An ninh con người - nền tảng phát triển nguồn vốn nhân lực và xã hội

TS. Đoàn Duy Khương
Đầu tư vào con người luôn là tất yếu trong phát triển năng lực quốc gia vì nó vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu cuối cùng của mọi nền kinh tế. An ninh con người là ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia và là cơ sở chính để phát triển nguồn vốn con người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
An ninh con người......
Vấn đề “an ninh con người” mới đây đã được đề cập rõ trong nhiều nội dung của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng với định hướng: “Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, phân minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người…”. (Nguồn: Báo Công Thương)

Tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ xác định Việt Nam trở thành nước phát triển với chỉ số phát triển con người ở mức cao, đời sống của người dân hạnh phúc và quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia thông qua quản trị tốt 5 nguồn lực: Tài chính, tài nguyên, sản phẩm vật chất, nhân lực và xã hội.

Tầm quan trọng của nguồn lực con người

Theo các nhà kinh tế hiện đại, sự giàu có và khả năng cạnh tranh của quốc gia được tạo ra chứ không phải được kế thừa. Nó không phát triển từ các nguồn lực tự nhiên, tài chính… của một quốc gia, như kinh tế học cổ điển khẳng định.

Sự thịnh vượng và sức cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng đổi mới, vào động lực phát triển của thị trường, bao gồm sự tương tác hiệu quả của 3 chủ thể: chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

Tin liên quan
Xúc tiến đầu tư và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp xanh tại Việt Nam Xúc tiến đầu tư và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp xanh tại Việt Nam

Tuy nhiên, đổi mới và sáng tạo lại là nguồn lực phát triển quan trọng nhất của con người, là sự khác biệt nhất của nguồn lực con người so với 4 nguồn lực còn lại. Đây cũng là phẩm chất tuyệt vời mà ngay cả các trí tuệ nhân tạo (AI) hoàn hảo nhất cũng không bao giờ đạt được.

Phẩm chất đổi mới và sáng tạo của nguồn vốn con người được thể hiện qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp, cùng với sự phát minh ra cơ chế thị trường đã đem lại một cuộc sống và xã hội thịnh vượng hơn rất nhiều so với tổ tiên của chúng ta trong cả quá trình lịch sử phát triển nhân loại.

Nguồn vốn nhân lực được xem là tài sản quan trọng nhất của bất kỳ quốc gia nào và đầu tư vào con người luôn là một điều tất yếu trong phát triển năng lực quốc gia vì nó vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu cuối cùng của mọi nền kinh tế. Chính vì vậy, “an cư lạc nghiệp” hay nói một cách khác an ninh con người là ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia và là cơ sở chính để phát triển nguồn vốn con người.

Trên thế giới, ý tưởng mở rộng khái niệm an ninh từ an ninh quốc gia sang từng cá nhân con người lần đầu tiên được đưa ra bởi Ủy ban độc lập về giải trừ quân bị và các vấn đề an ninh vào năm 1982.

Báo cáo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) năm 1994 là một ấn phẩm mang tính bước ngoặt trong lĩnh vực an ninh con người, với lập luận rằng đảm bảo các nhu cầu thiết yếu và an toàn cho tất cả mọi người là con đường tốt nhất để giải quyết vấn đề toàn cầu. sự bất an. Nó đã mở ra một lối thoát cho việc định nghĩa lại về mặt học thuật đối với an ninh con người.

Trong đó, cách tiếp cận an ninh con người đã tập trung lại cuộc tranh luận về an ninh từ an ninh lãnh thổ sang an ninh người dân. Ý tưởng này, được Đại hội đồng Liên hợp quốc tán thành vào năm 2012 khi đã mời các học giả an ninh và các nhà hoạch định chính sách nhìn xa hơn việc bảo vệ quốc gia - dân tộc để bảo vệ những gì chúng ta quan tâm nhất trong cuộc sống: Nhu cầu cơ bản, sự toàn vẹn về thể chất, phẩm giá con người của chúng ta.

Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền không bị sợ hãi, không bị thiếu thốn và không bị sỉ nhục của mọi người. Nó nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa an ninh, phát triển, bảo vệ và trao quyền cho các cá nhân và cộng đồng.

Vấn đề an ninh con người tại Việt Nam

Ở Việt Nam, khái niệm “an ninh con người” lần đầu tiên xuất hiện trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng (năm 2016). Đến nay, chúng ta cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong 7 nội dung liên quan đến an ninh con người (kinh tế, lương thực, y tế, môi trường, cá nhân, cộng đồng và chính trị): Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1,5-2%/năm, đến năm 2020 còn dưới 3%; Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2020 đạt 90,7%, tăng mạnh so với năm 2015 (76,5%) vượt mục tiêu đề ra (80%);

Khoản 1, Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm…; Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung “quyền con người” vào tên chương so với Hiến pháp năm 1992.

Tuy nhiên, do quan điểm chưa thực sự lấy con người làm trung tâm nên vấn đề an ninh con người vẫn còn một số hạn chế: Chính sách tiền lương chậm được cải cách; Giảm nghèo chưa bền vững; Chất lượng dịch vụ y tế và giáo dục nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, có mặt còn bất cập; Chất lượng cuộc sống chưa cao khi tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được cải thiện;

Thực hiện dân chủ còn hạn chế hoặc mang tính hình thức và có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rõ, mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; Con người chưa thực sự cản thấy an toàn, luôn có cảm giác bất an nhất là các vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển….

Vấn đề “an ninh con người” mới đây đã được đề cập rõ trong nhiều nội dung của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng với định hướng: “Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, phân minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người…”. Định hướng này cũng cho thấy mối liên hệ giữa con người và xã hội rõ ràng là rất mạnh mẽ.

An ninh con người......
Nâng cao nhận thức và tính thực thi của chính sách về an ninh con người thông qua việc lấy con người làm trọng tâm ngay từ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia đến triển khai thực tế. (Nguồn: 1office.vn)

Đề xuất 5 nội dung nghiên cứu để phát triển con người

Bản chất con người là xã hội, loài người đã tiến hóa để trở thành xã hội và đó là đặc điểm xác định ý nghĩa của việc trở thành con người.

Để góp phần thực hiện tốt định hướng của Đảng và chính sách của Chính phủ, nên chăng chúng ta cần tăng cường thêm 5 nội dung nghiên cứu để phát triển con người và xã hội trong xu hướng mới của các biến đổi địa chính trị, kinh tế, môi trường và công nghệ:

Con người là trọng tâm

Nâng cao nhận thức và tính thực thi của chính sách về an ninh con người thông qua việc lấy con người làm trọng tâm ngay từ trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia đến triển khai thực tế.

Các nội dung luật pháp bảo vệ nhu cầu cơ bản của con người như: Sống, lao động, học tập… và an ninh cá nhân cần phải được đảm bảo khỏi các mối đe dọa bao gồm cả chiến tranh, xung đột, bạo lực… Trong đó, vấn đề tiền lương, điều kiện làm việc phải là một trong những vấn đề cốt lõi của an ninh con người.

Ngoài ra, cũng cần chú ý trong xu thế thay đổi của công nghệ, kỹ thuật số có thể mở rộng các quyền tự do của con người, nhưng chúng cũng có thể gây ra những hậu quả không lường trước, thách thức an ninh con người (ví dụ như khả năng nhân quyền có thể bị tổn hại do tác hại trên mạng và việc ngày càng phụ thuộc vào các thuật toán AI có thể làm xói mòn an ninh con người).

Hơn nữa, cũng cần nhận thức thế hệ thách thức mới đã xuất hiện dưới dạng đại dịch và biến đổi khí hậu cũng như mức độ xung đột gia tăng (khoảng 1,2 tỷ người vẫn đang sống trong các khu vực bị ảnh hưởng xung đột) và sự tồn tại bất bình đẳng trong phát triển con người…

Nguồn lực xã hội

Nguồn lực này bao gồm cả thể chế chính trị, các mạng lưới xã hội rộng lớn và các tổ chức quần chúng. Hiện nay, quan điểm đề cao quá mức lợi ích của tập thể một cách chung chung, trừu tượng đang làm hạn chế lớn đến nguồn lực xã hội và làm cho thể chế, cấu trúc bộ máy hành chính từ bộ ngành đến tỉnh, thành phố cồng kềnh, cơ chế vận hành thiếu hiệu quả và làm chậm tiến trình cải cách tiền lương gây ra các vấn đề xã hội bức xúc như: tham nhũng, tệ nạn xã hội, tội ác...

Ngoài ra, cấu trúc doanh nghiệp còn lạc hậu, thiếu đổi mới và các tổ chức quần chúng xã hội còn mang nặng tính phong trào dẫn đến năng suất lao động thấp và văn hóa bị xói mòn trong các thể chế tổ chức xã hội của đất nước. Chính vì vậy, cần có sự tinh giản và phân cấp mang tính đột phá trong hệ thống hành chính để đảm bảo hiệu quả công việc và môi trường làm việc tốt cho công chức.

Thể chế cấu trúc của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội cần liên tục đổi mới và phát triển đảm bảo bắt kịp xu hướng thị trường cạnh tranh lành mạnh và xã hội văn minh. Chính sách áp dụng công nghệ số chắc chắn sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc đào tạo, kết nối và thực thi hiệu quả cho quá trình chuyển đổi này.

Xã hội công bằng và hòa bình

An ninh con người trong kỷ nguyên nhân sinh mới (Anthropocene) giờ đây phải vượt ra ngoài việc đảm bảo an ninh cho các cá nhân và cộng đồng của họ để hướng tới nghiên cứu một cách có hệ thống, phụ thuộc lẫn nhau giữa con người; giữa con người với hành tinh.

Trong quá trình đó, các nguyên tắc bảo vệ, phân quyền và sự đoàn kết làm việc cùng nhau sẽ thúc đẩy không những văn hóa xã hội tích cực và lành mạnh mà còn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, xây dựng xã hội công bằng và hòa bình.

Vinh danh

Sự công nhận, cho dù đó là dưới hình thức giải thưởng, tiền thưởng, thăng chức, tăng lương hay một lời “cảm ơn” đơn giản sẽ giúp các đối tượng cá nhân và tổ chức thấy được sự quan tâm xã hội; đặc biệt nếu điều đó được thực hiện một cách chân thực và nhất quán.

Quá trình đó sẽ xây dựng được niềm tin và sự chuẩn mực của mọi người vào một mục đích chung cũng như chọn lựa được các cá nhân có đức, có tài cũng như mô hình tổ chức mẫu mực để đóng góp thiết thực vào phát triển toàn diện con người và xã hội hiện đại.

An ninh lương thực và quốc phòng

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu phức tạp và sự xung đột của các thế lực cạnh tranh trong khu vực, việc quy hoạch tổng thể trung tâm lương thực Đồng bằng sông Cửu Long, Biển Đông và các vùng biên giới Việt Nam, nên chăng phải là ưu tiên của chính sách phát triển kinh tế - xã hội đất nước để bảo đảm an ninh lương thực và quốc phòng nhằm hướng tới an ninh con người Việt Nam một cách bền vững trong tiến trình hội nhập với thế giới.

Có chính sách thực hiện tốt mục tiêu đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP 26).

Một xã hội pháp luật công bằng với chính sách toàn diện về an ninh con người sẽ là nền tảng cho phát triển nguồn nhân lực và xã hội văn minh. Nền tảng đó sẽ đem lại sự tự do bình đẳng và bình an của người dân, tạo ra một xã hội luôn đổi mới và sáng tạo. Và đây cũng chính là khởi nguồn của sự thịnh vượng đất Việt.

Giải pháp phát triển nguồn lực cho an ninh mạng và mật mã quốc gia để bảo vệ 'vùng lãnh thổ đặc biệt'

Giải pháp phát triển nguồn lực cho an ninh mạng và mật mã quốc gia để bảo vệ 'vùng lãnh thổ đặc biệt'

Ngày 15/6, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Báo chí và ...

Đánh giá nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Đánh giá nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 3/7, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ tổ chức hội nghị “Sơ kết 3 năm triển khai thực hiện ...

Triển khai nhiệm vụ và giải pháp đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững

Triển khai nhiệm vụ và giải pháp đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững

Du lịch Việt Nam nhất định sẽ sớm phục hồi và trở lại đà tăng trưởng như trước đây, tiếp tục phát triển hướng tới ...

TS. Lưu Bình Nhưỡng: Dân số cán mốc 100 triệu người - đừng để vuột mất cơ hội dân số vàng

TS. Lưu Bình Nhưỡng: Dân số cán mốc 100 triệu người - đừng để vuột mất cơ hội dân số vàng

TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, với dân số 100 triệu người, nước ...

Việt Nam mong muốn UNICEF Bỉ tiếp tục dành nguồn lực hỗ trợ về giáo dục, y tế

Việt Nam mong muốn UNICEF Bỉ tiếp tục dành nguồn lực hỗ trợ về giáo dục, y tế

Chiều 9/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Hoàng hậu Bỉ Mathilde sang thăm và làm việc tại Việt Nam ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để 'ai hiểu rồi thì yêu ta'

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền phối hợp Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới'.
Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Thông tin đối ngoại và bảo vệ quyền con người: Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Công tác thông tin đối ngoại về đảm bảo nhân quyền ở Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948

Việt Nam xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng xây dựng pháp luật về quyền con người tương đối toàn diện.
Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Chuyên gia LHQ: Hoan nghênh sự sẵn sàng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế về nhân quyền

Vai trò của Việt Nam với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ (2023–2025) là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong hợp tác quốc tế.
Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Đặt con người là trung tâm trong chiến lược phát triển

Suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con người luôn được đặt ở trung tâm của mọi chiến lược, chính sách.
Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Bảo đảm quyền con người để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, quyền con người là trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển đất nước.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động