3 xu hướng lập trường trong EU và NATO về xung đột Nga-Ukraine

Lan Phương
Lập trường của Liên minh châu Âu (EU) về xung đột Nga-Ukraine đang tồn tại nhiều khác biệt. Trong đó, có thể nhìn thấy 3 xu hướng quan điểm chính.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ba lập trường trong EU về xung đột Nga-Ukraine
Cho đến nay, có thể thấy ba lập trưởng khác nhau về xung đột Nga-Ukraine đang tồn tại trong NATO và EU. (Nguồn: Getty)

Trong bài viết đăng tải trên tạp chí The National Interest, Tiến sĩ Sumantra Maitra*, đã nhận định rằng, có ba liên kết khác nhau đang tồn tại trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và EU.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo EU hôm 25/3 qua một video, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các quốc gia có lập trường rõ ràng hơn về chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

“Một lần và mãi mãi, bạn phải tự quyết định xem mình đang ở bên ai”, ông Zelensky nhấn mạnh với các nhà lãnh đạo EU.

Dù là một tổ chức thống nhất, trong NATO vẫn luôn tồn tại những điểm khác biệt. Và lập trường của các bên trong liên minh này về cuộc khủng hoảng Ukraine cũng không ngoại lệ.

Những vấn đề liên quan đến xung đột luôn phức tạp, nhưng cho đến nay, có thể thấy ba liên kết khác nhau đang tồn tại trong NATO và EU.

Ba nhóm nước tượng trưng cho ba lập trường khác nhau về cuộc khủng hoảng Ukraine có thể gọi tên lần lượt là nhóm “quyền lực nguyên trạng” (status quo power), nhóm “cân bằng” (balancers) và nhóm “truyền giáo” (evangelicals).

Cụ thể, động lực chính của nhóm nước “quyền lực nguyên trạng” là ngăn chặn chiến tranh lan rộng, đi đến một giải pháp cụ thể và khôi phục thương mại. Trong khi đó, nhóm nước “truyền giáo” thúc đẩy việc trừng phạt Nga, còn mục đích của những quốc gia thuộc nhóm “cân bằng” là bảo đảm chiến dịch của Nga biến thành vũng lầy nhưng sẽ không leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn.

Nhóm “quyền lực nguyên trạng”

Mặc dù, Hungary, Pháp và Đức thường rơi vào hai phía đối lập trong những câu hỏi về định hướng tương lai của EU, nhưng trong căng thẳng Nga-Ukraine lần này, cả ba quốc gia dường như có chung lập trường.

Chính phủ Hungary ủng hộ mạnh mẽ quyết định của NATO không thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine. Quốc gia này cũng khẳng định họ sẽ phủ quyết một sứ mệnh hòa bình đối với Ukraine hay việc phổ biến vũ khí trên lãnh thổ Hungary.

Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó đã tuyên bố rõ ràng rằng, việc duy trì vùng cấm bay hay việc gửi quân đến Ukraine với tư cách là những người gìn giữ hòa bình cũng đồng nghĩa với nguy cơ xảy ra chiến tranh.

Ông Szijjártó từng khẳng định: “Lợi ích quốc gia của Hungary là rõ ràng, Hungary muốn đứng ngoài cuộc xung đột này. Chúng tôi sẽ bám sát lập trường chung của NATO và từ chối các đề xuất có nguy cơ xảy ra chiến tranh trên không hoặc xung đột mở rộng trên bộ”.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hungary cũng cho biết thêm rằng, chính phủ Hungary đang góp phần tăng gấp đôi ngân sách của Cơ chế hòa bình châu Âu (EPF) và là nguồn cung cấp vũ khí từ các nước thành viên EU không bị chặn. Tuy nhiên, ông Szijjártó nhấn mạnh, Hungary không cung cấp vũ khí cho Ukraine, đặc biệt vũ khí sát thương.

Quan điểm của Hungary cũng tương đồng với các nhà lãnh đạo Đức và Pháp. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định, quốc gia này loại trừ dứt khoát bất kỳ sự can thiệp nào của NATO vào Ukraine hay việc thiết lập vùng cấm bay.

Ông Macron cũng đăng tải trên Twitter rằng, Pháp thận trọng ủng hộ việc gửi vũ khí phòng thủ và sát thương cho Ukraine vì Paris muốn NATO tránh trở thành một bên tham chiến trong cuộc xung đột.

Tương tự, Thủ tướng Đức Olaf Scholz gần đây đã từ chối trừng phạt năng lượng Nga và cho rằng, việc trừng phạt này sẽ làm suy yếu châu Âu.

Điểm thú vị là hai chính phủ bảo thủ cánh hữu trên danh nghĩa là Ba Lan và Hungary lại đang có lập trường đối lập nhau về phản ứng với Nga trong Hội đồng châu Âu (EC). Trong khi Ba Lan thúc ép trừng phạt nhập khẩu khí đốt, dầu, than của Nga và cử phái đoàn nhân đạo của NATO đến Ukraine, thì Hungary cùng với Đức ngăn chặn các lệnh trừng phạt về nhập khẩu năng lượng và tìm cách tránh bất kỳ sự can dự nào của NATO.

Ba lập trường trong EU về xung đột Nga-Ukraine
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Hungary Viktor Orban trong cuộc họp báo chung tại Budapest, ngày 13/12/2021. (Nguồn: Reuters)

Nhóm “truyền giáo”

Nhóm nước thứ hai gồm Ba Lan, các quốc gia Baltic và Phần Lan, có thể gọi là “những người truyền giáo”. Các quốc gia này đi đầu trong việc yêu cầu NATO không giới hạn trong biên giới và cho rằng, liên minh này nên tham gia vào các hoạt động ngoài khu vực.

Ba Lan gần đây đã đề xuất Mỹ giao máy bay chiến đấu MiG cho Ukraine, tuy nhiên phía Washington đã bác đề nghị này.

Trong khi đó, hai nước Lithuania và Estonia kêu gọi thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine, ngay cả khi hành động này có nguy cơ dẫn đến chiến tranh. Nhiều chuyên gia ở Mỹ gần đây cũng cảnh báo không nên để việc này trở thành một mắt xích của một cuộc chiến tranh.

Ngoài ra, Phần Lan và các nước Baltic liên tục bày tỏ quan điểm rằng, việc mua năng lượng từ Nga là tài trợ cho xung đột.

Có lẽ riêng chỉ có Thủ tướng Estonia là lên tiếng nhiều nhất rằng, cần phải cân bằng với Nga trong cuộc xung đột đang diễn ra.

Dù là một tổ chức thống nhất, trong NATO vẫn luôn tồn tại những điểm khác biệt. Và lập trường của các bên trong liên minh này về cuộc khủng hoảng Ukraine cũng không ngoại lệ.

Nhóm “cân bằng”

Nhóm nước cuối cùng được gọi là “cân bằng”, dường như các quốc gia này đang theo đuổi mối quan điểm kết hợp của cả hai nhóm trên.

Anh và Mỹ ủng hộ việc tăng chi phí cho cuộc xâm lược của Nga. Anh đã đi đầu trong lĩnh vực cung cấp vũ khí nhưng lại phản đối vùng cấm bay và sự can dự của NATO. Và Mỹ, nước đang thực thi một số lệnh trừng phạt gay gắt nhất đối với Nga, cũng có lập trường tương tự.

Nhớ lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhóm các quốc gia không liên kết, thể hiện mong muốn trung lập với cả hai bên, nhưng lại không có tác động đáng kể.

Hiện nay, tính đơn cực của thế giới giờ đã biến mất, trong khi đó, chủ nghĩa bảo hiểm rủi ro và chủ nghĩa hiện thực cùng với tính trung lập đã trở lại trong chính sách đối ngoại. Trong bối cảnh đó, xung đột Ukraine là cuộc xung đột của thế giới đa cực mới.

Các tính toán khác nhau dẫn đến các phản ứng khác nhau, châu Âu đang dần trở lại với lập trường địa lý và lợi ích vượt trội hơn hệ tư tưởng và giá trị. Cuộc khủng hoảng Ukraine dường như cho thấy việc tái cơ cấu chính sách đối ngoại giữa các liên minh ý thức hệ trước đây.


* Tiến sĩ Sumantra Maitra là chuyên gia tại Trung tâm National Interest và trước đây là thành viên sử học tại Hội sử học Hoàng gia (Anh).

Tránh 'bão' trừng phạt, nước Nga hướng đến châu Phi?

Tránh 'bão' trừng phạt, nước Nga hướng đến châu Phi?

Giữa bối cảnh phức tạp do tình hình tại Ukraine, nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin dường như đang tìm đến “lục địa ...

NATO thừa nhận đã huấn luyện hàng chục nghìn binh sỹ Ukraine

NATO thừa nhận đã huấn luyện hàng chục nghìn binh sỹ Ukraine

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 3/4 cho biết hàng chục nghìn binh sĩ Ukraine hiện ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Dự đoán kết quả Bầu cử Mỹ: Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Dự đoán kết quả Bầu cử Mỹ: Nếu bà Harris đánh bại ông Trump, đây sẽ là lời giải đáp

Tờ New York Times đăng bài viết lý giải những thành tố đóng góp vào thành công của ứng cử viên Tổng thống Mỹ Harris, nếu như bà chiến thắng.
Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Peugeot mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Peugeot của các dòng như 2008 2021, Traveller 2021, 3008 2021, 5008 2021, 408 2023 sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Công ty SPP thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.
Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Wedge Holdings và SBNV khuấy động sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity với dòng sản phẩm anime đình đám

Cuối tuần qua, Wedge Holdings từ Nhật Bản và Showa Brain Navi Vietnam (SBNV) đã làm nổi bật sự kiện Hobby Horizon Escape Velocity tại TP. Hồ Chí Minh
Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Xe tay ga Honda BeAT đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam

Hãng xe Nhật Bản vừa đăng ký bản quyền kiểu dáng công nghiệp Honda BeAT tại Việt Nam, từng bước làm mới danh mục xe để gia tăng tính cạnh ...
Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Nội

Đồng bào dân tộc thiểu số của thành phố Hà Nội cư trú tập trung theo cộng đồng tại 119 thôn, thuộc 14 xã của 5 huyện.
Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Jordan khẩn thiết kêu gọi Israel chấm dứt động thái quân sự

Quốc vương Jordan kêu gọi cộng đồng quốc tế bác bỏ các biện pháp leo thang của Israel nhằm cấm UNRWA hoạt động.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tỷ số cân não trước trận đấu cuối cùng, đại gia Elon Musk rộng đường vung tiền cho ông Trump

Cả 3 mô hình dự báo kết quả Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đều cho thấy cuộc đua sẽ rất sít sao và gần như không thể nói trước ai sẽ giành chiến thắng.
Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia đối lập hàng đầu Mozambique bị ám sát hụt ở Nam Phi

Chính trị gia Mozambique Venancio Mondlane tuyên bố thoát khỏi một vụ ám sát bất thành ở Nam Phi.
Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Sáu tiếng trước bầu cử Tổng thống Mỹ, Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa, tuyên bố nguyên nhân phải tăng cường hạt nhân

Rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo về phía vùng biển phía Đông, vài tiếng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ chính thức bắt đầu.
TRỰC TIẾP Bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

TRỰC TIẾP Bầu cử Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/11.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác biệt ra sao?
Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Đại sứ Phạm Quang Vinh: 'Độc lạ', gay cấn bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 và câu chuyện với Việt Nam

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất sít sao, nhưng dù là ai thì quan hệ Việt Nam-Mỹ vẫn tiếp đà phát triển tích cực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ý nghĩa và tác động

Bầu cử Tổng thống Mỹ luôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong nội bộ nước Mỹ mà còn với cộng đồng quốc tế.
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Hợp tác quân sự Nga-Triều Tiên, toan tính và phản ứng

Dư luận về leo thang căng thẳng ở bán đảo liên Triều chưa kịp lắng lại bùng lên với thông tin quân đội Triều Tiên xuất hiện ở Nga.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Phiên bản di động