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bị hoãn lại sang thời điểm thuận tiện cho cả hai bên do xung đột về ...
VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV đặc biệt sắp phát sóng hé lộ những thông tin đắt giá, chưa từng được tiết lộ về chiến thắng Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. VTV đã thực hiện và phát sóng nhiều chương trình đặc biệt trên các kênh và nền tảng số về chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Mỹ hồi đáp báo giới liên quan vấn đề chia sẻ chi phí quân sự với Hàn Quốc

Mỹ khẳng định theo đuổi một kết quả công bằng, bình đẳng để duy trì và tăng cường quan hệ đồng minh song phương.
Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Hãng xe Trung Quốc BYD sẽ ra mắt ba mẫu xe mới tại Việt Nam trong năm 2024

Ba mẫu xe Dolphin, Seal và Atto 3 dự kiến sẽ được hãng xe Trung Quốc BYD ra mắt tại thị trường Việt Nam trong năm nay.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động