Người nối nhịp cầu văn hóa cho tiếng Việt

Trong số những học viên tiêu biểu được lựa chọn về nước tham gia Khóa tập huấn giảng dạy tiếng Việt cho giáo viên người Việt Nam ở ngoài nước vừa qua, có một cô giáo rất trẻ trung, xinh đẹp và nhiệt tình trong mọi hoạt động. Đó là cô Nguyễn Thị Ngọc Mai.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nguoi noi nhip cau van hoa cho tieng viet Gặp gỡ "nhịp cầu văn hóa hữu nghị Việt – Mỹ"
nguoi noi nhip cau van hoa cho tieng viet Người nối nhịp cầu văn hóa Việt – Đức

Không chỉ làm phiên dịch và giảng dạy tiếng Việt, cô Mai còn thực hiện vai trò tình nguyện viên với các hoạt động giao lưu văn hóa, thuyết minh bằng tiếng Việt cho người Việt đến tham quan và du lịch tại Đài Loan (Trung Quốc), đặc biệt là tại Bảo tàng Đài Loan (số 2 Tương Dương, khu Trung Chính, thành phố Đài Bắc).

Giảng dạy - công việc luôn ấp ủ

Nguyễn Thị Ngọc Mai mới chuyển sang định cư và làm việc tại thành phố Đài Bắc được vài năm. Cô cho biết, giảng dạy tiếng Việt là một trong những điều cô luôn ấp ủ khi có cơ hội sang Đài Loan sinh sống. Hơn nữa, ngôn ngữ tiếng Việt cũng là môn chuyên ngành mà cô đã từng tốt nghiệp Cử nhân Ngữ Văn tại Đại học Cần Thơ.

Uớc muốn của cô Mai đã trở thành hiện thực khi được một cô giáo tiếng Trung giới thiệu vào giảng dạy tiếng Việt trong Trường Tiểu học Đông Hồ từ hai năm trước. Mỗi khi thấy các em chăm chú học tập và nghe truyền đạt, cô cảm nhận rõ niềm hạnh phúc của người giáo viên và cũng như có thêm động lực để chia sẻ nhiều hơn những nét văn hóa truyền thống, nét đẹp về lịch sử, địa lý của Việt Nam.

nguoi noi nhip cau van hoa cho tieng viet
Cô Nguyễn Thị Ngọc Mai đang thuyết minh cho sinh viên Việt Nam tại Bảo tàng Đài Loan.

Theo cô Mai, nếu nhìn cách phân chia thành phần dân số tại đây theo cách gọi “Dân nguyên trú”, “Tân di dân”, thì kiều bào người Việt Nam cũng được xếp là “Tân di dân” đến định cư trong vòng khoảng 20 năm trở lại đây. Và số lượng con em Việt Nam đông thứ hai sau con em của người Tân di dân đến từ Trung hoa lục địa trên hòn đảo này.

Cô cho biết, đa số thế hệ thứ hai của kiều bào người Việt là các em còn nhỏ từ độ tuổi tiểu học đến trung học phổ thông. Trước kia, bản thân các em chưa chú trọng học ngôn ngữ cũng như ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, sau khi có chương trình đẩy mạnh giáo dục tiếng mẹ đẻ thì các em đã được tiếp xúc nhiều hơn với văn hóa Việt Nam qua các hoạt động giao lưu văn hóa.

Tuy nhiên, khó khăn nổi bật trong việc giảng dạy tiếng Việt ở đây là rất thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên có đủ năng lực chuyên môn. Do giáo án cũng đang trong quá trình từng bước biên soạn và dạy thí điểm nên chưa có sự thống nhất hoàn chỉnh trong toàn bộ lịch trình học tập của các em. Một số gia đình cũng chưa thực sự khuyến khích các em học tiếng Việt.

Cơ hội để giới thiệu Việt Nam

Nguyễn Thị Ngọc Mai cho biết, Bảo tàng Đài Loan là một trong những điểm tham quan nổi tiếng và có lịch sử lâu đời hơn 100 năm được xây dựng thời Nhật Trị tại Đài Loan năm 1908. Xuất phát từ nhu cầu giới thiệu về lịch sử, kiến trúc và các phòng trưng bày triển lãm cho khách nước ngoài, Bảo tàng đã tuyển dụng và mời tình nguyện viên làm thuyết minh.

Cơ hội đến và cô Mai đã tìm thấy rất nhiều niềm vui mới trong vai trò là thuyết minh viên tiếng Việt cho các khách tham quan là những người Tân di dân Việt Nam hoặc sinh viên, người Việt Nam. Bên cạnh đó, cô đã kiến nghị với lãnh đạo của Bảo tàng tổ chức những buổi giao lưu văn hóa Việt Nam thông qua trình diễn âm nhạc, ẩm thực, các trò chơi, quần áo truyền thống ba miền của Việt Nam...

Cô Mai kể lại một kỷ niệm đáng nhớ khi đang thuyết minh cho khách tham quan Việt Nam, có một đôi vợ chồng người Đài Loan cứ đi theo đoàn để nghe dù cô nói bằng tiếng Việt. Có lẽ, ấn tượng với ngôn ngữ và cô mặc bộ áo dài Việt Nam quá đẹp nên khi kết thúc buổi thuyết minh, hai người đã đến làm quen để được hiểu nhiều hơn về Việt Nam. Từ câu chuyện này có thể thấy nhiều người Đài Loan cũng chưa hiểu biết rõ về đất nước và con người Việt Nam. Cô Mai tin rằng trong thời gian làm việc tại đây, cô có thể giúp ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam được giới thiệu nhiều hơn cho người Đài Loan cũng như bạn bè quốc tế.

Là một giảng viên trẻ, Nguyễn Thị Ngọc Mai thấy mừng là tiếng mẹ đẻ đã khẳng định được vị trí và được giảng dạy rộng khắp cho cộng đồng con em người Việt Nam tại Đài Loan. Cô được biết đến năm 2018, tiếng Việt sẽ được giảng dạy chính thức trong các trường tiểu học và trung học.

Cô hy vọng, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện quan tâm, đầu tư hơn nữa cho các dự án hợp tác giáo dục nhằm đào tạo đội ngũ giáo viên cũng như cung cấp các tài liệu, các công trình nghiên cứu biên soạn giáo trình để những giảng viên như cô có thể áp dụng giảng dạy hiệu quả. Điều mà cô mong đợi hơn nữa là văn hóa Việt Nam được giảng dạy rộng rãi đến các con em cộng đồng người Việt, thậmchí đến cả người dân bản xứ cũng như người nước ngoài muốn tìm hiểu về Việt Nam.

nguoi noi nhip cau van hoa cho tieng viet Nga dành gần 1.000 suất học bổng cho Việt Nam

Từ ngày 25- 30/9, tại Hà Nội diễn ra Chương trình “Các trường Đại học Nga” do Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga phối hợp ...

nguoi noi nhip cau van hoa cho tieng viet Quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Hội chợ Top Resa (Pháp)

Từ ngày 20-23/9, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với Sở Du lịch thành phố Hà Nội tham gia Hội chợ Du ...

nguoi noi nhip cau van hoa cho tieng viet Nhịp cầu văn hóa Việt – Hung

Ngày 22/10 tại Hà Nội, Câu lạc bộ Văn hóa Việt- Hung chính thức được ra mắt nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan ...

Trọng Vũ

Đọc thêm

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thủ đô Hà Nội nhộn nhịp hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Theo Sở Du lịch Hà Nội, nhiều hoạt động hấp dẫn đang chờ đón người dân và du khách trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq trên kênh nào?

U23 châu Á 2024: Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Iraq trên kênh nào?

Đội tuyển U23 Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết U23 châu Á bằng màn thi đấu với U23 Iraq ở tứ kết.
Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Vì lý do này, hàng triệu thùng dầu Nga tiếp tục đổ vào Anh

Dầu Nga đang được bán cho các nước đồng minh với Moscow để chế biến, trước khi xuất khẩu sang Anh.
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Chững ở mức cao; phát hiện 1 xã ở Bắc Kạn xuất hiện dịch tả heo châu Phi

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay lặng sóng trên diện rộng. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào?

Xin cho tôi hỏi hành vi sử dụng biển số xe giả tham gia giao thông bị phạt thế nào? - Độc giả Nhật Nam
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động