Phép màu mang tên ASEAN

Nếu ASEAN có thể duy trì đà tăng trưởng hiện tại, thì không có một mục tiêu nào mà Hiệp hội không thể đạt tới. Càng bay cao, ASEAN – ngọn hải đăng hòa bình của nhân loại càng sáng rõ. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
phep mau mang ten asean Việt Nam đánh giá cao quan hệ ASEAN - New Zealand
phep mau mang ten asean Kinh tế ASEAN cần kiên định một hướng đi

Một người theo đạo Phật của Thái Lan, một người theo đạo Thiên chúa của Philippines, hai người Hồi giáo và một người theo đạo Hindu của Indonesia, Malaysia và Singapore là những nhà lãnh đạo đã ngồi lại với nhau sáng lập ra ASEAN. 50 năm sau, ASEAN được đánh giá là đã mang lại hòa bình và thịnh vượng cho khu vực.

phep mau mang ten asean
Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN ngày 8/8/1967. (Nguồn: The StraitsTimes)

Một phép lạ

Hãy tưởng tượng một thế giới mà ở đó Trung Đông được hưởng hòa bình. Dường như đó là một điều xa vời. Cũng khó có thể tưởng tượng một thế giới mà ở đó Israel và Palestine có thể chung sống vui vẻ với nhau. Nhưng đây là điều mà Malaysia và Singapore đã làm được trong lịch sử. Sau một cuộc “ly hôn” gay gắt vào năm 1965, họ đã cùng nhau chung sống trong hòa bình.

Cũng khó có thể tưởng tượng một thế giới mà ở đó Ai Cập, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất ở Trung Đông, có thể đảm bảo một nền dân chủ ổn định và thịnh vượng.

ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan ký bản Tuyên bố ASEAN. Ngày 8/1/1984, Brunei được kết nạp vào ASEAN, nâng số thành viên của Hiệp hội lên thành sáu nước. Việt Nam gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 tổ chức tại Brunei, đưa tổng số thành viên của ASEAN lên thành bảy nước. Tháng 7/1997, Lào và Myanmar trở thành thành viên thứ tám và thứ chín của Hiệp hội. Campuchia gia nhập ASEAN tháng 4/1999, hiện thực hóa ý tưởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

Thế nhưng, Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất ở Đông Nam Á (với dân số gấp bốn lần dân số Ai Cập) đã nổi lên như một ngọn hải đăng về dân chủ. Ai Cập và Indonesia có nhiều điểm tương đồng - như gặp phải những vấn nạn về tham nhũng và trải qua sự cai trị của chính quyền quân sự, nhưng Ai Cập vẫn gặp khó khăn dưới sự cai trị của chính quyền quân sự trong khi Indonesia được xem là một trong những nền dân chủ hàng đầu trong khu vực.

Câu trả lời cho những sự khác biệt kể trên chính là ASEAN.

Không phủ nhận rằng trong lịch sử Trung Đông đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh như cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1967 và 1973, Chiến tranh Iran-Iraq từ năm 1980-1988, cuộc chiến Iraq năm 1990 và 2003. Tuy nhiên, cũng không ít quả bom đã rơi xuống mảnh đất Đông Nam Á cướp đi sinh mạng của vô số người dân. Dầu vậy, Trung Đông cho đến nay vẫn là khu vực có xung đột, trong khi Đông Nam Á lại được tận hưởng hòa bình.

Đây chính là lý do tại sao ASEAN được cho là một phép lạ, mang lại hòa bình bền vững cho một khu vực vốn đã trải qua những xung đột lớn. Nhiều học giả cho rằng, ASEAN xứng đáng nhận giải thưởng Nobel Hòa bình.

Bài học cho châu Âu

Có thể nhận thấy, phương Tây đang tỏ ra bi quan về triển vọng của thế giới Hồi giáo. Cái nhìn bi quan ấy dường như có ảnh hưởng lớn tới chính sách đối ngoại của họ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi cấm những người Hồi giáo từ một số quốc gia nhập cảnh vào Mỹ. Mặc dù ông Trump phải nhận nhiều chỉ trích về quan điểm này nhưng ông vẫn thắng cuộc bầu cử tổng thống. Lý do là bởi ông Trump đã chạm tới nỗi lo lắng về Hồi giáo trong tâm trí người Mỹ. Có khoảng 25.000 thanh thiếu niên từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả phương Tây, đã tham gia Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria.

phep mau mang ten asean
Cuốn sách "Phép màu ASEAN- Động lực cho hòa bình"  của hai tác giả Kishore Mahbubani và Jeffery Sng. (Nguồn: The StraitsTimes)

Niềm hy vọng đối với Hồi giáo có lẽ chỉ còn lại ở Đông Nam Á. 205 triệu người Hồi giáo đang chung sống hòa bình ở Indonesia, đất nước có số dân Hồi giáo đông dân nhất thế giới. Indonesia  luôn nỗ lực củng cố vị thế của mình tại Đông Nam Á, đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng khu vực. Những gì thấy được ở Indonesia hoàn toàn trái ngược với các quốc gia đang gặp khó khăn ở trung tâm của thế giới Ả Rập bao gồm Libya, Syria, Iraq và Yemen.

Gần một triệu người tị nạn Syria tràn sang châu Âu vào năm 2015 đã khiến châu Âu nhận thức sâu sắc rằng số phận của họ gắn liền với thế giới Hồi giáo. Châu Âu gặp vô vàn rắc rối bởi sự nổi lên của chủ nghĩa hồi giáo cực đoan trong chính biên giới của mình. Cuộc tấn công khủng bố tại Paris ngày 13/11/2015 được thực hiện chủ yếu bởi những người Hồi giáo trẻ được sinh ra và lớn lên ở châu Âu, chứ không phải đến từ Trung Đông. Rất ít người châu Âu hiện nay cảm nhận được sự bình an khi cùng chung sống với người Hồi giáo ngay cả trong biên giới đất nước mình.

Mỹ và châu Âu cần phải hướng tới Đông Nam Á, nơi các nền văn minh khác nhau cùng sống trong hòa bình và cùng nhau tiến bộ. Châu Âu đã là lục địa thành công nhất trong bốn thế kỷ qua, đặc biệt là trong phát triển kinh tế và xã hội. Tương tự, Mỹ cũng là xã hội thành công nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, hiện nay trong lòng châu Âu và cả Mỹ đều nảy sinh nhiều vấn đề khá phức tạp và nan giải.

Phân tích như vậy mới có thể thấy những gì ASEAN làm được trong nửa thế kỷ qua rất ngoạn mục. Nếu ASEAN có thể duy trì đà tăng trưởng hiện tại, thì không có một mục tiêu nào mà Hiệp hội không thể đạt tới. Càng bay cao, ASEAN – ngọn hải đăng của nhân loại càng sáng rõ. 

phep mau mang ten asean Nhật Bản trở thành một đối tác quan trọng của ASEAN

Từ ngày 1-2/3 tại Banda Seri Begawan (Brunei) đã diễn ra Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 32. Đoàn Việt Nam do Thứ ...

phep mau mang ten asean ESCAP - ASEAN: Cùng nỗ lực vì sự thịnh vượng chung

ESCAP cho rằng trong một khu vực kết nối với nhau, một ASEAN thịnh vượng có lợi cho cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hằng Phạm (theo The StraitsTimes)

Đọc thêm

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía ...
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 49 năm thống nhất đất nước

Đoàn đại biểu bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân ...
Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Báo chí quốc tế đưa tin đậm nét về Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 và vai trò của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh ...
Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Câu chuyện về chiếc đồng hồ vàng của hành khách giàu nhất từng có mặt trên tàu Titanic

Chiếc đồng hồ vàng được tìm thấy từ thi thể của người đàn ông giàu nhất thế giới từng có mặt trên con tàu bi kịch Titanic.
Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững hơn

Australia có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa để giúp Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển các hoạt động khai thác mỏ bền vững hơn.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động