Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn Việt Nam - Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư

Sáng 5/7, Diễn đàn “Việt Nam – Mỹ Latinh: Đối tác thương mại, đầu tư vì phát triển”,đã được khai mạc tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng. Báo TG&VN trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Thưa các vị Trưởng đoàn đại diện các nước Mỹ La-tinh,

Thưa các vị Đại diện Đoàn Ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội,

Thưa quý vị và các bạn, 

Tôi rất vui mừng đến dự và phát biểu tại Diễn đàn Việt Nam – Mỹ La-tinh về Thương mại và Đầu tư lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Thay mặt chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng các vị Trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn đại biểu Chính phủ các nước Mỹ La-tinh, lãnh đạo các địa phương và doanh nghiệp Mỹ La-tinh, đã dành thời gian quý báu của mình, vượt qua nửa vòng trái đất để đến với đất nước Việt Nam hòa bình và thân thiện. Tôi cũng nhiệt liệt chào mừng các vị Đại diện Đoàn Ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội, Lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Việt Nam đã đến dự Diễn đàn quan trọng này. Sự có mặt của toàn thể quý vị thể hiện sự quan tâm sâu sắc và quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và các nước Mỹ La-tinh ở các cấp và của cộng đồng doanh nghiệp hai bên nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác của chúng ta vì hòa bình và phát triển.

Thưa quý vị và các bạn,

Việt Nam và các nước Mỹ La-tinh có quan hệ truyền thống tốt đẹp, gắn bó trên cơ sở những tương đồng về lịch sử, khát vọng dân tộc về độc lập và tự do. Những hiểu biết và tiếp xúc giữa Việt Nam và các nước Mỹ La-tinh đã được ghi nhận ngay từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi đó Việt Nam còn đang trong ách nô lệ của thực dân và đa số các nước Mỹ La-tinh cũng vừa giành được độc lập và còn đang phải nỗ lực để gìn giữ nền độc lập trước sự can thiệp của nhiều đế quốc bên ngoài. Năm 1889, Hô-sê Mác-ti (José Martí), anh hùng dân tộc, nhà văn hóa nổi tiếng của Cu-ba đã viết một truyện ngắn nhan đề "Cuộc dạo chơi trên đất nước của người An Nam" đăng trong tạp chí Tuổi vàng (Edad de Oro) được xuất bản tại Mỹ, giới thiệu với nhân dân các nước Mỹ La-tinh về cuộc sống lao động cần cù, sáng tạo, tinh thần đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.  Năm 1912, đúng 100 năm trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, trong hành trình tìm đường cứu nước của mình đã đặt chân đến Mác-tin-níc (Martinique), U-ru-goay và Ác-hen-ti-na. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chính là người đặt nền móng cho quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước Mỹ La-tinh.

Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, giữa khói lửa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của Việt Nam, phong trào ủng hộ Việt Nam chống giặc ngoại xâm đã phát triển mạnh mẽ với nhiều cuộc biểu tình lớn diễn ra rộng khắp ở các nước Mỹ La-tinh. Những mối quan hệ ngoại giao đầu tiên giữa Việt Nam với Cu-ba, Chi-lê, và Ác-hen-ti-na đã được thiết lập. Chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Cu-ba Fi-đen Cát-xờ-t-rô (Fidel Castro) năm 1973 và Chủ tịch Thượng viện Chi-lê San-va-đo A-len-đê (Salvador Allende) năm 1969 là những dấu ấn lớn của tình đoàn kết và sự ủng hộ lớn lao mà Chính phủ và nhân dân các nước Mỹ La-tinh dành cho Việt Nam.

Sau chiến thắng 1975, thống nhất đất nước và nhất là từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới năm 1986 đến nay, quan hệ của Việt Nam với các nước Mỹ La-tinh không ngừng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước Mỹ La-tinh. Nhiều chuyến thăm cấp cao đã được thực hiện và đã góp phần quan trọng trong việc hình thành một số khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện giữa hai bên. Việt Nam đã thiết lập cơ chế Ủy ban Liên Chính phủ với 5 nước Mỹ La-tinh, cơ chế Tham khảo chính trị với 15 nước, ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác, tạo cơ chế và khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho quan hệ với các nước khu vực.

Bên cạnh sự phát triển quan hệ về chính trị, ngoại giao, sự hiểu biết, giao lưu và trao đổi về văn hóa giữa nhân dân Việt Nam và Mỹ La-tinh cũng được tăng cường. Ngày nay, các bạn Mỹ La-tinh không chỉ biết đến Việt Nam là tấm gương về đấu tranh anh dũng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, mà còn biết đến một Việt Nam của Đổi mới, hội nhập, phát triển, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều công trình văn hóa, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa nổi tiếng ... Nhân dân Việt Nam cũng ngày càng quen thuộc với các ngôi sao bóng đá, các loại rượu vang nổi tiếng, các điệu nhảy đẹp và sôi động… của khu vực Mỹ La-tinh.

Chúng ta cũng vui mừng nhận thấy quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước Mỹ La-tinh đang phát triển mạnh mẽ. Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều tăng gấp 17 lần, đạt hơn 5 tỷ đô-la Mỹ năm 2011. Nhiều dự án đầu tư đang được triển khai trong các lĩnh vực chiến lược như năng lượng và viễn thông. Đóng góp vào kết quả này có sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và những nỗ lực của chính các Doanh nghiệp hai bên.

Nhìn lại chặng đường phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước Mỹ La-tinh, chúng ta tự hào về những thành quả đạt được nhưng cũng thấy kết quả đó còn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Kim ngạch thương mại hai chiều tuy tăng trưởng với tốc độ cao nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giao dịch thương mại của mỗi nước. Số lượng các dự án đầu tư của hai bên còn khiêm tốn. Hiểu biết về đối tác, môi trường đầu tư, kinh doanh của mỗi bên còn hạn chế.

Thưa quý vị và các bạn,

Việt Nam là một thị trường lớn của gần 90 triệu dân, có vị trí chiến lược tại khu vực Đông Á, là thành viên của nhiều cơ chế thương mại khu vực và quốc tế. Hiện đã có quan hệ ngoại giao và kinh tế, thương mại, đầu tư với hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011 đạt hơn 200 tỷ USD. Trên 13.700 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký trên 200 tỷ USD. Việt Nam hiện cũng đã có gần 700 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đạt gần 12 tỷ USD. Đồng thời, Việt Nam có thế mạnh trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, giao thông, viễn thông… Việt Nam sẵn sàng trở thành đối tác kinh tế quan trọng của các nước Mỹ La-tinh, đồng thời là cầu nối để Mỹ La-tinh đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế với khu vực Đông Á.

Các nước Mỹ La-tinh, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường rộng lớn trên 570 triệu dân có xu hướng hội nhập, cùng các thế mạnh về dầu khí, khai khoáng, nông nghiệp, chăn nuôi, xây dựng, năng lượng mới, công nghệ sinh học, du lịch … là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam.

Hội nhập, hòa bình, ổn định, phát triển năng động và bền vững sẽ tiếp tục là gam màu chủ đạo trong bức tranh chung của Đông Á và Mỹ La-tinh. Sự phát triển của các cơ chế hợp tác liên khu vực như APEC, Phi-Lắc (FEALAC)… sẽ tạo thêm cơ hội giao lưu, hợp tác giữa hai bên bờ Thái Bình Dương. Hiệp định tự do thương mại Thái Bình Dương (TPP) cũng đang nổi lên là một cơ chế thương mại đa phương có triển vọng mà Việt Nam đang nỗ lực tham gia đàm phán cùng với nhiều nước, trong đó có Chi-lê, Pê-ru và tiến tới là Mếc-xi-cô.

Thưa quý vị và các bạn,

Trong chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các quốc gia, các dân tộc trên thế giới. Việt Nam luôn coi trọng và quyết tâm phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước Mỹ La-tinh, đưa các mối quan hệ đó ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển của Việt Nam cũng như các nước Mỹ La-tinh, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

Việt Nam mong muốn và sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác, đầu tư trong các lĩnh vực dầu khí, năng lượng, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng nông thủy sản và cũng có nhu cầu nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu từ các nước Mỹ La-tinh. Việt Nam tin tưởng rằng các bạn Mỹ La-tinh sẽ tích cực tham gia và trở thành một phần quan trọng trong công cuộc phát triển của Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng sẵn sàng tham gia vào công cuộc phát triển của các bạn Mỹ La-tinh.

Trong bối cảnh đó, tôi hoan nghênh và đánh giá cao việc hai bên tổ chức Diễn đàn với chủ đề thiết thực là “Việt Nam - Mỹ La-tinh: Đối tác thương mại, đầu tư vì phát triển”. Đây là lần đầu tiên, một sự kiện quy mô lớn giữa hai bên được tổ chức, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng to lớn để chúng ta cùng nhau phát triển mối quan hệ truyền thống tốt đẹp sẵn có trở thành mối quan hệ đối tác toàn diện vì hòa bình và phát triển. Tôi đề nghị các vị đại diện của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp các bên tại Diễn đàn này thảo luận để tìm hiểu đối tác, tiềm năng, cơ hội và môi trường đầu tư kinh doanh của mỗi bên; trên cơ sở đó, hình thành ý tưởng, định hướng chính sách, cơ chế hợp tác, thỏa thuận đầu tư, kinh doanh cụ thể.

Thưa quý vị và các bạn,

Tuy cách xa về địa lý song Việt Nam luôn coi các nước Mỹ La-tinh là những người bạn gần gũi, đoàn kết và hữu nghị. Chúng ta đang đứng trước cơ hội to lớn để phát triển kinh tế-xã hội. Khát vọng dân tộc về độc lập-tự do cùng với khát vọng về hợp tác vì hòa bình và phát triển sẽ là sợi dây tinh thần vững chắc gắn bó chúng ta hơn nữa trong tương lai.

Một lần nữa, trước sự hiện diện đông đảo của các vị Đại diện Chính phủ và các bạn Mỹ La-tinh tại Diễn đàn này, tôi xin chuyển tới các Chính phủ và nhân dân Mỹ La-tinh lời cảm ơn sâu sắc về sự đoàn kết, ủng hộ quý báu mà các bạn đã dành cho Việt Nam trong những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ  đất nước và hội nhập ngày nay.

Với đầy đủ ý thức trách nhiệm về sự phát triển của Việt Nam và nhiệm vụ phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các nước Mỹ La-tinh, tôi tin tưởng rằng mỗi quý vị sẽ tham gia một cách tích cực và hiệu quả vào các hoạt động của Diễn đàn, đem lại những kết quả cụ thể, thiết thực.

Chúc Diễn đàn thành công tốt đẹp.

Chúc toàn thể quý vị và các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt./.

Xem nhiều

Đọc thêm

Biến đổi khí hậu gây khô nóng có thể làm giảm nguy cơ sốt rét

Biến đổi khí hậu gây khô nóng có thể làm giảm nguy cơ sốt rét

Nóng và khô do biến đổi khí hậu mang lại sẽ làm giảm số khu vực thích hợp cho việc truyền bệnh sốt rét từ năm 2025 trở đi.
Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công

Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công

Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công...
Cơ quan vũ trụ Nam Phi cảnh báo bão Mặt trời nghiêm trọng quét qua Trái đất

Cơ quan vũ trụ Nam Phi cảnh báo bão Mặt trời nghiêm trọng quét qua Trái đất

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nam Phi - SANSA ngày 10/5 (giờ địa phương) đã đưa ra cảnh báo thời tiết không gian khắc nghiệt 3 ngày tới.
Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều

Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều

Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết một điều. Ông Tập ca ngợi quan hệ ở mức tốt nhất lịch ...
Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Đề xuất Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, nhà ngõ Hà Nội tăng giá liên tục nhiều năm… là những tin bất động sản ...
ADB: Việt Nam cần nâng cao hiệu quả đầu tư công

ADB: Việt Nam cần nâng cao hiệu quả đầu tư công

Đầu tư công được đẩy mạnh và điều kiện kinh doanh được cải thiện sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân trong năm 2024.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ 16: Giữ tầm ảnh hưởng

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi lần thứ 16: Giữ tầm ảnh hưởng

Không phải ngẫu nhiên mà Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ-châu Phi lần thứ 16 đang diễn ra tại Dallas, Texas, lại được dư luận Mỹ đặc biệt quan tâm.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động