Ấn Độ-Nhật Bản bấp bênh thời 'vắng bóng' ông Abe?

HỒNG PHÚC
TGVN. Quan hệ Ấn Độ-Nhật Bản cần một cách tiếp cận mới trong bối cảnh New Delhi mất đi những ưu tiên từ mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo Narendra Modi và Abe Shinzo.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ấn Độ-Nhật Bản bấp bênh thời 'vắng bóng' ông Abe?
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. (Nguồn: Indian Express)

Nếu so với người tiền nhiệm Abe Shinzo - một người có nền tảng chính trị vững chắc và sức hút mạnh mẽ - tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide dường như không có được những lợi thế đó.

Mặc dù ông được coi là một chính trị gia làm việc chăm chỉ và không bè phái, là một người có chỗ đứng vững chắc trong đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, nhưng tầm nhìn ngoại giao và sự nhạy bén của ông chưa nổi bật.

Nhiều người cho rằng dưới thời ông Suga, Nhật Bản sẽ không có nhiều thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại. Nói cách khác, chính quyền Suga sẽ tiếp nối các chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền Abe.

Những chỉ dấu đầu tiên

Trên thực tế, chính quyền Suga vẫn giữ nguyên hầu hết các bộ trưởng chủ chốt, và ngay cả bản thân ông Abe cũng sẽ có mặt với tư cách là cố vấn ngoại giao đặc biệt của Thủ tướng Suga và là một thành viên của nghị viện Nhật Bản.

Tuy nhiên, điều đó cũng không hoàn toàn đồng nghĩa với việc Nhật Bản sẽ không có bất kỳ sự thay đổi quan trọng nào dưới thời một nhà lãnh đạo mới.

Cuộc điện đàm ngoại giao đầu tiên của Thủ tướng Suga sau khi tuyên thệ nhậm chức là với Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 20/9. Cùng ngày, ông cũng có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hai nhà lãnh đạo được cho là đã trao đổi về đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, các vấn đề hạt nhân và bắt cóc con tin của Triều Tiên, chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và các nỗ lực chung nhằm củng cố nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Suga và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình diễn ra ngày 25/9 trong bối cảnh Nhật Bản và Trung Quốc đang hợp tác đối phó với đại dịch Covid-19. Cả hai nước đã tiến hành tiếp cận ngoại giao song phương trước khi đại dịch bùng phát và đang nỗ lực giảm thiểu những rào cản đối với quan hệ thương mại-kinh tế ngay cả khi tranh chấp lãnh thổ vẫn tiếp diễn.

Có khả năng Nhật Bản, dưới thời Suga, đang tìm cách tăng cường quan hệ với Mỹ đồng thời giảm khả năng đối đầu với Trung Quốc. Chính phủ mới của Nhật Bản có thể sẽ nỗ lực tách lợi ích kinh tế khỏi lợi ích an ninh và tránh can dự quá tích cực vào tranh chấp Mỹ-Trung ở khu vực.

Khỏa lấp khoảng trống

Sự thay đổi lãnh đạo ở Nhật Bản cũng có ý nghĩa quan trọng đối với Ấn Độ. Mối quan hệ lâu đời giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo chắc chắn sẽ vắng bóng trong bối cảnh mới hiện nay.

Ở đây, điều quan trọng cần nhấn mạnh là mặc dù cả hai đảng ở Nhật Bản ủng hộ Nhật-Ấn tăng cường quan hệ song phương, nhưng trên thực tế, quá trình tăng cường quan hệ này được thúc đẩy chủ yếu bởi mối quan hệ Modi-Abe.

Vì vậy, vắng Abe, Ấn Độ sẽ phải chủ động hơn. Ngoại trưởng Ấn Độ, Tiến sĩ S. Jaishankar, trong một bài phát biểu hôm 19/9 đã nói rằng Ấn Độ nên có “cách tiếp cận tham vọng hơn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản”.

Mặc dù hợp tác kinh tế Ấn-Nhật đã có nền tảng vững chắc và mối quan hệ này sẽ tiến triển ít nhiều theo quỹ đạo đã được thiết lập trước đó trong các lĩnh vực an ninh và chiến lược, song người ta vẫn dự báo về một sự đảo ngược.

Quan hệ Ấn-Nhật và hợp tác song phương cũng như ở quy mô khu vực sẽ tiếp tục phát triển dựa trên sự đa dạng và sâu sắc.

Trong bối cảnh căng thẳng quân sự đang diễn ra ở biên giới Ấn-Trung, New Delhi dường như muốn tăng cường sự chú trọng vào chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và nhóm Bộ Tứ.

Cách hiểu của Nhật Bản về cả hai vấn đề này không giống với Ấn Độ. Trong năm qua, Nhật Bản đã nhiều lần nhắc đến tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và tránh sử dụng thuật ngữ “chiến lược”.

Trên thực tế, Thủ tướng Suga không ủng hộ một hiệp ước an ninh giống NATO ở châu Á. Thay vào đó, ông quan tâm đến mạng lưới hợp tác giữa các cường quốc tầm trung giữa Nhật Bản, các nước ASEAN, Ấn Độ và Australia.

Tuy nhiên, cuối cùng, quan hệ Ấn-Nhật và hợp tác song phương cũng như ở quy mô khu vực sẽ tiếp tục phát triển dựa trên sự đa dạng và sâu sắc.

Nhật Bản là quốc gia duy nhất mà Ấn Độ có các thỏa thuận cấp cao như hội nghị thượng đỉnh hàng năm và cuộc gặp 2+2. Hai nước cũng đã hợp tác tại một số nước thứ ba như Sri Lanka, Myanmar và Bangladesh.

Các mối quan hệ sẽ giữ cho Ấn Độ và Nhật Bản gần gũi với nhau - ngay cả dưới thời nội các mới của Nhật Bản - nhưng sự ra đi của ông Abe có thể khiến New Delhi mất đi sự đầu tư và những ưu tiên có được nhờ mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo Abe và Modi.

Tập trận hải quân giữa dịch Covid-19, Ấn Độ và Nhật Bản nhấn mạnh hợp tác an ninh hàng hải

Tập trận hải quân giữa dịch Covid-19, Ấn Độ và Nhật Bản nhấn mạnh hợp tác an ninh hàng hải

TGVN. Các lực lượng hải quân Ấn Độ và Nhật Bản đang tham gia một cuộc tập trận song phương kéo dài 3 ngày ở ...

Ấn Độ-Nhật Bản 'cất cánh' với ngoại giao đường sắt

Ấn Độ-Nhật Bản 'cất cánh' với ngoại giao đường sắt

TGVN. Trong bài viết đăng trên mạng lowyinstitute.org, nhà báo Aarti Betigeri nhấn mạnh rằng Nhật Bản đang thúc đẩy quan hệ đối tác chiến ...

Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo từ chức, Ấn Độ mất những gì?

Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo từ chức, Ấn Độ mất những gì?

TGVN. Dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo, Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư quan trọng và đồng minh chiến lược lớn của Ấn ...

(theo Eurasia Review)

Xem nhiều

Đọc thêm

Khám phá 'tình yêu ẩn giấu' của tượng đài thi ca Tây Ban Nha

Khám phá 'tình yêu ẩn giấu' của tượng đài thi ca Tây Ban Nha

Trong khuôn khổ Những ngày Văn học châu Âu 2024, Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam tổ chức sự kiện đàm thoại 'Lorca: Thơ và tình yêu ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
MacBook Air M3 giảm giá ‘tiền triệu’ ngay khi lên kệ tại Việt Nam

MacBook Air M3 giảm giá ‘tiền triệu’ ngay khi lên kệ tại Việt Nam

Giá MacBook Air M3 đang được chào bán ở mức 27 triệu đồng cho phiên bản 13 inch, thấp hơn 1 triệu đồng so với mức giá niêm yết. Phiên ...
Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài tại Osaka, Nhật Bản

Chiều 26/4, Lễ phát động Ngày tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2024 đã được tổ chức tại Osaka, ...
TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo bắn pháo hoa tại 5 điểm trong đêm 30/4 thay vì 16 điểm như trước đó.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đại sứ quán Việt Nam tại Nga long trọng tổ chức kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản ...
Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Iran tấn công Israel: Mỹ nói Tehran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của hệ thống vũ khí, EP kêu gọi trừng phạt

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết, Iran nên đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các hệ thống vũ khí của họ sau cuộc tấn công vào Israel hồi đầu tháng.
Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

Sau quyết định buộc tội 5 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia có liên quan tới Moscow, Anh lập tức triệu Đại sứ Nga

5 người đàn ông, trong đó có một công dân Anh, bị buộc tội liên quan đến hoạt động thù địch nhà nước nhằm mục đích làm lợi cho Nga.
Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Điện Kremlin: Nga không phải mối đe dọa cho châu Âu, hai bên ‘sẽ phải nhất trí về cách chúng ta sinh tồn’

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng, Nga và châu Âu sẽ không còn có thể nối lại mối quan hệ trước đây trong hoàn cảnh hiện nay.
Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Tin thế giới 26/4: Mỹ - Trung đạt thoả thuận 5 điểm, Nga tấn công đoàn tàu chở vũ khí phương Tây ở Ukraine, Houthi tấn công tàu Israel ở Vịnh Aden

Nga cảnh báo hậu quả nếu Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân, Mỹ siết chặt xuất khẩu súng đạn, Nga gia tăng hợp tác quân sự với Trung Quốc…
Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Xung đột Nga-Ukraine: Kiev loại xe tăng Mỹ khỏi tiền tuyến vì một vũ khí của Moscow, Lầu Năm Góc phàn nàn

Mỹ không mong đợi Ukraine sẽ tiến hành các hoạt động tấn công quy mô lớn ứng phó lực lượng Nga trong thời gian tới.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động