Ấn Độ-Đài Loan (Trung Quốc): 'Bùa chú' 4 chữ T và sự vẽ lại quan hệ đối tác 'trong mơ'

Hồng Phúc
Trong bài viết đăng trên trang mạng của Viện nghiên cứu Lowy ngày 18/10, chuyên gia Melissa Conley Tyler * phân tích những khía cạnh mới trong quan hệ Ấn Độ-Đài Loan (Trung Quốc).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Một tác phẩm nghệ thuật làm từ chip nhớ tại Trung tâm Triển lãm Macronix, Tân Trúc, Đài Loan. (Nguồn: Anadolu)
Một tác phẩm nghệ thuật làm từ chip nhớ tại Trung tâm Triển lãm Macronix, Tân Trúc, Đài Loan. (Nguồn: Anadolu)

Các nhà ngoại giao của Ấn Độ được cho là tập trung vào 3 chữ T: Thương mại (Trade), Công nghệ (Technology) và Du lịch (Tourism) và có thể bổ sung một chữ T đầy triển vọng nữa là Đài Loan (Taiwan).

Nhiều dư địa hợp tác

Ấn Độ và vùng lãnh thổ Đài Loan có tiềm năng rất lớn về du lịch, với khoảng 17 triệu du khách Đài Loan "xuất ngoại" mỗi năm. Thương mại và đầu tư vẫn còn nhiều dư địa để phát triển, Đài Loan và Ấn Độ là đối tác xuất khẩu lớn thứ 16 và 17 của nhau vào năm 2020. Hai bên tăng trưởng về hợp tác thương mại và đầu tư song vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong "dòng chảy" của Ấn Độ.

Quan hệ đối tác công nghệ là chìa khóa cho hợp tác hai bên. Đài Loan thống trị ngành công nghiệp bán dẫn, lĩnh vực quan trọng cho hầu hết các ngành công nghiệp.

Trong bối cảnh Ấn Độ đang có xung đột trực tiếp với Trung Quốc liên quan đến vấn đề biên giới, New Delhi nhận thức được sự cần thiết của các nhà cung cấp chất bán dẫn đáng tin cậy cho nền kinh tế đang phát triển của nước này.

Sáng kiến Sản xuất tại Ấn Độ đã thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực sản xuất và công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), và ngày càng nhiều doanh nghiệp Đài Loan đã chuyển hướng từ Trung Quốc đại lục sang Đông Nam Á và Ấn Độ.

Một diễn biến đáng chú ý là các doanh nghiệp Đài Loan đã đặt các công ty con để sản xuất iPhone ở Ấn Độ. Hòn đảo này cũng là một trung tâm sản xuất các mặt hàng quan trọng (như dây buộc kim loại, vải và bảng quang học) có thể hỗ trợ tầm nhìn của Ấn Độ trong việc xây dựng khu vực sản xuất tự cung tự cấp.

Tin liên quan
Bộ tứ có nguy cơ mất trọng tâm chiến lược Bộ tứ có nguy cơ mất trọng tâm chiến lược

Việc xây dựng quan hệ đối tác chuỗi cung ứng Đài Loan-Ấn Độ có ý nghĩa quan trọng trong môi trường địa chính trị nơi các quốc gia đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc, chẳng hạn như sáng kiến chuỗi cung ứng chất bán dẫn của nhóm Bộ tứ (Quad, gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ).

Những toan tính riêng

Sau khi đăng cai Diễn đàn Yushan vào tháng 10/2022, Đài Loan đã tổ chức Đối thoại Đài Loan-Ấn Độ lần đầu tiên. Rõ ràng là trong số những đối tác ủng hộ, Đài Loan thông qua đối thoại khu vực này đã dành cho Ấn Độ sự quan tâm đặc biệt.

Đối với Đài Loan, Ấn Độ từ lâu đã là một quốc gia mục tiêu trong Chính sách hướng Nam mới nhằm tăng cường hợp tác và trao đổi trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong bài phát biểu nhậm chức năm 2016 của người đứng đầu chính quyền Đài Loan Thái Anh Văn, Ấn Độ đã được lựa chọn để mở rộng mối quan hệ.

Tại Diễn đàn Yushan, giới chức kinh tế Đài Loan đã trình bày những thông điệp gửi tới Ấn Độ rằng vùng lãnh thổ này là một đối tác đáng tin cậy, thích ứng với nhu cầu thị trường, với quốc gia sở hữu trí tuệ chất lượng và một cụm công nghiệp hoàn chỉnh.

Đài Loan nhấn mạnh hợp tác đôi bên cùng có lợi, bao gồm hợp tác song phương để phát triển giáo dục đào tạo, chẳng hạn như thông qua học tập tại Đài Loan.

Với mối quan hệ phức tạp của Ấn Độ với Trung Quốc và mối bận tâm về chuỗi cung ứng, theo chuyên gia Melissa Conley Tyler, có vẻ hiện nay là thời điểm tốt để thay đổi quan điểm của Ấn Độ - quốc gia vừa trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.

Từ phía Ấn Độ, địa chính trị rõ ràng là một tác nhân quan trọng. Những lo ngại của Ấn Độ về hành vi của Trung Quốc - bao gồm cả ở biên giới, Ấn Độ Dương và Biển Đông - khiến nước này có thái độ tích cực đối với Đài Loan. Một dẫn chứng là New Delhi lần đầu tiên bày tỏ quan ngại về việc quân sự hóa eo biển Đài Loan.

Trước đây, quan điểm phổ biến ở New Delhi là mối quan hệ quá thân thiết với Đài Loan có thể có tác động tiêu cực đến mối quan hệ song phương quan trọng hơn với Trung Quốc.

Chuyên gia Melissa Conley Tyler cho rằng, cần phải thay đổi cách Ấn Độ nhìn nhận Đài Loan - giúp in sâu hơn vào ý thức của người Ấn Độ và phù hợp hơn với các câu chuyện chính trị của Ấn Độ bằng cách đặt vào bối cảnh an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Điều này có nghĩa là tập trung vào đoàn kết dân chủ và giải thích cách Đài Loan có thể đóng góp vào một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở và tự cường, phù hợp với triết lý “Đài Loan giúp châu Á, châu Á giúp Đài Loan”.

Ấn Độ-Đài Loan (Trung Quốc): 'Bùa chú' 4 chữ T và sự
Vận động viên Sreeja Akula của Ấn Độ thi đấu với Cheng I-Ching của Đài Loan tại vòng chung kết giải vô địch đồng đội thế giới ITTF 2022 tại Thành Đô, Trung Quốc ngày 5/10/2022. (Nguồn: Getty Images)

"Một ý tưởng đã chín muồi"

Vị thế của Đài Loan trong chuỗi cung ứng toàn cầu khiến hòn đảo này trở thành đối tác "trong mơ" cho mục tiêu tự cường của Ấn Độ. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tại Diễn đàn Yushan, quan hệ đối tác Đài Loan-Ấn Độ được cả các diễn giả hai bên mô tả là “một ý tưởng đã chín muồi” và là “quan hệ đối tác quan trọng của thế kỷ XXI".

Một quan chức về ngoại giao của Đài Loan đã khẳng định Đài Loan đứng đầu về phần cứng còn Ấn Độ đứng đầu về phần mềm. Đài Loan mạnh về sở hữu trí tuệ và còn Ấn Độ mạnh về lực lượng lao động, hoặc Đài Loan có lợi thế về vốn và Ấn Độ có lợi thế về quy mô thị trường.

Như vậy, sự bổ sung có thể quan trọng hơn những điểm chung của cả hai bên.

Dưới góc nhìn địa kinh tế học, kinh tế và chính trị có mối liên hệ với nhau. Nếu Ấn Độ muốn Đài Loan chia sẻ “những viên ngọc quý” của hòn đảo để xây dựng an ninh chuỗi cung ứng, thì hòn đảo này sẽ yêu cầu nhiều hỗ trợ chính trị hơn.

Điều đó sẽ đòi hỏi Ấn Độ phải vẽ lại quan hệ với Đài Loan phù hợp với bản sắc dân chủ tự do chung.


* Giám đốc Chương trình Đối thoại phát triển, ngoại giao và quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương.

Điểm tin thế giới sáng 21/10: Philippines 'chấm' trực thăng quân sự của Mỹ, Iran nối dài danh sách trừng phạt Anh, Ukraine lo mất điện

Điểm tin thế giới sáng 21/10: Philippines 'chấm' trực thăng quân sự của Mỹ, Iran nối dài danh sách trừng phạt Anh, Ukraine lo mất điện

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 21/10.

Đại sứ Sun Weidong: Trung Quốc và Ấn Độ nhất trí kiểm soát bất đồng

Đại sứ Sun Weidong: Trung Quốc và Ấn Độ nhất trí kiểm soát bất đồng

Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Sun Weidong cho biết New Delhi và Bắc Kinh nên xích lại gần nhau với tư cách là ...

Ấn Độ phản ứng 'rắn' với bài viết của Đại sứ Trung Quốc tại Sri Lanka

Ấn Độ phản ứng 'rắn' với bài viết của Đại sứ Trung Quốc tại Sri Lanka

Đại sứ quán Ấn Độ tại Sri Lanka chỉ trích Đại sứ Trung Quốc tại Sri Lanka vi phạm 'nghi thức ngoại giao cơ bản' ...

Một lãnh đạo cấp cao đến Đài Loan (Trung Quốc)

Một lãnh đạo cấp cao đến Đài Loan (Trung Quốc)

Phó Tổng thống Palau, bà J. Uduch Sengebau Senior đã đến Đài Loan (Trung Quốc) vào ngày 27/8, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ...

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật xung quanh Đài Loan

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật xung quanh Đài Loan

Truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin, ngày 4/8, quân đội nước này bắt đầu các cuộc tập trận bắn đạn thật xung quanh ...

Đọc thêm

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm ...
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (4-14/5): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chiều, tối mưa rào, giông rải rác; Trung-Nam Trung Bộ khả năng nắng nóng diện rộng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực 10 ngày tới (4-14/5) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mỹ, Australia, Nhật Bản và Philippines gửi thông điệp thượng tôn luật pháp quốc tế tại Biển Đông

Mục tiêu hợp tác biển giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines là đảm bảo hòa bình, ổn định tại Biển Đông và đề cao luật pháp quốc tế.
Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Một hầm mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) được tìm thấy tại một ngôi làng ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Lối nghĩ nam giới không phù hợp để trở thành giáo viên mầm non cần được xóa bỏ, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ ...
Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Nga-Ukraine: Moscow hạ thêm 4 tên lửa ATACMS, ông Trump úp mở kế hoạch chi tiết giải quyết xung đột

Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ 4 tên lửa tầm xa ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine trên bầu trời bán đảo Crimea trong đêm qua.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Một phái đoàn của Hamas sẽ đến thủ đô Cairo của Ai Cập vào ngày 4/5 để tham gia đàm phán về một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều Tiên.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động