TIN LIÊN QUAN | |
Con bạn có thể bị "bắt cóc trực tuyến" như thế nào? | |
Facebook tung ra "mạng xã hội công sở" |
Gần đây, tại nhiều diễn đàn kinh tế với chủ đề về sự tác động của kỷ nguyên công nghệ số tới hoạt động kinh doanh, người ta nói nhiều đến mô hình Kinh doanh xã hội (Social Business).
Đây là mô hình còn quá mới mẻ tại Việt Nam. Việc phát triển mô hình này như thế nào, tác động của nó ra sao, các doanh nghiệp được lợi gì khi áp dụng…? Phóng viên báo TG&VN đã có cuộc trao đổi với ông Tạ Châu Sơn - một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh mạng xã hội để giải đáp phần nào những thắc mắc này.
Giáo sư Muhammad Yunus sinh năm 1940, là một nhà kinh tế học người Bangladesh. Ông là người phổ biến khái niệm “Tín dụng vi mô” (cho những người dân rất nghèo vay các khoản tín dụng nhỏ) và là người sáng lập Ngân hàng Grameen. Năm 2006, ông được đồng trao tặng Giải Nobel Hòa bình với mô hình Tài chính xã hội (Social Finance) trong đó công cụ thực hiện là Ngân hàng xã hội (Social Bank) Grameen do ông lập ra. Ông cũng là người tiên phong trên thế giới áp dụng khái niệm Social Business trong môi trường tài chính nhằm khai thác hiệu quả nguồn vốn xã hội (Social Capital). |
Ngành Social Business được phát triển bởi Giáo sư Muhammad Yunus và được một số tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng. Tuy vậy, Social Business còn quá mới mẻ tại Việt Nam. Anh có thể giới thiệu một cách cơ bản và dễ hiểu nhất về mô hình kinh doanh này?
Trên thực tế mô hình Social Business đã được khởi xướng cách đây hơn 40 năm và rất nhiều mô hình đã vận hành dựa trên triết lý này. Đặc biệt là mô hình Ngân hàng xã hội, Nguồn vốn xã hội và Tài chính xã hội của Giáo sư Yunus đã chứng minh thành công về mặt xã hội cũng như kinh tế.
Chính từ cảm hứng của mô hình đoạt giải Nobel này, các tập đoàn lớn trên thế giới đã đưa Social Business thành chiến lược “Phát triển bền vững” của họ. Điển hình ta thấy các mô hình như: Facebook, Uber, Airbnb, IBM, Apple…
Thực chất Social Business lấy chất lượng cuộc sống của cộng đồng làm giá trị cốt lõi. Về mặt Business (kinh doanh) thì lấy sự Kết nối chặt chẽ và Chia sẻ nguồn lực, tài nguyên và lợi ích của doanh nghiệp là kim chỉ nam của mọi hành động với cộng đồng.
Mô hình Ngân hàng xã hội với hai tiêu chí là “Nguồn vốn có xã hội tính - Social Capital” và “Tài chính có xã hội tính - Social Finance” được hiểu như là việc huy động nguồn vốn đang nằm trong dân đưa ra lưu thông một cách hiệu quả vào khu vực những người yếu thế trong xã hội, đồng thời đảm bảo những nguồn đầu tư tài chính (tích lũy tài sản xã hội) không bị sử dụng lãng phí hay dùng vào các tiêu sản mà không đem lại giá trị thiết thực cho cộng đồng.
Vậy mô hình này mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và cộng đồng?
Khi có cộng đồng khách hàng trung thành thì doanh nghiệp sẽ được bảo vệ, có sức đề kháng mạnh mẽ để chống đỡ mọi rủi ro và khủng hoảng. Chúng ta hình dung khi cộng đồng khách hàng nói tốt về doanh nghiệp và trung thành với sản phẩm thì doanh số sẽ tăng trưởng như thế nào.
Việc xây dựng lòng tin của doanh nghiệp với khách hàng cần dựa trên việc chia sẻ giá trị với cộng đồng, xác lập uy tín, sức ảnh hưởng và tầm nhìn phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Ngược lại nếu không xây dựng cộng đồng khách hàng thì chỉ cần một thông tin thất thiệt thôi đã khiến doanh nghiệp sụt giảm doanh số, nhất là trong thời đại Social hiện nay, các phương tiện truyền thông xã hội như: Facebook, Youtube, Forum… có sức lan tỏa rất lớn và làm khách hàng dễ dàng tin vào các tin đồn đó.
Nếu có 1.000 người nói về một việc như nhau thì bạn chắc chắn sẽ tin vào điều đó là đúng. Khách hàng tư duy bằng cảm xúc chứ thường không sử dụng lý trí nhiều trong việc phân tích các tin đồn.
Lợi ích lớn nhất của Social Business cho doanh nghiệp chính là Phát triển bền vững.
Cuốn "Xây dựng Kinh doanh xã hội" của Giáo sư Muhammad Yunus. |
Khi áp dụng tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần linh hoạt trong việc triển khai mô hình này như thế nào?
Hiện nay, mô hình khá sát với doanh nghiệp kinh doanh thông thường là công thức “Social Business: Con người - Quy trình - Công nghệ”. Các doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình này để tăng hiệu quả kinh doanh.
Khi tôi tổng hợp mô hình này thì tôi thấy có ba giải pháp tái cấu trúc lớn để cải thiện doanh số và sự phát triển cho doanh nghiệp, đó là: “Giải pháp Doanh số tối đa - Social CRM”, “Giải pháp Quản trị tối ưu - Social BIZ” và “Giải pháp Nguồn vốn phát triển - Social Capital”.
Việc trước tiên là doanh nghiệp nên áp dụng mô hình Social CRM trước. Các yếu tố ảnh hưởng tới doanh số sẽ được cải thiện triệt để khi áp dụng giải pháp này.
Ông Tạ Châu Sơn trả lời phỏng vấn phóng viên. (Ảnh: H.N) |
Công nghệ số, mạng xã hội có vai trò như thế nào khi áp dụng mô hình Kinh doanh xã hội?
Trong Social Business thì yếu tố ứng dụng công nghệ số là không thể thiếu vì nó tăng khả năng tiếp cận nhanh chóng và chính xác giữa doanh nghiệp với cộng đồng khách hàng.
Từ khi khách hàng có thói quen chia sẻ thông tin qua các diễn đàn điện tử thì Social Media (truyền thông xã hội) chính thức xuất hiện. Sau này các phương tiện truyền thông xã hội chuyên nghiệp như Yahoo Messenger và FaceBook ra đời đã tạo ra sự đột phá trong giao tiếp xã hội và truyền thông cộng đồng. Chúng ta vẫn có thói quen gọi các Phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) là Mạng xã hội (Social Network) và sức ảnh hưởng của chúng thấy rõ rệt trong vài năm gần đây.
Tâm lý người dùng thay đổi theo Mạng xã hội. Từ thói quen mua hàng chủ động họ chuyển sang thụ động vì được doanh nghiệp phục vụ liên tục và trực tiếp qua Mạng xã hội.
Mạng xã hội cũng đóng vai trò định hướng chiến lược cho doanh nghiệp áp dụng mô hình Social Business vì mọi tâm lý hành vi của khách hàng cũng biểu hiện rõ ràng hơn qua các trào lưu xuất hiện trên Mạng xã hội. Ví dụ như chiến dịch gắn tên lên lon Coca Cola là một minh chứng cho việc khách hàng lan truyền hành vi của mình khi tham gia giải trí trên Mạng xã hội. Nhưng đằng sau đó là một chiến dịch Social Virus Marketing kinh điển được thực hiện sáng tạo và thành công rực rỡ của hãng Coca Cola.
Theo anh, tương lai của Social Busines trên thế giới và tại Việt Nam sẽ như thế nào?
Thế giới đã và đang áp dụng mô hình này trên quy mô lớn. Hiển nhiên đã có công thức để thực hiện và rất nhiều tập đoàn đã thành công. Tương lai Social Business trên thế giới sẽ trở thành tiêu chuẩn để doanh nghiệp phải hướng tới. Đó chính là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi chia sẻ cho cộng đồng các giá trị của mình.
Mô hình tiến hóa tiếp theo sau công thức: Con người - Quy trình - Công nghệ sẽ là công thức: Việc làm - Xã hội tính - Công nghệ. Đây đều là các nghiên cứu và vận dụng rất nghiêm túc của các doanh nghiệp nước ngoài.
Hiện ở Việt Nam cũng đã có một số công ty đã tiếp cận với mô hình Social Business nhưng họ chưa ý thức hết được là nó đã có công thức và hình mẫu thành công. Có vẻ văn hóa doanh nghiệp và người tiêu dùng ở Việt Nam là một rào cản lớn cho việc áp dụng mô hình này. Nhưng tương lai, chắc chắn Việt Nam sẽ áp dụng và triển khai quy mô lớn sau khi có một vài điển hình thành công từ các giải pháp của Social Business.
(nguồn: nhân vật cung cấp) |
Mô thức Chia sẻ nguồn lực dùng chung là một tiêu chí của Social Business và Tập đoàn Vincom đang ở những bước đầu tiên cho mô thức này. Tương lai Vincom có thể trở thành một nghiệp đoàn Social Business với nền tảng là một doanh nghiệp xã hội cỡ lớn. Nhưng để vận dụng hiệu quả và không phải rút kinh nghiệm nhiều thì việc ứng dụng ngay các quy trình và công nghệ của ngành Social Business đã tồn tại trên thế giới là việc rất nên làm.
E-Commerce (Thương mại điện tử hay Kinh doanh số - Digital Business) đã từng là một cuộc cách mạng thì Social Media Commerce và Social Business chắc chắn sẽ là cuộc đại cải tiến và tái cấu trúc lần thứ hai của nền kinh tế thế giới.
Kinh doanh xã hội (Social Business) sẽ là một sự thay đổi lớn lao của nền văn minh nhân loại. Mọi người kinh doanh có trách nhiệm xã hội để trở thành Doanh nhân xã hội (Social CEO), nhằm tăng trưởng lòng tin của cộng đồng, thúc đẩy quay vòng hàng hóa và tài chính nhanh hơn sẽ tất yếu là tiêu chuẩn của người lao động trong các nền kinh tế mới nổi.
Xin cảm ơn ông!
Tương tác trên fanpage: Con dao hai lưỡi Mạng xã hội (MXH) là môi trường thuận lợi để các cơ quan báo chí có thể tương tác tốt hơn với công chúng, tuy ... |
Xu hướng báo chí – truyền thông thế giới: Tương tác hơn, đa dạng hơn Sự tương tác của độc giả với một nội dung truyền thông nào đó, bao gồm “click” vào bất cứ đâu trong bài viết hay thích ... |
7 xu hướng của phương tiện truyền thông (Kỳ 1) Vận mệnh của báo in, truyền hình và phát thanh trong cuộc cách mạng Internet với sự lên ngôi của mạng xã hội sẽ ra ... |