Trong thế giới bất an, cần một Việt Nam bản lĩnh

Từ đầu năm đến nay, thế giới chứng kiến khoảng thời gian bất ổn hơn bao giờ hết và đang ở giai đoạn khủng hoảng về sự ổn định, hội nhập, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, khủng bố và chủ nghĩa cực đoan. Trước thực tế đó, Việt Nam cần chủ động, tích cực bảo vệ lợi ích quốc gia và khẳng định mình trên trường quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trong the gioi bat an can mot viet nam ban linh Canada chưa thể giải quyết khủng hoảng tiền lương
trong the gioi bat an can mot viet nam ban linh Kinh tế Pháp vẫn lún sâu trong khủng hoảng

Khủng hoảng toàn diện

Biểu hiện đầu tiên của khủng hoảng là các vụ khủng bố liên tiếp ở Paris, Nice (Pháp), Brussels (Bỉ), Munich (Đức)… ngay trong lòng châu Âu, những nơi tưởng chừng như không bao giờ có những hành động như vậy xảy ra. Thực tế này làm cho thế giới lo ngại về nền hòa bình đã in dấu ở châu Âu từ năm 1945 đến nay.

Chủ nghĩa khủng bố là một trong những vấn đề rất hệ trọng và có diễn biến khó lường, ảnh hưởng tới an ninh toàn cầu. Nguyên nhân sâu xa của nó bắt nguồn từ sự điều hành, tranh giành quyền lực của một số quốc gia, đặc biệt tại khu vực Trung Đông. Nội chiến Syria đã tạo ra điểm nóng. Hai chiến tuyến có sự giằng co ác liệt. Một bên ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad và một bên chống lại. Mảnh đất Trung Đông này là nơi các nước lớn như Nga và Mỹ thể hiện ảnh hưởng của mình, kéo theo sự tham gia của nhiều quốc gia khác. Nhà nước Hồi giáo tự xưng  (IS) quay trở lại, trả thù hoặc tạo ra bất ổn ngay trong lòng các nước có dính líu vào cuộc chiến.

trong the gioi bat an can mot viet nam ban linh
Khủng bố đang trở thành mối đe dọa toàn cầu.

Biểu hiện thứ hai là việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) làm cho cục diện thế giới thay đổi. Sự kiện này không đơn giản là chuyện một nước muốn rời khỏi tổ chức khu vực mà mình tham gia. Nó còn thể hiện xu hướng của chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy. Việc xây dựng mô hình hội nhập khu vực, mô hình siêu quốc gia phải trải qua một giai đoạn thử thách lớn, rơi vào trạng thái mông lung và khó có thể hài hòa.

Biểu hiện thứ ba là nạn đói nghèo, bệnh tật… tràn lan. Thực tế này dấy lên câu hỏi về sự thất bại của một nền quản trị tốt cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Để có một nền quản trị tốt cần sự minh bạch, dân chủ hóa và tinh thần trách nhiệm cũng như sự phối, kết hợp trong xử lý vấn đề. Tuy nhiên, đây dường như trở thành điểm yếu của hầu hết các quốc gia.

Những thay đổi trong lòng nước Mỹ, nhất là cuộc tranh cử Tổng thống thứ 45 cũng đang có những tác động lớn tới các vấn đề quốc tế. Chưa bao giờ người Mỹ lại thể hiện sự thiếu niềm tin vào các ứng viên Tổng thống như lần này. Cả hai ứng cử viên Tổng thống là bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ và ông Donald Trump của đảng Cộng hòa đều có những điểm đặc biệt. Ông Trump giàu kinh nghiệm trên thương trường nhưng thiếu kinh nghiệm chính trường. Ngược lại, bà Clinton, là một phụ nữ có tiếng trên chính trường song cũng có nhiều hạn chế về kinh nghiệm điều  hành kinh tế.

Thời điểm hiện tại, Mỹ tập trung cho bầu cử nên sự quan tâm đến các vấn đề bên ngoài có phần giảm sút. Số phận của chính sách xoay trục (pivot) của Mỹ sang châu Á sẽ phụ thuộc nhiều vào ứng viên nào giành được vị trí Tổng thống trong tháng 11 tới. Nếu bà Hillary Clinton đắc cử, chính sách xoay trục sẽ được thúc đẩy nhiều hơn vì bà có ảnh hưởng tới chính sách này. Bản thân bà đã có bài viết về kỷ nguyên Thái Bình Dương, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của Thái Bình Dương và vai trò của Mỹ ở khu vực. Nếu ông Trump đắc cử, chính sách xoay trục sẽ không được chú trọng nhiều bởi lẽ ông là người đại diện cho quan điểm bảo thủ, trọng thương, đề cao vị thế của nước Mỹ và cho rằng các nước đồng minh phải san sẻ gánh nặng với nước Mỹ.

Nỗ lực kiến tạo hòa bình ở Biển Đông

Biểu hiện thứ tư chính là vấn đề ở khu vực châu Á, cụ thể là cuộc cạnh tranh vị thế và ảnh hưởng giữa các nước lớn như Trung Quốc và Nhật Bản để xác định xem ai sẽ dẫn dắt quá trình hội nhập khu vực. Phán quyết của Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 liên quan tới vụ Philippines kiện Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông rõ ràng đã tác động tới vị thế của các quốc gia. Thái độ và hành động từ chối chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài đã khiến hình ảnh quốc gia của Trung Quốc bị xấu đi trong mắt cộng đồng quốc tế. Điều này có thể sẽ củng cố vị thế của Nhật Bản và một số quốc gia khác trong khu vực.

trong the gioi bat an can mot viet nam ban linh
Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện chiều ngày 12/7. (Nguồn: Rappler)

Có thể khẳng định rằng, Phán quyết trên đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam và ảnh hưởng tới Việt Nam một cách tích cực. Chủ trương của chúng ta là giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, ngoại giao và pháp lý. Tất cả các biện pháp đó đang được thực hiện và gặt hái được thành quả. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng học tập được một số kinh nghiệm từ vụ kiện và sẵn sàng trước những tình huống có thể xảy ra, kể cả sử dụng biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc khác với quan hệ của Manila với Bắc Kinh. Hướng tích cực là phán quyết của Tòa Trọng tài được đại đa số các bên tôn trọng, chấp nhận và thực thi.

Chung sức gìn giữ đoàn kết ASEAN

Bức tranh thế giới và khu vực phức tạp tạo ra nhiều thách thức với Việt Nam. Trước hết là việc giữ được một khối ASEAN đoàn kết. Vấn đề của ASEAN chính là sự đồng thuận. Đây là điểm yếu nhất của Hiệp hội. Kể từ khi thành lập đến nay, ASEAN đã trải qua chặng đường hơn 49 năm với nhiều thời điểm sóng gió. Trong những năm đầu thành lập, đó là mâu thuẫn giữa Malaysia và Indonesia, Philippines và Indonesia, nhưng ASEAN đều vượt qua được.

Gần đây, những thách thức tiềm tàng và hiển hiện đang đe dọa tính ổn định và thống nhất của ASEAN. Một trong những thách thức này là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trung Quốc hiểu rằng các nước ASEAN bao gồm những nước vừa và nhỏ, có nền kinh tế kém phát triển và rất cần nguồn lực. Trung Quốc đã tìm mọi cách để tạo ảnh hưởng đối với các nước ASEAN bằng cách cung cấp nguồn vốn, tạo ra mối quan hệ đặc biệt thân thiện với một số nước, qua đó, tạo ra ảnh hưởng theo cách “chia để trị”. Kết quả như chúng ta đã thấy, năm 2012, ASEAN đã không đạt được tuyên bố chung chỉ vì Campuchia không muốn đưa vào văn kiện đó những nhận định, đánh giá về tình hình Biển Đông.

Bài học của EU cho thấy rằng lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực phải được hài hòa. Các nước thành viên không những bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, nhưng cũng phải chú ý tới nghĩa vụ và trách nhiệm với các tổ chức khu vực mà mình tham gia nhằm đảm bảo sự thống nhất và đoàn kết. Việt Nam và các thành viên Hiệp hội phải nỗ lực thực hiện mục tiêu xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN thông qua hai dự án lớn của Hiệp hội là kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong cộng đồng.

Đối tác và đối tượng

Ngoài ra, việc cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc cũng là một thách thức đối với Việt Nam. Trung Quốc là nước láng giềng có quan hệ Đối tác chiến lược và Mỹ là cường quốc toàn cầu có quan hệ Đối tác toàn diện.

Về vấn đề này, có hai nghị quyết quan trọng nhất đối với đất nước ta từ khi đổi mới và vẫn có giá trị cho tới ngày nay. Thứ nhất là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) năm 2003 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo đó nhấn mạnh tới đối tác và đối tượng, lưu ý đến tính biện chứng của vấn đề là trong đối tác có những mặt phải đấu tranh và trong đối tượng vẫn có những mặt phải hợp tác. Chúng ta cần luôn nhớ rằng: “Không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”. Thứ hai là Nghị quyết 13 năm 1988 của Bộ Chính trị về chuyển hướng chiến lược nhấn mạnh: Với một nền kinh tế mạnh, một nền quốc phòng vừa đủ mạnh và một nền ngoại giao rộng mở thì ta có thể đảm bảo được an ninh, độc lập và chủ quyền.

Có thể nói, những thách thức trên cũng đồng thời là cơ hội để Việt Nam nắm bắt, thúc đẩy quá trình quốc tế hóa và hội nhập. So với các khu vực khác như Trung Đông, Bắc Phi… châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực tương đối ổn định, tập trung những nền kinh tế lớn, có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, vì vậy, Việt Nam có điều kiện để thể hiện sự chủ động, tích cực cũng như vị thế của mình.

trong the gioi bat an can mot viet nam ban linh Khi trẻ em trở thành công cụ đánh bom liều chết

IS và nhiều nhóm cực đoan khác đã liên tục dùng trẻ em như vũ khí. Chúng đẩy những đứa trẻ ra chiến trường với ...

trong the gioi bat an can mot viet nam ban linh EU tái khẳng định các yêu cầu về miễn thị thực cho Thổ Nhĩ Kỳ

Công dân Thổ Nhĩ Kỳ được miễn thị thực vào các nước Liên minh châu Âu (EU) từ tháng 10 tới chỉ khi nước này ...

trong the gioi bat an can mot viet nam ban linh Đối tượng đánh bom tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ 12-14 tuổi

Ngày 21/8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết, kẻ đánh bom liều chết nhằm vào một đám cưới ở thành phố Gaziantep, ...

PGS.TS Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đọc thêm

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Lịch cúp điện Bình Dương hôm nay ngày 25/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Dương theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 25/4/2024.
Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Làm tốt công tác chuẩn bị cho Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia

Sáng 24/4, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác tham gia Hội nghị rút kinh nghiệm tuần tra chung tại Campuchia.
Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (25/4): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An đêm mưa to cục bộ; nhiều nơi nắng nóng, Trung Bộ trên 39 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (25/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Hà Nội: Hôm nay, học sinh nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10

Nếu đủ điều kiện tham gia xét tuyển thẳng vào lớp 10, học sinh cần khẩn trương nộp hồ sơ tại trường ngay từ hôm nay (24/4).
Mỹ-Philippines triệu tập cuộc họp 3+3, thảo luận về Biển Đông

Mỹ-Philippines triệu tập cuộc họp 3+3, thảo luận về Biển Đông

Các quan chức Mỹ và Philippines tiếp tục quyết định khai thác thêm cơ hội để tăng cường sự hỗ trợ toàn cầu nhằm duy trì luật biển quốc tế.
Bộ GD&ĐT mở hệ thống để thí sinh thực hành đăng ký dự thi trực tuyến

Bộ GD&ĐT mở hệ thống để thí sinh thực hành đăng ký dự thi trực tuyến

Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi...
Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Khai mạc Hội nghị quốc tế về an ninh, Tổng thống Nga nói về trật tự quốc tế đa cực mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với tất cả các đối tác để duy trì an ninh khu vực và toàn cầu.
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động