TIN LIÊN QUAN | |
Nỗ lực chuẩn bị cho SOM ASEAN đầu tiên năm 2017 | |
ASEAN: Nổi cộm vấn đề ASXH cho người già |
Bà Shamshad Akhtar, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký Điều hành Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP) đã chia sẻ như vậy trong một bài viết đăng tải trên Eurasia Review vừa qua. Báo TG&VN xin trích giới thiệu bài viết này.
Hình mẫu hợp tác khu vực
ASEAN là hình mẫu lý tưởng cho hợp tác khu vực khi hướng một khối gồm 10 nước thành viên trên con đường đi tới sự thịnh vượng chung và phát triển bền vững.
Kể từ khi thành lập năm 1967, ASEAN đã trải qua một hành trình dài để thúc đẩy kinh tế phát triển, nền hòa bình bền vững và định hướng một tầm nhìn chung cho khu vực. Tỷ lệ đói nghèo trong khu vực đã giảm từ 40% năm 1990 xuống còn chỉ 8% năm 2012 (mức trung bình của khu vực là 15%), GDP bình quân đầu người của Hiệp hội tăng lên gần 4.000 USD trong thập kỷ qua và tổng GDP ở mức 2,5 nghìn tỷ USD. Điều đó góp phần đưa ASEAN trở thành nền kinh tế thứ 7 thế giới và thứ 3 châu Á – Thái Bình Dương.
Bà Shamshad Akhtar, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký Điều hành ESCAP. (Nguồn: Eurasia Review) |
Năm nay, ASEAN kỷ niệm 50 năm thành lập. ESCAP đã là đối tác chiến lược của ASEAN trong suốt nửa thế kỷ qua. Hai bên đã cùng nhau xây dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược, mang lại lợi ích cho các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, khi ASEAN được hưởng lợi từ các chương trình tư vấn chính sách và năng lực đa ngành của ESCAP, Ủy ban cũng có thể rút ra bài học từ sự phát triển của Hiệp hội.
Có rất nhiều triển vọng lớn từ ASEAN khi Hiệp hội đã trải qua 50 năm hình thành, phát triển và cùng quyết tâm thúc đẩy Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) tới năm 2025. Những lợi ích từ AEC sẽ lan tỏa toàn Hiệp hội và vươn xa ra cả khu vực châu Á. Việc tiếp tục tăng cường chính sách, khuôn khổ hợp tác, đổi mới và cải tiến trong hoạt động sản xuất sẽ góp phần tăng gấp đôi quy mô của các nền kinh tế ASEAN. Tổng GDP của Hiệp hội có thể lên tới 4,6 nghìn tỷ USD năm 2050. Khi đó, Hiệp hội sẽ tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn đối với giới đầu tư toàn cầu và dòng đầu tư vào ASEAN có thể đạt mức 120 tỷ USD năm 2025.
Trong AEC, các chi phí thương mại được giảm thông qua việc bãi bỏ thuế quan, thực hiện các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Tiến trình tự do hóa dịch vụ cũng như đầu tư sẽ tăng cường các liên kết thương mại trong khu vực. ASEAN đang nổi lên là một trung tâm tiêu dùng, với những tiềm năng mới, 125 triệu hộ gia đình sẽ có cơ hội tăng gấp đôi thu nhập hàng năm trong giai đoạn tới.
Có thể nói, phần lớn những hoạt động của Hiệp hội trong thời gian qua là nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên. ESCAP đồng hành cùng ASEAN trong việc khuyến khích bổ sung Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia cũng như sự khác biệt nội khối, tạo ra sự cân bằng, giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu cũng như giúp các nước thành viên thích nghi với những tác động của nó.
Trong ASEAN hiện nay, việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đô thị là rất quan trọng bởi đến năm 2025 sẽ có thêm khoảng 25 triệu người chuyển tới các đô thị. Phát triển đô thị vô cùng quan trọng bởi khoảng 40% tăng trưởng GDP của ASEAN đến từ 142 thành phố có số dân cư từ 200 nghìn đến 5 triệu người. Để thành công trong việc phát triển đô thị, ASEAN cần có hàng nghìn tỷ USD nhằm cung cấp các dịnh vụ công công, cải thiện hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nhà ở và quản lý môi trường đô thị.
Có thể nói, chưa khi nào tầm quan trọng của việc cân bằng giữa môi trường và phát triển ở Đông Nam Á lại trở nên rõ ràng như hiện nay. Phát thải nhà kính tăng ngày càng nhanh chóng ở khu vực với tốc độ cao hơn bất cứ khu vực nào trên thế giới (ở mức 227% trong hai thập kỷ qua). Những tác động của biến đổi khí hậu sẽ khiến GDP của ASEAN giảm khoảng 11%.
ASEAN được đánh giá là một tổ chức khu vực thành công trên thế giới. (Nguồn: theo Phnom Penh Post) |
Đồng hành giải quyết thách thức
Hợp tác liên chính phủ giữa ASEAN và ESCAP sẽ đóng một vai trò quan trọng để giải quyết những thách thức trên. Hhợp tác giữa hai bên cũng giúp bảo vệ và cải thiện đời sống của nhiều người dân trong khu vực.
Trong lĩnh vực ứng phó thiên tai, khi cơn bão Nargis tấn công đồng bằng sông Ayeyarwady của Myanmar tháng 5/2008, ESCAP và ASEAN đã cùng thực hiện các hỗ trợ nhân đạo. Trong giai đoạn phục hồi sau thiên tai, ESCAP và ASEAN phối hợp tổ chức Hội nghị đối tác khu vực hậu Nargis, kêu gọi hơn 103 triệu USD cho các nỗ lực phục hồi sau bão. Năm 2011, ESCAP cũng đã hỗ trợ việc thành lập Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và quản lý thiên tai.
ASEAN và ESCAP cần phối hợp tốt để thực hiện các chương trình nghị sự cũng như để giải quyết những thách thức xuyên biên giới và tìm các cơ hội hợp tác mới trong khu vực. Các nỗ lực đó bao gồm thúc đẩy hội nhập khu vực, tạo thuận lợi cho thương mại, hội nhập tài chính và mở rộng khả năng tiếp cận tài chính, thực hiện các Lưới điện ASEAN, và thu hẹp khoảng cách số. ESCAP sẽ phối hợp cùng ASEAN trong các khuôn khổ như Chương trình hành động ASEAN-Liên hợp quốc, góp phần tạo ra một nền tảng mạnh mẽ để ASEAN phát triển thịnh vượng, cải thiện đời sống của người dân trong một thế giới không ngừng biến đổi.
ESCAP nhận ra rằng chúng ta đang sống trong một khu vực kết nối với nhau, vì vậy, một ASEAN thịnh vượng là lợi ích của cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi chúc mừng ASEAN với việc đạt được nhiều thành công trong suốt 50 năm qua để thúc đẩy hòa bình và an ninh bền vững trong khu vực.
ASEAN: Nổi cộm vấn đề ASXH cho người già Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số già hoá của Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn gần đây. Không riêng ... |
ESCAP: Kinh tế Việt Nam đang chuyển biến tích cực Từ ngày 17-19/5, tại Bangkok (Thái Lan) đã diễn ra Khoá họp lần thứ 72 của Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực ... |
Khoá họp lần thứ 70 Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP) Với chủ đề “Kết nối khu vực nhằm chia sẻ thịnh vượng”, Khoá họp lần thứ 70 giai đoạn II của Uỷ ban Kinh tế ... |