Ai là 'ngư ông đắc lợi' trong ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu sau xung đột Nga-Ukraine?

Quang Hiếu
Xung đột Nga-Ukraine đang làm suy yếu ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu. Sau cùng, Mỹ và Trung Quốc dường như là những nước hưởng lợi nhất.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ai là người chiến thắng cuối cùng trong ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu sau xung đột Nga-Ukraine?
Mỹ tiêu tốn nhiều tiền của nhằm trang bị vũ khí cho Ukraine, Nga cũng hao tổn không ít vũ khí và nhân lực vào cuộc xung đột này. (Nguồn: Sputnik)

Trong khi Mỹ và các đồng minh tiêu tốn nhiều tiền của nhằm trang bị vũ khí cho Ukraine, thì Nga cũng hao tổn không ít vũ khí và nhân lực vào cuộc xung đột này.

Bối cảnh này cũng khiến các quốc gia trên thế giới phải cân nhắc về ngân sách quốc phòng, trang bị vũ khí và tăng cường các mối quan hệ quân sự. Các quốc gia trước đây có mức chi tiêu quốc phòng thấp như Nhật Bản hay Đức cũng phải tăng lên, trong khi các khách hàng vũ khí Nga đang đặt câu hỏi về khả năng giao hàng trong tương lai của nước này.

Các chuyên gia nhận định, dù cuộc xung đột này có kết thúc, thì hậu quả đối với ngành công nghiệp quốc phòng toàn cầu và đối với các quốc gia có các công ty thống trị lĩnh vực này, sẽ rất lớn. Dưới đây là 4 điều cần rút ra.

Nga chịu thua thiệt nhất

Nga từng quảng cáo với các khách hàng rằng vũ khí của họ rẻ hơn và dễ bảo trì hơn so với của phương Tây. Đó cũng là lý do tại sao Nga chiếm 19% kim ngạch xuất khẩu vũ khí của thế giới từ năm 2017-2021, chỉ đứng sau Mỹ, quốc gia chiếm 39% thị trường.

Tuy nhiên, những lời quảng cáo này sẽ giảm giá trị sau ​​những tổn thất và hỏng hóc thiết bị của Nga ở Ukraine.

Theo Business Insider, đến nay, Mỹ ước tính Nga đã mất gần 1.000 xe tăng, ít nhất 50 máy bay trực thăng, 36 máy bay chiến đấu-ném bom và 350 khẩu pháo nhưng nước này vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát không phận Ukraine.

Báo chí phương Tây cũng chỉ ra một số vấn đề hỏng hóc, trục trặc trong quá trình thực chiến của các loại vũ khí tấn công Nga.

Những vấn đề này đã gây nhiều lo ngại với các khách hàng truyền thống của Nga đối với khả năng xuất khẩu vũ khí vào thời điểm hiện tại. Hiện Nga bán gần 90% vũ khí của mình cho 10 quốc gia, trong đó chủ yếu là Ấn Độ, Ai Cập và Trung Quốc.

Hơn nữa, các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga cũng gây khó khăn cho khả năng thay thế các thiết bị gặp tổn thất của nước này. Và gần như chắc chắn Nga sẽ cần phải thay thế khí tài quân sự của mình trước khi xuất khẩu.

Điều đó có nghĩa là các quốc gia muốn tiếp tục mua xe tăng và máy bay chiến đấu của Nga cũng sẽ phải xếp hàng chờ đợi hoặc quay sang nơi khác để đáp ứng nhu cầu quốc phòng của họ.

Lợi ích của Trung Quốc

Ứng viên số 1 thay thế vị trí nhà cung cấp vũ khí của Nga chính là Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chiếm 4,6% thị phần buôn bán vũ khí toàn cầu, xếp thứ 4 sau Pháp (11%). Ngoài ra, 7 trong số 20 công ty quốc phòng có doanh thu hàng đầu toàn cầu là của Trung Quốc, báo hiệu tham vọng lớn của Bắc Kinh trong lĩnh vực này.

Hiện tại, chính phủ Trung Quốc mua phần lớn vũ khí và phương tiện từ các nhà sản xuất vũ khí nội địa, và nước này đang có khả năng xuất khẩu nhiều sản phẩm quân sự ra nước ngoài hơn.

Đơn cử như Trung Quốc đang là nước đóng tàu lớn nhất thế giới, vì vậy việc xuất khẩu nhiều tàu hải quân hơn là một bước tiếp theo. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đang mở rộng vai trò thích hợp của mình trong công nghệ máy bay không người lái (UAV) và tận dụng hiện đại hóa lực lượng không quân với các máy bay được chế tạo trong nước để tăng cường xuất khẩu.

Hiện tại, chỉ có 3 trong số 40 nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, bao gồm Pakistan, Bangladesh và Myanmar, mua phần lớn vũ khí từ Trung Quốc. Điều này có thể thay đổi nếu Trung Quốc tận dụng sự sao nhãng của Nga vào thời điểm hiện tại để định vị mình là một đối tác an ninh quốc gia, kinh tế và chính trị đáng tin cậy, một đặc điểm cốt lõi trong Sáng kiến ​​"Vành đai và Con đường" (BRI) của họ.

Trung Quốc vốn không có khả năng thay thế vũ khí của Mỹ và châu Âu, những vũ khí được coi là hàng đầu vì chất lượng và giá thành cao. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có thể lấp đầy thị trường ngách mà các nhà sản xuất vũ khí Nga thống trị, do đó tăng cường vai trò của Bắc Kinh như một nhà xuất khẩu vũ khí lớn, đồng thời thu được những lợi ích kinh tế và chính trị đi kèm.

Một trong những thách thức lớn nhất của Trung Quốc đang gặp phải là chứng minh rằng vũ khí của họ hoạt động tốt trong các tình huống chiến đấu trực tiếp.

Ai là người chiến thắng cuối cùng trong ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu sau xung đột Nga-Ukraine?
Ứng viên số 1 thay thế vị trí nhà cung cấp vũ khí Nga chính là Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Mỹ cũng thắng lớn

Các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ vốn thống trị ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu từ trước đến nay và xung đột Nga-Ukraine có thể sẽ bảo đảm vị thế của Mỹ trong thời gian tới.

Năm công ty vũ khí lớn nhất thế giới hiện nay đều là của Mỹ, bao gồm Lockheed Martin, Raytheon, Boeing, Northrop Grumman và General Dynamics. Trên thực tế, một nửa trong số 100 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ, 20 nhà sản xuất ở châu Âu, trong khi Nga chỉ có 2 nhà sản xuất trong tốp này mặc dù Moscow là nguồn cung vũ khí lớn thứ hai trên thế giới.

Một lượng lớn vũ khí được Mỹ hỗ trợ cho Ukraine sẽ khiến các nhà sản xuất vũ khí xứ cờ hoa bận rộn trong thời gian tới. Ví dụ như Mỹ đã chuyển khoảng 1/3 kho tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine và sẽ mất từ ​​3-4 năm để liên doanh Raytheon-Lockheed Martin thay thế "khoảng trống" này. Gói viện trợ 40 tỷ USD do Tổng thống Joe Biden ký gần đây cũng bao gồm 8,7 tỷ USD nhằm bổ sung kho vũ khí của Mỹ.

Giá cổ phiếu tăng vọt của các công ty vũ khí Mỹ cũng là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư tin rằng những tháng ngày có lãi đang ở phía trước. Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, giá cổ phiếu của Lockheed Martin đã tăng hơn 12%, trong khi giá cổ phiếu của Northrop Grumman tăng 20%.

Xu hướng tự cung tự cấp

Mặt trái của cuộc xung đột là một số quốc gia phụ thuộc vào vũ khí nhập khẩu có thể tìm cách tự sản xuất vì nhu cầu quốc phòng của họ.

Ấn Độ, khách hàng thân quen của vũ khí Nga đã nhập khẩu gần một nửa lượng vũ khí trong những năm gần đây, đang đứng trước nhiều khả năng chậm giao hàng từ phía Moscow do nước này đang tập trung năng lực sản xuất để thay thế xe tăng, tên lửa, máy bay và các loại vũ khí khác đã tiêu tốn ở Ukraine.

Điều đó có nghĩa là Ấn Độ sẽ cần cung cấp phụ tùng thay thế cho phương tiện và vũ khí từ các khách hàng vũ khí cũ khác của Nga như Bulgaria, Georgia và Ba Lan, hoặc xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng của riêng mình.

Vào tháng 4, Ấn Độ tuyên bố sẽ tăng cường sản xuất máy bay trực thăng, động cơ xe tăng, tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm trên không để bù đắp cho bất kỳ sự sụt giảm nào trong xuất khẩu của Nga.

Ấn Độ cũng đã hủy hợp đồng mua trực thăng với Nga trị giá 520 triệu USD hồi tháng 5. Mặc dù có thông tin cho rằng áp lực từ Mỹ có thể đóng vai trò nào đó trong quyết định này, nhưng dường như đây cũng là một phần trong chiến lược của chính phủ Ấn Độ trong vài năm qua nhằm xây dựng cơ sở công nghiệp quốc phòng nội địa.

Trong khi đó, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và các thị trường vũ khí mới nổi khác cũng đã và đang phát triển các ngành công nghiệp quốc phòng của riêng họ trong hai thập kỷ qua để giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu vũ khí. Và xung đột ở Ukraine sẽ đẩy nhanh quá trình này.

Cách Nga sử dụng tiêm kích tàng hình Su-57 trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine

Cách Nga sử dụng tiêm kích tàng hình Su-57 trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine

Những phi đội máy bay tiêm kích thế hệ 5 Su-57 của Nga được đưa vào hoạt động trong chiến dịch quân sự đặc biệt ...

Treo Quốc kỳ khi đón khách cấp cao nước ngoài (Phần 1)

Treo Quốc kỳ khi đón khách cấp cao nước ngoài (Phần 1)

Điều 24 Nghị định số 18/2022/NĐ-CP về nghi lễ đối ngoại quy định việc treo Quốc kỳ khi đón tiếp khách cấp cao nước ngoài ...

(theo The Conversation)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Ukraine báo động tấn công tên lửa tại nhiều tỉnh, Nga kêu gọi IAEA giám sát Kiev trong lĩnh vực hạt nhân

Rạng sáng ngày 22/11, nhiều tỉnh của Ukraine đã đồng loạt phát báo động phòng không kéo dài nhiều giờ liên quan đến khả năng bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động