Nhớ về chiến thắng Quảng Trị 1972

Gần một năm trước khi các bên tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng và chính thức ký Hiệp định Paris, lúc 11 giờ ngày 30/3/1972, chiến dịch Quảng Trị bắt đầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Từ trái sang: Các Ông Phạm Hồng Cư, Văn Tiến Dũng, Huy Du, Nguyễn Khải tại Mặt trận Quảng Trị 1972.

Bốn thập kỷ đã trôi qua, nhưng chiến dịch giải phóng Quảng Trị đã đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi. Đó là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng, là chiến thắng đầu tiên vang dội cổ vũ toàn quân toàn dân, mở màn cho cuộc tiến công chiến lược lịch sử năm 1972. Trong cuộc tiến công chiến lược này, Quảng Trị là hướng chủ yếu, nơi tập trung đoàn chiến dịch mạnh nhất của quân đội ta gồm các đơn vị binh chủng hợp thành có bề dày truyền thống, được trang bị và huấn luyện tốt. Quảng Trị tiếp giáp với hậu phương miền Bắc, có điều kiện đảm bảo hậu cần cho yêu cầu tác chiến lớn, dài ngày. Trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng, năm 1972 đã diễn ra một cuộc đọ sức vô cùng quyết liệt giữa ta và địch trong một chiến dịch dài ngày nhất (304 ngày), kể từ khi mở màn chiến dịch (30/3/1972) đến ngày ký Hiệp định Pari về Việt Nam (27/01/1973).

Mọi người còn nhớ: Năm 1972, ta mở một cuộc tiến công chiến lược quy mô toàn miền Nam, phối hợp các mũi tiến công của bộ đội chủ lực trên 3 hướng: Trị Thiên, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ với các chiến dịch tổng hợp ở Khu 5 và Đồng bằng sông Cửu Long.

Trung tướng Phạm Hồng Cư  (tên thật là Lê Đỗ Nguyên) sinh năm 1926 tại Thanh Hóa, sống tại Hà Nội. Ông đã tham gia Cách mạng tháng Tám và chiến đấu trong nhiều chiến dịch quân sự lớn như Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chiến dịch  Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam... Năm 1972, ông là đặc phái viên của Tổng cục Chính trị tại Mặt trận Quảng Trị. Ông nguyên là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Mặt trận Trị Thiên là hướng chiến lược quan trọng nhất. Bộ Tư lệnh mặt trận được thành lập gồm Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam là Tư lệnh; Trung tướng Lê Quang Đạo, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bí thư Đảng ủy Mặt trận, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam được cử làm đại diện Quân ủy Trung ương trực tiếp chỉ đạo hướng chiến lược quan trọng này.

Ngày 30/3/1972, ta tiến công địch ở Quảng Trị và Kon Tum. Ngày 1/4/1972, miền Đông Nam Bộ, Khu 5 và Đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt tiến công và nổi dậy.

Ngày 31/3/1972, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi: "Chiến dịch lịch sử năm 1972 đã bắt đầu! Các đồng chí hãy nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần quyết chiến quyết thắng, tích cực, chủ động, kiên quyết, linh hoạt tiến công địch, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chiến đấu, quyết giành cho được những thắng lợi to lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện Di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ tịch kính yêu…".

Quảng Trị, 11 giờ ngày 30/3/1972, Tư lệnh mặt trận Lê Trọng Tấn hạ lệnh: "Bão táp I". 247 khẩu pháo các loại của bộ đội pháo binh mở màn chiến dịch, đồng loạt bắn vào 19 căn cứ trên tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch.

Ngay từ loạt đạn đầu, pháo ta bắn trúng hầu hết các trận địa pháo, các sở chỉ huy địch ở điểm cao 241, Mai Lộc, Miếu Bái Sơn, Quán Ngang, Đông Hà, Cồn Tiên, Dốc Miếu… Sau cuộc bắn phá của pháo binh dài 36 tiếng đồng hồ với gần 8.000 viên đạn các loại, các lực lượng binh chủng hợp thành gồm bộ binh, xe tăng xuất phát tiến công, đột phá trên hướng chủ yếu ở phía Tây và Tây bắc Quảng Trị, kết hợp với mũi thọc sâu bao vây ở phía Đông và mũi chia cắt chiến dịch ở phía Nam.

Sau 5 ngày chiến đấu, đến ngày 4/4/1972, bộ đội ta phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, diệt 4 căn cứ trung đoàn, 7 căn cứ tiểu đoàn trên đường số 9, bức hàng trung đoàn 56, đánh thiệt hại nặng trung đoàn 2 và lữ đoàn 147, giải phóng hoàn toàn 2 huyện Gio Linh, Cam Lộ. Trưa ngày 4/4, Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp gọi điện tới Sở chỉ huy chiến dịch biểu dương quân và dân Quảng Trị đánh thắng trận đầu.

Trước đòn tấn công mạnh của ta ở Quảng Trị, ngày 3/4, Nguyễn Văn Thiệu họp Hội đồng An ninh Quốc gia, điều động gấp 5 trung đoàn, lữ đoàn, 3 thiết đoàn xe tăng thiết giáp từ Sài Gòn và Đà Nẵng ra Quảng Trị. Địch điều chỉnh thế phòng ngự thành ba cụm Đông Hà, Ái Tử, La Vang - Quảng Trị, lực lượng chủ yếu tập trung ở Đông Hà.

Bộ chỉ huy chiến dịch nhận định: "Địch đã tăng cường lực lượng nhưng chưa được củng cố, tinh thần hoang mang giao động, nếu ta đánh mạnh, đánh nhanh thì chúng sẽ tan vỡ".

15 giờ ngày 8/4, pháo binh thực hành kế hoạch hỏa lực "Bão táp II". 2.713 viên đạn pháo giáng xuống căn cứ địch ở Đông Hà, Ái Tử. 5 giờ sáng ngày 9/4, Sư đoàn 304 tiến công cụm quân địch ở Ái Tử. Sư đoàn 324 đánh địch ở La Vang - Quảng Trị. Sư đoàn 308 được tăng cường Trung đoàn 48 (thay cho Trung đoàn 88 làm nhiệm vụ dự bị chiến dịch) và 2 đại đội xe tăng tiến công cụm quân địch ở Đông Hà- Lai Phước. Ngay từ tuyến giáp, địch chống trả quyết liệt. Quân ta đánh địch trong hành tiến, bị các trận địa có xe tăng địch dấu trong công sự ngăn chặn, 6 xe tăng T54 của ta bị bắn hỏng. Mũi tiến công của 308 vào căn cứ Đông Hà buộc phải dừng lại. Phía tây Ái Tử, Trung đoàn 24 (Sư đoàn 304) giành giật quyết liệt với địch mới chiếm được căn cứ Phượng Hoàng, Hướng đông, 3 tiểu đoàn bộ binh, đặc công vượt sông Cửa Việt bị pháo hạm Mỹ bắn chặn. Tại Cửa Việt, Trung đoàn 126 hải quân chiếm được cảng nhưng cũng bị tổn thất.

Thực tế chiến đấu cho thấy lực lượng địch ở Đông Hà - Quảng Trị khá đông gồm sư đoàn 3 bộ binh (thiếu), 3 liên đoàn biệt động quân 1, 4, 5, lữ đoàn 147 lính thủy đánh bộ, 3 thiết đoàn 11, 17 và 20, được không quân, pháo binh yểm trợ ở mức cao. Đặc biệt, không quân và hải quân Mỹ hoạt động mạnh, vừa yểm trợ cho quân ngụy ở Quảng Trị, vừa tăng cường đánh phá hậu phương chiến dịch. Máy bay B52 oanh tạc rải thảm, khu trục hạm Mỹ pháo kích ác liệt các trận địa ta và tuyến vận chuyển chiến dịch từ sông Gianh, Lệ Thủy (Quảng Bình) vào mặt trận.

Về chiến thuật, địch đã thay đổi thủ đoạn phòng ngự. Bị thất bại ở tuyến phòng thủ vòng ngoài, với ưu thế xe tăng thiết giáp, địch kết hợp giữa xe tăng và bộ binh tạo thành từng cụm phòng ngự di động, luôn thay đổi vị trí, tránh bị ta tập kích diệt gọn.

Để đánh bại chiến thuật "xe tăng bầy", "vỏ thép cứng di động" và phá vỡ hệ thống phòng ngự đã được tăng cường của địch, ta cần phải có thời gian chuẩn bị, tìm ra cách đánh thích hợp. Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định tạm ngừng tiến công, kết thúc đợt 1, mở một đợt "đệm", phát động phong trào "săn xe tăng địch", tổ chức các trận đánh nhỏ, vừa tiêu hao sinh lực địch vừa khẩn trương chuẩn bị cho cuộc tiến công quyết định trong 2 đợt chiến dịch.

5 giờ sáng ngày 27/4, ta mở đợt 2 chiến dịch, đợt quyết định chiến trường. Mục tiêu là tiêu diệt tập đoàn phòng ngự mạnh của địch ở Đông Hà, Ái Tử, La Vang - Quảng Trị, hỗ trợ cho nhân dân Triệu Phong, Hải Lăng nổi dậy, giải phòng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị, sau đó nắm thời cơ, phát triển tiến công địch ở Thừa Thiên.

Đợt 2 chiến dịch đã diễn ra trong 6 ngày đêm, mở đầu bằng đòn hỏa lực “Bão táp III”. Sư đoàn 308 được hỏa lực pháo binh chiến dịch chi viện, liên tục tiến công cụm quân địch ở Đông Hà - Lai Phước. Trong tiếng nổ của tiếng đạn pháo, xe tăng T54, pháo cao xạ 37, 57 trong đội hình binh chủng hợp thành cử Sư đoàn yểm hộ bộ binh tiến công. 18 giờ ngày 28/4, thị xã Đông Hà được giải phóng. Ủy ban quân quản được thành lập, do đồng chí Nguyễn Hiền, Phó Chính ủy sư đoàn làm Chủ tịch. Cùng vào Đông Hà có nữ đồng chí Hồ Thị Bích La, Thị ủy viên.

Phía Ái Tử, Sư đoàn 304 được các cụm pháo Trung đoàn 45, 164, 38 chi viện. 21 giờ ngày 30/4, bộ binh, xe tăng Sư đoàn 304 tràn vào sân bay Ái Tử. Đến 14 giờ ngày 1/5, quân ta hoàn toàn làm chủ căn cứ.

Mất Đông Hà, Ái Tử, quân địch ở Quảng Trị - La Vang hoang mang rút chạy.

Hơn một trăm xe tập trung ở La Vang Thượng. Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho Sư đoàn 324 (thiếu) cắt đường số 1, pháo binh chiến dịch tập trung hỏa lực bắn vào La Vang Thượng.

Phối hợp với đoàn tiến công của bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương, nhân dân Quảng Trị nổi dậy giành lại chính quyền ở khắp các thôn xã. 18 giờ ngày 1/5/1972, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn giải phóng.

Tuy nhiên chiến sự trên mặt trận Quảng Trị diễn ra giằng co quyết liệt, quân và dân Quảng Trị còn phải đương đầu và vượt qua nhiều thử thách rất lớn suốt nửa cuối năm 1972.

Ngày 28/6/1972 được không quân, pháo hạm Mỹ chi viện, Mỹ - ngụy huy động hai sư đoàn dù và thủy quân lục chiến,một lực lượng lớn pháo binh, thiết giáp vượt sông Mỹ Chánh phản kích lên thị xã Quảng Trị. Cuộc chiến đấu bảo vệ thị xã, giữ thành Cổ Quảng Trị kéo dài gần 3 tháng dưới bom đạn ác liệt của quân thù. Không có công sự trận địa nào không bị bom đạn pháo địch cày xới, băm nát hàng trăm lần. Thêm vào đó, mưa lũ đầu mùa đổ xuống công sự, chiến hào ngập nước, nhiều hầm hào bị sụt lở. Khó khăn là rất lớn. Các chiến sĩ dựa vào chiến hào, dựa vào tường thành cổ giành giật với địch từng mô đất, từng mảng tường, từng đoạn chiến hào, có phân đội đã chiến đấu đến người cuối cùng.

Các đơn vị bảo vệ thị xã Thành cổ Quảng Trị đã giữ vững trận địa 81 ngày đêm, nêu một tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, kiềm giữ một bộ phận lực lượng cơ động chiến lược của địch, tạo điều kiện cho đấu tranh ngoại giao và các mặt trận khác đẩy mạnh tiến công.

Ngày 22/9/1972, dưới sự chi viện không quân và pháo hạm của Mỹ, quân ngụy mở một cuộc hành quân lớn nữa hòng chiếm lại toàn bộ vùng giải phóng Quảng Trị. Dựa vào hệ thống phòng ngự trận địa, quân và dân Quảng Trị đánh lui các đợt tiến công của địch, giữ vững vùng giải phóng Quảng Trị.

Do những thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên toàn miền Nam, cùng với "trận Điện Biên Phủ trên không" ở miền Bắc, tại Hội nghị Pari, đế quốc Mỹ buộc phải thỏa thuận về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, đơn phương rút quân về nước.

Chữ ký trên Hiệp định Pari chưa ráo mực, ngụy quân Sài Gòn đã phá hoại Hiệp định. 23 giờ ngày 30/1/1973, lợi dụng lúc gió to nước thủy triều xuống, địch cho lữ đoàn đặc nhiệm có hơn 100 xe tăng, xe bọc thép dẫn đầu tiến theo mép nước lấn chiếm Cửa Việt. Chúng bị Sư đoàn 320 B trừng trị thích đáng, đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm đầu tiên của địch sau Hiệp định Pari.

Hai năm sau, ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng và trong công cuộc giải phóng miền Nam, Quảng Trị là tỉnh đầu tiên sạch bóng quân thù.

Trung tướng Phạm Hồng Cư

Bài viết cùng chủ đề

50 năm Hiệp định Paris

Đọc thêm

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng ...
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
U23 Việt Nam gặp U23 Iraq tại tứ kết U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam gặp U23 Iraq tại tứ kết U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam thua đậm 0-3 trước U23 Uzbekistan ở lượt cuối cùng bảng D trên sân Khalifa và sẽ đối đầu U23 Iraq ở tứ kết giải U23 châu ...
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Sao Việt: Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh nhẹ nhàng, thanh lịch

Sao Việt: Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh nhẹ nhàng, thanh lịch

Diễn viên Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh đăng ảnh hậu trường thanh lịch, Hòa Minzy khoe vai trần gợi cảm.
Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, nên học đầu tư theo tỷ phú?
Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Khai mạc chương trình cập nhật các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại dành cho tỉnh ủy viên và lãnh đạo cấp sở

Chương trình nhằm giúp các học viên cập nhật tình hình thế giới, chính sách đối ngoại của Việt Nam, vấn đề biển đảo, hội nhập kinh tế quốc tế.
Giao lưu thể thao kỷ niệm 60 năm thành lập Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn

Giao lưu thể thao kỷ niệm 60 năm thành lập Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn

Hơn 300 vận động viên từ các đơn vị trong Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan đối tác tham gia tranh tài trong 6 bộ môn thể thao.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tham dự ASEAN Bazaar 2024

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tham dự ASEAN Bazaar 2024

Đại sứ quán Việt Nam cùng với Đại sứ quán Indonesia, Philippines, Thái Lan và tổ chức Friend of Childs đồng tổ chức Hội chợ ASEAN Bazaar tại thủ đô Athens.
Bộ Ngoại giao tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ New Zealand tại Việt Nam

Bộ Ngoại giao tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ New Zealand tại Việt Nam

Ngày 22/4, tại Cục Lễ tân Nhà nước, Đại sứ Nguyễn Việt Dũng, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm bà Caroline Rachel Beresford làm ...
Thúc đẩy hợp tác đầu tư, bảo hộ công dân giữa tỉnh Malanje, Angola và Việt Nam

Thúc đẩy hợp tác đầu tư, bảo hộ công dân giữa tỉnh Malanje, Angola và Việt Nam

Đoàn công tác của Đại sứ quán Việt Nam tại Angola do Đại sứ Dương Chính Chức dẫn đầu đã thăm và làm việc tại tỉnh Malanje, Angola.
Thanh niên góp phần định hình tương lai ASEAN

Thanh niên góp phần định hình tương lai ASEAN

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên đại diện thanh niên Việt Nam phát biểu tại Đối thoại giữa Tổng thư ký ASEAN với thanh niên ASEAN tại Học viện Ngoại giao.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Lào: Mong đợi kết quả từ Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Lào: Mong đợi kết quả từ Diễn đàn Tương lai ASEAN

Với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2024, Lào mong đợi những cuộc thảo luận và kết quả có ý nghĩa từ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.
Chuyên gia Viện Tony Blair: 'Tôi đã đi khắp ASEAN và lạc quan về tương lai của các bạn'

Chuyên gia Viện Tony Blair: 'Tôi đã đi khắp ASEAN và lạc quan về tương lai của các bạn'

Ông Damian Hickey, Viện Thay đổi toàn cầu Tony Blair cho rằng ASEAN có những nền tảng rất tốt để làm chủ tương lai.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tham dự ASEAN Bazaar 2024

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tham dự ASEAN Bazaar 2024

Đại sứ quán Việt Nam cùng với Đại sứ quán Indonesia, Philippines, Thái Lan và tổ chức Friend of Childs đồng tổ chức Hội chợ ASEAN Bazaar tại thủ đô Athens.
Đại sứ Philippines: Nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN là một minh chứng cho trường phái 'ngoại giao cây tre'

Đại sứ Philippines: Nỗ lực của Việt Nam trong ASEAN là một minh chứng cho trường phái 'ngoại giao cây tre'

Đại sứ Philippines tại Việt Nam kỳ vọng vào những cuộc thảo luận thực chất và cởi mở tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.
Dành riêng cho ASEAN, của ASEAN và vì người dân ASEAN

Dành riêng cho ASEAN, của ASEAN và vì người dân ASEAN

Sự khác biệt lớn nhất của Diễn đàn Tương lai ASEAN đó chính là dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân của ASEAN
Các nhà ngoại giao Trung Quốc ở nước ngoài bất ngờ được… tăng lương

Các nhà ngoại giao Trung Quốc ở nước ngoài bất ngờ được… tăng lương

Các nhà ngoại giao Trung Quốc đang công tác nhiệm kỳ ở nước ngoài đã được tăng lương đáng kể vào mùa Xuân năm nay.
Phiên bản di động