AMISOM - điểm tựa sống còn của Somalia

Việc tổ chức bầu cử Quốc hội vào cuối năm nay là cơ hội để Somalia chứng minh cho những tiến bộ mà quốc gia này đã đạt được trước cộng đồng thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
amisom diem tua song con cua somalia Khủng bố ở thủ đô Somalia: hơn 20 người thiệt mạng
amisom diem tua song con cua somalia Somalia: Quốc gia bị bỏ quên

Tuy nhiên, Somalia vẫn còn tồn tại những khó khăn rất lớn và các đối tác của nước này (bao gồm Mỹ) đã bày tỏ quan ngại. Nếu cuộc bầu cử này không được xử lý một cách đúng đắn, rất có thể sẽ là một thảm họa đối với Somalia. Để đối phó với những thách thức đó, Somalia buộc phải dựa vào Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi (AMISOM) đóng tại nước này.

amisom diem tua song con cua somalia
Các binh sĩ thuộc AMISOM tại Somalia. (Nguồn: AMISOM)

Theo đó, Liên minh châu Phi (AU) cần phải tái khẳng định cam kết của mình với Somalia, đồng thời yêu cầu các quốc gia thành viên và các nước tài trợ chưa nên từ bỏ sự ủng hộ đối với AMISOM cũng như đối với quốc gia nghèo khó của lục địa này. Khi Somalia đang tiến gần đến cuộc bầu cử (dự kiến diễn ra vào tháng Chín tới), các nhân tố gây bất ổn rõ ràng nhất đến từ nhóm khủng bố al-Shabab và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng .

Cả hai nhóm này có thể sẽ là những kẻ phá hoại cuộc bầu cử vì chúng đều luôn lợi dụng các sự kiện quan trọng về chính trị hoặc tôn giáo để phóng đại tính chất các vụ tấn công khủng bố. Ngoài các mối quan ngại an ninh thông thường, những lo lắng về vấn đề nhân đạo cũng có thể ảnh hưởng tới cuộc bầu cử. Trong khi đó, nguồn viện trợ quốc tế hiện nay đang bị dàn trải bởi tình hình ở Yemen và Syria cũng như cuộc khủng hoảng người di cư đang tiếp diễn ở châu Âu.

Bất chấp một loạt các vấn đề với AMISOM, bao gồm sự thiếu gắn kết và thiếu thốn lực lượng, phái bộ gìn giữ hòa bình này hiện vẫn là giải pháp phù hợp nhất để đối phó với các vấn đề nan giải của Somalia. Đến nay, phái bộ này vẫn là lực lượng duy nhất có thể đối chọi hiệu quả với nhóm al-Shabab ở Somalia cũng như là động lực lớn nhất cho sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ của nước này.

Tuy nhiên, nếu muốn nhiệm vụ của phái bộ này thành công, AU phải ủng hộ và thúc đẩy AMISOM, trong đó có việc tăng cường binh sĩ và hỗ trợ thêm nhiều lĩnh vực. Thật không may, trong khi AU cần tăng cường sự hỗ trợ cho AMISOM nhiều hơn thì dường như liên minh này có thể sẽ mất dần sự đóng góp. Đầu tháng Năm này, có thông tin cho rằng, Uganda bắt đầu xem xét rút về nước một số đơn vị ở Somalia, trong khi đây lại là thành phần có quân số lớn nhất trong phái bộ AMISOM. Việc Uganda rút binh sĩ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bảo vệ Chính phủ Somalia của AMISOM.

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh có những đánh giá rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ cắt tài trợ cho AMISOM nhằm buộc Burundi phải tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình. Mặc dù cuộc xung đột nội bộ đang gây rắc rối cho Burundi nhưng binh sĩ của nước này đang đóng góp tới 1/4 quân số cho AMISOM. Vì thế, quyết định này sẽ làm tê liệt lực lượng AMISOM, vốn đã khó khăn vào đúng thời điểm cực kỳ quan trọng.

Các nhà lãnh đạo châu Phi và châu Âu cần suy nghĩ thật cẩn thận những ảnh hưởng của các quyết định này bởi nó không chỉ làm ảnh hưởng đến thành công của cuộc bầu cử Quốc hội của Somalia mà còn tạo ra khoảng trống để nhóm al-Shabab tái nổi lên hoặc IS có thể giành được chỗ trú chân tại đất nước này. Dẫu cho AMISOM không thể ở lại mãi mãi thì bây giờ cũng chưa phải là lúc để cắt giảm tài lực và nhân lực của phái bộ gìn giữ hòa bình ở Somalia.

amisom diem tua song con cua somalia Somalia: Hải tặc trở thành nghề

Sau nhiều tháng có vẻ yên ắng, Vịnh Aden lại “nổi sóng” khi hàng loạt tàu rơi vào tay cướp biển Somalia. Các giải pháp ...

TNB (theo Newsweek)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Phi - Trung Đông

Đọc thêm

Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam-Togo thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Togo nhất trí coi nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác trọng tâm, thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác song phương và ...
Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Togo

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với các nước bạn bè châu Phi, trong ...
Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Họp báo Chính phủ thường kỳ: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Chiều nay (8/1), Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024.
Quy chế về kỳ thi lớp 10 cần lưu ý

Quy chế về kỳ thi lớp 10 cần lưu ý

Phương thức thi tuyển vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn Toán, Ngữ văn và một môn thi hoặc bài thi thứ ba do Sở GD&ĐT lựa chọn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato Katsunobu

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Kato Katsunobu

Thủ tướng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ tài chính, thúc đẩy ODA thế hệ mới dành cho Việt Nam để thực hiện các dự án hạ tầng ...
Đồng hành cùng ngư dân xuyên tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Đồng hành cùng ngư dân xuyên tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 7 và 8/1, 15 tàu thuộc Chi đội Kiểm ngư số 4 đã xuất phát bắt đầu hải trình trực xuyên Tết, đồng hành cùng ngư dân.
Tin thế giới 8/1: Ukraine tấn công táo bạo vào sâu lãnh thổ Nga, tung tích của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ông Trump khiến Panama 'nóng mặt'

Tin thế giới 8/1: Ukraine tấn công táo bạo vào sâu lãnh thổ Nga, tung tích của Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội, ông Trump khiến Panama 'nóng mặt'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Loạt nước châu Phi phản đối phát ngôn của Tổng thống Pháp

Những phát biểu của Tổng thống Pháp trong một sự kiện ngày 6/1 đã khiến nhiều nước ở châu Phi cảm thấy 'nóng mặt'.
Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ấn Độ ra mắt 'vũ khí' truy tìm, bắt giữ tội phạm xuyên quốc gia

Ngày 7/1, tại New Delhi, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah ra mắt cổng thông tin mới có tên Bharatpol, do Cục điều tra trung ương (CBI) tạo ra.
Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy: 'Siêu trộm' khét tiếng sa lưới sau 4 năm vượt ngục

Italy bắt giữ Olinto Bonalumi, tên tội phạm nguy hiểm từng vượt ngục năm 2021 và nằm trong số 50 kẻ bị truy nã gắt gao nhất đất nước.
Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Ông Donald Trump mất tự tin về giải quyết xung đột Ukraine? Ca ngợi Chủ tịch Trung Quốc 'mạnh mẽ và quyền lực'

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đưa ra nhận định về mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc và triển vọng gặp Tổng thống Nga.
Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Hạ viện Mỹ 'mở màn' chiến dịch trấn áp người nhập cư trái phép

Với tỷ lệ 264 phiếu thuận và 159 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 7/1 thông qua dự luật nhắm vào những người nhập cư không có giấy tờ.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Phiên bản di động