65 năm Hiệp định Geneva và dấu ấn Ngoại giao Việt Nam

Quang Đào
TGVN. 65 năm trước, tại Geneva, Thụy Sỹ,  Hiệp định về đình chỉ chiến sự tại Việt Nam đã được ký kết. Hiệp định này, cùng với Tuyên bố chung của Hội nghị Geneva về Đông Dương, đã tạo thành một dấu mốc quan trọng trong lịch sử Cách mạng Việt Nam và lịch sử Ngoại giao Việt Nam. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hiep dinh geneva va dau an ngoai giao viet nam Thủ tướng Phạm Văn Đồng với ngành ngoại giao
hiep dinh geneva va dau an ngoai giao viet nam Hiệp định Geneva 1954 - kỷ niệm và những điều nhắn gửi
hiep dinh geneva va dau an ngoai giao viet nam
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ VNDCCH ký Hiệp định Geneva.

Hiệp định Geneva được ký ngày 20/7/1954 là hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp và chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Đây là văn kiện quốc tế đầu tiên, với sự tham dự của 5 cường quốc thế giới (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc), tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam cùng hai nước Lào và Campuchia.

Diễn biến Hội nghị

Hội nghị Geneva được tổ chức theo quyết nghị của Hội nghị ngoại trưởng 4 nước lớn gồm Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tại Berlin tháng 2/1954 để giải quyết vấn đề Triều Tiên và chiến tranh tại Đông Dương. Hội nghị khai mạc vào ngày 8/5/1954 và kết thúc vào ngày 21/7/1954.

Để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, từ tháng 3/1954, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành các bước thành lập Đoàn đi dự Hội nghị. Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) dự Hội nghị. Tham gia còn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Công Tường, Cục trưởng Cục Tác chiến Hà Văn Lâu...

Hội nghị Geneva với 31 phiên họp, trong đó có 7 phiên toàn thể và 24 phiên họp cấp Trưởng đoàn. Hiệp định được ký ngày 20/7/1954. Toàn bộ quá trình Hội nghị được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (8/5-19/6/1954)

Ngoài việc trao đổi chương trình nghị sự, các Đoàn trình bày lập trường về giải pháp cho vấn đề Việt Nam và Đông Dương.

Hai ngày sau khi Hội nghị Geneva được ký kết, ngày 22/7/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Hội nghị Geneva đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng to… Tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các chiến sỹ và đồng bào đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc và gửi lời an ủi anh em thương binh bệnh binh…”.

Ngày 10/5/1954, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát biểu, đưa ra lập trường 8 điểm là giải quyết đồng thời cả hai vấn đề quân sự và chính trị, giải quyết đồng thời cả ba vấn đề Việt Nam, Lào, Campuchia. Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh, Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Campuchia, Lào. Quân đội nước ngoài phải rút khỏi ba nước Đông Dương là cơ sở quan trọng nhất cho chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Trung Quốc, Liên Xô ủng hộ lập trường này của Việt Nam.

Ngày 25/5/1954, trong phiên họp hẹp, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đưa ra 2 nguyên tắc cho vấn đề đình chiến: (1) Ngừng bắn hoàn toàn trên toàn cõi Đông Dương, (2) Điều chỉnh vùng trong mỗi nước, trong từng chiến trường trên cơ sở đất đổi đất để mỗi bên có những vùng hoàn chỉnh tương đối rộng lớn thuận lợi cho quản lý hành chính và hoạt động kinh tế. Đại diện các bộ tư lệnh có liên quan nghiên cứu tại chỗ những biện pháp ngừng bắn để chuyển tới Hội nghị xem xét và thông qua.

Ngày 27/5/1954, Đoàn Pháp đồng ý lấy đề nghị của VNDCCH làm cơ sở thảo luận về đề nghị đại diện của hai Bộ Tư lệnh gặp nhau ở Geneva để nghiên cứu việc chia ranh giới những khu vực tập trung quân ở Đông Dương. Cùng ngày, Đoàn Trung Quốc đưa ra 6 điểm về vấn đề quân sự như ngừng bắn hoàn toàn và cùng một lúc ở ba nước Đông Dương, thành lập Ủy ban kiểm soát quốc tế gồm các nước trung lập nhưng chưa đề cập tới mặt chính trị của giải pháp.

Ngày 29/5/1954, sau 4 phiên họp toàn thể và 8 phiên cấp Trưởng đoàn, Hội nghị quyết định: (1) Ngừng bắn toàn diện và đồng thời, (2) Đại diện hai Bộ Tư lệnh gặp nhau để bàn về bố trí lực lượng theo thỏa thuận đình chiến bắt đầu bằng phân vùng tập kết quân đội ở Việt Nam.

Giai đoạn 2 (20/6 -10/7/1954)

Trong giai đoạn này, hầu hết Trưởng đoàn các nước về báo cáo, chỉ có Trưởng đoàn VNDCCH Phạm Văn Đồng ở lại. Các quyền Trưởng đoàn tổ chức các cuộc họp hẹp và họp tiểu ban quân sự Việt - Pháp. Các cuộc họp chủ yếu bàn các vấn đề tập kết, chuyển quân, thả tù binh, đi lại giữa hai miền.

Giai đoạn 3 (11- 21/7/1954)

Trong 10 ngày cuối của Hội nghị Geneva đã diễn ra nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi tay đôi, tay ba hoặc nhiều bên giữa các Trưởng đoàn. Các phiên họp chủ yếu thông qua các văn kiện, các điều khoản thi hành Hiệp định. Cuối cùng là phiên họp toàn thể bế mạc Hội nghị.

Đoàn VNDCCH và Đoàn Pháp đàm phán rất gay go về phân chia vĩ tuyến (Đoàn VNDCCH nêu vĩ tuyến 16 vì ta muốn làm chủ đường 9 về Savanakhet đi Quảng Trị là con đường duy nhất cho Lào đi ra biển, Đoàn Pháp nêu vĩ tuyến 18); về thời hạn tổ chức tổng tuyển cử và các điều khác của Hiệp định, đặc biệt là Hiệp định về Campuchia phải ký vào sáng 21/7/1954.

Vào 24h ngày 20/7/1954, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam được ký kết. Sau đó, Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào, Campuchia cũng được ký.

Ngày 21/7/1954, Hội nghị Geneva về Đông Dương họp phiên toàn thể, ra Tuyên bố cuối cùng gồm 13 điểm, trong đó cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Kết quả chính của Hội nghị Geneva

Bên cạnh thỏa thuận chung về việc đình chiến toàn Đông Dương, Hội nghị còn có những thỏa thuận riêng với mỗi nước, trong đó có các hiệp định liên quan đến Việt Nam.

Các hiệp định này gồm 4 nội dung chính. Thứ nhất, Đó là những điều khoản về đình chỉ chiến sự và lập lại hòa bình: ngừng bắn, tập kết, chuyển quân được hai bên thực hiện trong thời hạn 300 ngày, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh và thường dân bị giam giữ, đổi vùng, vấn đề mồ mả quân nhân hai bên tham chiến. Thứ hai, đó là những điều khoản về duy trì và củng cố hòa bình ở Việt Nam: Lập giới tuyến quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 và khu phi quân sự (Sông Bến Hải), vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời, không coi là ranh giới chính trị hay lãnh thổ, cấm tăng viện nhân viên quân sự, bộ đội, vũ khí và dụng cụ chiến tranh khác vào Việt Nam, cấm xây dựng căn cứ quân sự mới, cấm hai miền không được gia nhập liên minh quân sự nào, cấm sử dụng mỗi miền để phục vụ một chính sách quân sự nào.

Thứ ba, đó là những điều khoản chính trị: vấn đề tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, Hiệp thương hai miền vào tháng 7/1955, tổng tuyển cử tháng 7/1956, tự do chọn vùng sinh sống khi chờ đợi, không khủng bố, trả thù hay phân biệt đối xử với những người đã hợp tác với đối phương trong chiến tranh.

Thứ tư, đó là những điều khoản quy định việc tổ chức thi hành Hiệp định: Ủy ban kiểm soát liên hợp, Ủy ban giám sát quốc tế trung lập. Hiệp định Geneva 1954 trở thành 1 trong 3 văn kiện ngoại giao quan trọng nhất trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Việc đàm phán, ký kết Hiệp định đã để lại những kinh nghiệm quý báu trong quá trình đàm phán tiếp theo tại Hiệp định Paris và những bài học mang tính thời sự cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tiến trình hội nhập.

Thắng lợi của ngoại giao Việt Nam tại Hội nghị Geneva là kết quả của sức mạnh ngoại giao kiên định đầy bản lĩnh và tự tin của Đoàn VNDCCH để bảo vệ lập trường chính nghĩa và lợi ích của dân tộc. 65 năm đã qua, nhưng tính thực tiễn cách mạng và ý nghĩa thời đại của Hội nghị Geneva vẫn còn đó, góp phần tạo tiền đề để Ngoại giao Việt Nam giành thêm nhiều thắng lợi vẻ vang trên các bàn đàm phán đa phương. Điều đó còn đặc biệt có ý nghĩa khi Việt Nam chuẩn bị bước vào năm 2020 đầy thách thức, nắm giữ trách nhiệm kép vừa là thành viên không thường trực của HĐBA LHQ vừa là Chủ tịch ASEAN 2020.

Hội nghị Geneva - mốc quan trọng của đối ngoại đa phương Việt Nam

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trong bài viết nhân kỷ niệm 60 năm Hiệp định Geneva, “Hội nghị đánh dấu lần đầu tiên ngoại giao Việt Nam bước lên vũ đài đàm phán đa phương với sự tham gia của các cường quốc, để bàn về các vấn đề liên quan tới quyền cơ bản của chính dân tộc mình. Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva còn có ý nghĩa quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc. Thắng lợi của ngoại giao Việt Nam tại Hội nghị Geneva là dựa trên nền tảng sức mạnh đoàn kết dân tộc và sự phối hợp hiệu quả các mặt trận, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả đất nước.

Chặng đường phía trước vẫn còn nhiều thử thách phức tạp, khó lường, đòi hỏi ngoại giao một lòng đoàn kết với sự nỗ lực của tất cả các mặt trận, trên nền tảng thống nhất “ý Đảng, lòng dân”, vì lợi ích quốc gia dân tộc, bình tĩnh, sáng suốt vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo các bài học của đàm phán Geneva để góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.”

hiep dinh geneva va dau an ngoai giao viet nam

Thụy Sỹ trao tặng Việt Nam tài liệu số hóa về Hiệp định Geneva

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2015), Cục Lưu trữ Liên bang Thụy Sỹ đã trao cho ...

hiep dinh geneva va dau an ngoai giao viet nam

Hiệp định Geneva: 60 năm nhận thức

Dương Trung Quốc * Với một sự kiện thì thời gian 60 năm đủ để những người trong cuộc nếu như chưa từ giã cõi đời ...

hiep dinh geneva va dau an ngoai giao viet nam

Từ Điện Biên Phủ đến Hiệp định Geneva: Nhìn từ khía cạnh quốc tế

Với mong muốn làm sáng tỏ thêm các khía cạnh quốc tế của Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Geneva, Trường Đại học ...

Quang Đào (tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

75 năm Ngoại giao Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Malaysia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Campuchia

Hai Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi thực chất, hiệu quả về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời ...
Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Lần thứ hai liên tiếp trúng cử thành viên UNCITRAL: Vị thế, uy tín của Việt Nam không ngừng được củng cố, nâng cao

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn nhân dịp Việt Nam trúng cử thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031.
Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Việt Nam-Campuchia: Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước

Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia là công trình được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trao tặng Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Đoàn lãnh đạo Quảng Ngãi làm việc với tỉnh Adana, Thổ Nhĩ Kỳ về tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Adana trao đổi cụ thể về những định hướng hợp tác giữa hai địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động