Mỹ tung “chim ăn thịt” F-22 tới Đông Âu

Việc Mỹ tung hai chiếc chiến đấu cơ tàng hình tối tân F-22 Raptor đến Đông Âu được cho là một thông điệp răn đe gửi đến Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
my tung chim an thit f 22 toi dong au
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Mỹ. (Nguồn: RT)

Cam kết bảo vệ đồng minh

Hôm 25/4, lần đầu tiên hai chiếc F-22 Raptor cùng với một chiếc máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 của Mỹ đã xuất phát từ Anh và hướng thẳng đến căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu của Romania ở Biển Đen.

Tiếp đó, ngày 27/4, hai F-22 Raptor nói trên của Mỹ tiếp tục bay đến Lithuania, hạ cánh tại căn cứ không quân Siauliai.

Phát biểu về sự kiện này, chỉ huy phi đội chiến đấu cơ F-22 của Mỹ – ông Daniel Lehosk tuyên bố: "Chúng tôi ở đây để thể hiện năng lực của mình trong việc có thể triển khai F-22 đi bất kỳ nơi nào cần thiết trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hoặc khắp Châu Âu”.

Trong khi đó, Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite cho rằng, sự xuất hiện của hai máy bay chiến đấu F-22 ở căn cứ của họ đã chứng minh cho cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ an ninh cho khu vực Đông Âu.

"Đó là một dấu hiệu cho thấy liên minh đã sẵn sàng và có khả năng đối phó với bất kỳ mối đe doạ nào”, bà Grybauskaite phát biểu tại căn cứ không quân Siauliai trước lá cờ của Lithuania, Mỹ và NATO.

“Báu vật” của Không quân Mỹ

F-22 vốn là niềm tự hào của người Mỹ bởi nó là chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất của thế giới được đưa vào hoạt động cho đến thời điểm này, đồng thời là vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ.

F-22 luôn đứng đầu trong danh sách những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới, với khả năng có một không hai là thực hiện sứ mệnh tham chiến không đối không, không đối đất cùng một thời điểm mà gần như không hề hấn gì.

Công nghệ tàng hình là một trong những tính năng vượt trội của F-22 so với bất kỳ loại chiến đấu cơ tối tân nào khác trên thế giới. Tiết diện radar của F-22 chỉ bằng kích thước một viên bi nên nó gần như không thể bị phát hiện bởi các hệ thống radar. Công nghệ tàng hình vượt trội như vậy nên F-22 có thể phát hiện và khóa mục tiêu bằng radar rồi khai hỏa nhanh chóng, khiến kẻ thù không kịp biết mình đang đối mặt với cái gì. Để đảm bảo tàng hình trước radar đối phương, F-22 giấu kín tên lửa và bom vào khoang trong.

F-22 Raptor đạt chuẩn chưa từng có về khả năng sống sót ngay cả khi phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa lớn, tinh vi từ trên không lẫn dưới đất. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, F-22 còn có khả năng thực hiện một loạt nhiệm vụ gồm thu thập tin tình báo, do thám, trinh sát và tấn công điện tử.

Dù được đánh giá là chiến đấu cơ thiện chiến hàng đầu thế giới nhưng F-22 cũng có một vài điểm yếu so với đối thủ ngang tầm của nó là Su-35S của Nga. F-22 được cho là không có khả năng cơ động và linh hoạt như Su-35S. Khả năng phát hiện các mục tiêu trên không của F-22 thấp hơn so với Su-35S.

Chiến đấu cơ F-22 chính thức gia nhập vào Lực lượng Không quân Mỹ từ tháng 12/2005. Vì sức mạnh hàng đầu của F-22, chiến đấu cơ này được coi là “báu vật” trong kho vũ khí của Mỹ và nước Mỹ cấm xuất khẩu loại máy bay này.

Nguy cơ gây ra xung đột

Việc Mỹ đưa hai chiếc F-22 đến Romania và Lithuania diễn ra trong bối cảnh các nước thành viên Đông Âu của NATO đang kêu gọi liên minh này tăng cường sự hiện diện quân sự lớn hơn ở trong khu vực để đối phó với Nga.

Kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đặc biệt là cuộc chiến ở miền Đông Ukraine và vụ sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga, một số quốc gia trong khu vực Đông Âu tỏ ra hoài nghi và lo ngại về nước láng giềng Nga. Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Ba Lan thậm chí còn miêu tả Nga là “mối đe doạ hiện hữu nguy hiểm hơn cả tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS)”.

Mỹ và NATO được cho là đã dựa vào cái cớ là mối đe doạ từ Nga để tìm cách thiết lập một sự hiện diện quân sự lớn ở Đông Âu nhằm bao vây Nga. Rất dễ nhận thấy rằng, kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra, các hoạt động quân sự của Mỹ và NATO ở khu vực đang trở nên nhộn nhịp, cấp tập hơn bao giờ hết.

Động thái đưa F-22 đến hai nước Đông Âu là cách để Mỹ làm hài lòng các thành viên NATO, thể hiện cam kết bảo vệ các đồng minh Đông Âu của họ trong khu vực và trên hết là để phát đi thông điệp cảnh báo, răn đe Nga.

Tuy nhiên, về mặt công khai, Mỹ vẫn bác bỏ việc tung F-22 là nhằm để “hù doạ” Nga. “Chúng tôi ở đây không phải để khiêu khích bất kỳ ai. Chúng tôi ở đây để hợp tác với các đồng minh”, ông Dan Barina – phi công lái F-22 đã phát biểu như vậy.

Dù vậy, sau vụ chạm trán căng thẳng giữa các máy bay chiến đấu của Nga với tàu khu trục của Mỹ ở biển Baltic hồi đầu tháng Tư, tình hình mới nếu không được kiểm soát thận trọng sẽ đẩy cả hai bên vào một cuộc xung đột không mong muốn, vì những sơ suất hay hiểu lầm không đáng có.

Hải Yến

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/12/2024: Tuổi Dậu công việc chăm chỉ

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 17/12/2024: Tuổi Dậu công việc chăm chỉ

Xem tử vi 17/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 17/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 17/12/2024, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 17/12/2024, Lịch vạn niên ngày 17 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 17/12. Lịch âm 17/12/2024? Âm lịch hôm nay 17/12. Lịch vạn niên 17/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Chủ tịch nước làm việc với Bộ Ngoại giao; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thăm Trung Quốc

Đối ngoại trong tuần: Chủ tịch nước làm việc với Bộ Ngoại giao; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thăm Trung Quốc

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 9-16/12.
Cùng con đi khắp thế gian - ISTUDIO và GENIEBOOK trao 999 suất học bổng cho học sinh

Cùng con đi khắp thế gian - ISTUDIO và GENIEBOOK trao 999 suất học bổng cho học sinh

Chiều ngày 1512/2024, tại văn phòng Alpha AIA - Tầng 7, Royal Tower B, dự án du lịch – giáo dục “Cùng Con Đi Khắp Thế Gian” đã ra mắt ...
Giá vàng hôm nay 17/12/2024: Giá vàng bất ngờ đảo chiều, chuyên gia dự đoán thời điểm đạt 2.900 USD/ounce, giá vàng nhẫn theo đà tăng

Giá vàng hôm nay 17/12/2024: Giá vàng bất ngờ đảo chiều, chuyên gia dự đoán thời điểm đạt 2.900 USD/ounce, giá vàng nhẫn theo đà tăng

Giá vàng hôm nay 17/12/2024, Giá vàng đi lên. Việc Mỹ cắt giảm lãi suất sẽ nâng giá quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn nhích tăng.
Giá tiêu hôm nay 17/12/2024: Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh; thương nhân Việt Nam chuyển hướng nguồn nhập

Giá tiêu hôm nay 17/12/2024: Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh; thương nhân Việt Nam chuyển hướng nguồn nhập

Giá tiêu hôm nay 17/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.
Tin thế giới 16/12: Belarus muốn lợi ích trong hòa đàm Nga-Ukraine, Trung Quốc nói Mỹ 'sai lầm chồng chất', BRICS sẽ không quay lưng với Syria

Tin thế giới 16/12: Belarus muốn lợi ích trong hòa đàm Nga-Ukraine, Trung Quốc nói Mỹ 'sai lầm chồng chất', BRICS sẽ không quay lưng với Syria

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Thái Lan sẽ tổ chức hai cuộc họp về vấn đề Myanmar

Thái Lan sẽ tổ chức hai cuộc họp về vấn đề Myanmar

Thái Lan sẽ tổ chức hai cuộc họp về vấn đề Myanmar trong tuần này, trong đó ít nhất một cuộc họp có sự tham gia của đại diện chính quyền quân sự Myanmar.
Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Tổng thống Ukraine công bố viện trợ nhân đạo cho Syria

Trong bài phát biểu ngày 15/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng cung cấp viện trợ nhân đạo cho Syria.
Tổng thống Kyrgyzstan bãi nhiệm Thủ tướng

Tổng thống Kyrgyzstan bãi nhiệm Thủ tướng

Ngày 16/12, truyền thông phương Tây đưa tin, Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov đã bãi nhiệm Thủ tướng Akylbek Japarov.
Máy bay không người lái và 'vòm phòng thủ' - Hy Lạp dồn lực cải cách quốc phòng

Máy bay không người lái và 'vòm phòng thủ' - Hy Lạp dồn lực cải cách quốc phòng

Quốc hội Hy Lạp thông qua ngân sách năm 2025, trong đó tăng gần gấp đôi chi tiêu quốc phòng, từ 3,6 tỷ Euro lên 6,1 tỷ Euro (tương đương 6,5 tỷ USD).
LHQ ra tay, hy vọng nào cho một Libya thống nhất sau 13 năm xung đột?

LHQ ra tay, hy vọng nào cho một Libya thống nhất sau 13 năm xung đột?

LHQ sẽ triệu tập một ủy ban kỹ thuật gồm các chuyên gia Libya, nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng và giúp nước này tổ chức bầu cử quốc gia.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Phiên bản di động