An ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Từ góc nhìn ASEAN

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang tồn tại rất nhiều nguy cơ an ninh. Nếu muốn tiếp tục vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy hợp tác an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN cần tăng cường tính minh bạch.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
an ninh khu vuc chau a thai binh duong tu goc nhin asean Vì mục tiêu bền vững cho ASEAN
an ninh khu vuc chau a thai binh duong tu goc nhin asean Chính sách “hướng Đông” của Nga tăng cường sức mạnh cho Đông Nam Á

Đó là nhận định của GS.TS Suchit  Bunbongkarn, Viện nghiên cứu an ninh và quốc tế Thái Lan (ISIS) trong bài tham luận tại Hội thảo quốc tế “Chuyển dịch địa chính trị ở châu Á - Thái Bình Dương và chặng đường nửa thế kỷ của ASEAN” diễn ra vừa qua tại Hà Nội.

an ninh khu vuc chau a thai binh duong tu goc nhin asean
Các diễn giả chia sẻ tại Hội thảo. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Sự trỗi dậy của Trung Quốc

Cách đây 50 năm, khi ASEAN được thành lập, Đông Nam Á đang trong thời kỳ mất ổn định chính trị và an ninh. Khi đó, áp lực của phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam và yêu cầu rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong lòng nước Mỹ và cộng đồng thế giới ngày càng mạnh mẽ. Ý tưởng thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á do 5 quốc gia là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan khởi xướng cho thấy tư tưởng tự lực thay vì dựa vào các cường quốc bên ngoài.

Trong suốt 50 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã trải qua nhiều thăng trầm, gồm cả thành công và thất bại. Tuy nhiên, Hiệp hội đã tồn tại và trở thành một cộng đồng kinh tế độc lập. ASEAN cũng mong muốn trở thành một cộng đồng an ninh chính trị, một tập thể đoàn kết, hòa bình và trách nhiệm để cùng nhau giải quyết mọi khía cạnh của vấn đề an ninh khu vực. Để đạt được mục tiêu đó, ASEAN đã và đang nỗ lực thông qua một số tiến trình tập trung vào các biện pháp xây dựng lòng tin và ngoại giao phòng ngừa. Dù vậy, ASEAN sẽ vẫn phải tiếp tục đối mặt với bất ổn an ninh ngày càng gia tăng ở cả các khía cạnh truyền thống và phi truyền thống của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Một trong những thách thức mà ASEAN phải đối mặt hiện nay chính là sự trỗi dậy của Trung Quốc với vị thế của một cường quốc kinh tế và quân sự. Mặc dù Bắc Kinh nhiều lần nhấn mạnh rằng Trung Quốc không có tham vọng bá quyền và kể từ sau Chiến tranh Lạnh, ASEAN cũng chưa bao giờ có xu hướng đối đầu với Trung Quốc, nhưng các nước ASEAN vẫn quan ngại rằng một số chính sách thương mại và đầu tư của nước này trong khu vực sẽ làm gia tăng ảnh hưởng kinh tế và văn hoá Trung Hoa.

Trung Quốc đã đầu tư vào các dự án xây dựng đường sắt và đường cao tốc liên kết trong Đông Nam Á. Một mặt, điều này tạo điều kiện cho hàng hoá xuất khẩu và khách du lịch của Trung Quốc dễ dàng tiếp cận với khu vực, mang lại lợi ích kinh tế cho các nền kinh tế Đông Nam Á. Mặt khác, nó cũng sẽ gây ra nguy cơ chi phối về kinh tế và văn hoá, trở thành mối quan ngại hàng đầu của các thành viên ASEAN. Sáng kiến "Con đường tơ lụa" mà Bắc Kinh đang quảng bá cũng làm dấy lên một câu hỏi quan trọng rằng liệu sáng kiến này có thực làm cho khu vực trở nên thịnh vượng hơn không.

Tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN liên quan đến các yêu sách lãnh thổ trên Biển Đông là một vấn đề mà cả hai bên hết sức quan tâm. Một giải pháp hòa bình là rất cần thiết song ASEAN nhận ra rằng đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Hiện nay, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đang cố gắng đạt được thỏa thuận về một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Mặc dù vậy, nỗ lực này vẫn chưa đủ để đạt được sự ổn định hoà bình lâu dài.

an ninh khu vuc chau a thai binh duong tu goc nhin asean
Các chính sách của Mỹ cũng đang trực tiếp ảnh hưởng tới an ninh khu vực. (Nguồn: mole.my)

Bất ổn ở Đông Bắc Á và chính sách của Mỹ

Sự bất ổn về an ninh ở khu vực Đông Bắc Á cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Việc Triều Tiên cố gắng phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo rõ ràng là một mối đe dọa không chỉ cho bán đảo Triều Tiên mà cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc và những lời cáo buộc của nhiều nước phương Tây, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục đưa ra những lời cảnh báo với Mỹ và các đồng minh nếu các nước này sử dụng quân sự để chống lại Triều Tiên.

Một vấn đề khác có ảnh hưởng tới an ninh khu vực ở Đông Bắc Á là sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong nhiều năm qua. Sự thiếu tin cậy này được coi là trở ngại rất lớn đối với việc hợp tác an ninh khu vực. Sự tồn tại của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng cản trở sự hợp tác.

Việc không thể dự đoán được vai trò an ninh của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là mối quan tâm lớn của các nước ASEAN. Động thái chiến lược của Mỹ nhằm tăng cường vai trò an ninh của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương như tăng số lượng tàu chiến trong khu vực đã được thông qua dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Obama. Nhưng khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền, không ai biết chắc vai trò an ninh của Mỹ trong khu vực sẽ như thế nào.

Đối với nhiều nhà quan sát, chính sách của ông Trump rất khó phán đoán và có khả năng thay đổi từ ngày này sang ngày khác. Mặc dù Tổng thống Trump tiếp tục cam kết an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương nhưng điều quan trọng là liệu Mỹ sẽ làm gì khi ở khu vực xảy ra những vụ việc nghiêm trọng. Trong tranh chấp Biển Đông, chính quyền của ông Trump đã tiến hành tuần tra tự do (FONOPs). Điều này có thể dẫn tới một cuộc xung đột nghiêm trọng hơn khi Trung Quốc và Mỹ đưa ra diễn giải khác nhau về nguyên tắc tự do hàng hải.

an ninh khu vuc chau a thai binh duong tu goc nhin asean ASEAN - tổ chức khu vực thành công nhất

Ngày 9/6, Hội thảo quốc tế với chủ đề “Chuyển dịch địa chính trị ở châu Á - Thái Bình Dương và chặng đường nửa ...

an ninh khu vuc chau a thai binh duong tu goc nhin asean ASEAN trong chiến lược châu Á mới của Mỹ

Nếu không có một chiến lược rõ ràng cùng những hành động và kế hoạch cụ thể đối với châu Á, đặc biệt là ASEAN, ...

an ninh khu vuc chau a thai binh duong tu goc nhin asean Con đường hội nhập thế giới của ASEAN

Diễn đàn Đông Á (EAS) số mới ra có bài viết "Con đường hội nhập thế giới của ASEAN" của đồng tác giả Joko Siswanto ...

Thu Hà - Mai Lan (lược dịch)

Đọc thêm

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

MONUSCO hoàn tất sứ mệnh tại CHDC Congo sau 25 năm hoạt động

Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Liên hợp quốc (MONUSCO) chính thức đóng cửa một căn cứ quan trọng tại Bukavu, Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) vào ngày ...
Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Lịch cúp điện Đồng Nai hôm nay ngày 28/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Đồng Nai theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 28/4/2024.
Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda dự kiến chi 11 tỷ USD cho các nhà máy xe điện ở Canada

Honda Motor Co. mới đây công bố khoản đầu tư khổng lồ 15 USD Canada (11 tỷ USD) để xây dựng các cơ sở sản xuất xe điện mới ...
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Sáng ngày 26/4/2024, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã có buổi gặp mặt và trò chuyện cùng Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, ...
Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Nỗi đau và bài học từ chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam qua hội thảo tại Đại học George Washington

Đại học George Washington (Mỹ) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề 'Các chiến dịch sơ tán ở miền Bắc Việt Nam và trường hợp trẻ em tại Đặc ...
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Togo lần thứ 64

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Togo nhân dịp kỷ niệm lần thứ 64 Quốc khánh Cộng hòa Togo (27/4/1960-27/4/2024).
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động