TIN LIÊN QUAN | |
Brexit: Anh khẳng định không muốn là 'quốc gia phụ thuộc' của EU | |
Anh sẵn sàng rời EU 'theo kiểu Australia' nếu hai bên không đạt được thỏa thuận |
Chủ ý của Thủ tướng Anh là đàm phán lại với EU về chuyện quan trọng nhất đối với Anh trong câu chuyện Brexit hoặc nếu đàm phán tiếp thì EU phải nhượng bộ thêm cho nước Anh. (Nguồn: Getty/TTXVN) |
Đúng vào lúc phải bận rộn rất nhiều với việc ứng phó dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra và chuyện ở Belarus, với vướng mắc cũ và mới trong quan hệ với Mỹ và Nga, với Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, thì EU lại thêm khó khăn và khó xử với chính phủ Anh trong đàm phán nhằm xử lý những chuyện còn lại của việc nước Anh ra khỏi EU (Brexit).
Vướng mắc mới nảy sinh trước khi hai bên tiến hành đàm phán về nội dung cốt lõi nhất là khuôn khổ quan hệ hợp tác giữa hai bên sau Brexit thì ông Johnson lại thay giọng và đổi quan điểm. Cụ thể là người này chủ trương dùng một bộ luật mới ở Anh về thị trường nội địa để lật ngược những gì đã được thoả thuận giữa Anh và EU liên quan đến Bắc Ireland sau Brexit và lại còn đưa ra tối hậu thư cho EU là nếu đến ngày 15/10 tới - thời điểm EU tiến hành cuộc họp cấp cao định kỳ - mà hai bên không đạt được thoả thuận về khuôn khổ quan hệ cho thời kỳ sau Brexit thì nước Anh sẽ ra khỏi EU mà không có và không cần đến bất cứ thỏa thuận gì với EU, tức là không những chỉ không có khuôn khổ quan hệ hợp tác mới mà còn hủy bỏ mọi thoả thuận đã đạt được.
Chủ ý của ông Johnson là đàm phán lại với EU về chuyện quan trọng nhất đối với Anh trong câu chuyện Brexit hoặc nếu đàm phán tiếp thì EU phải nhượng bộ thêm cho nước Anh. Người này công cụ hóa chiêu thức cũ là "thà Brexit không thoả thuận còn hơn là Brexit với thoả thuận bất lợi" để gây áp lực đối với EU và lại biến EU thành con tin của chuyện Brexit. Người này chủ ý thời sự hóa chuyện Brexit trước hết nhằm khiến dư luận bớt để ý đến việc ứng phó dịch bệnh không thành công, vì toan tính rằng phía Anh có nhiều sự lựa chọn trong khi EU đã đâm lao thì giờ chỉ có thể theo lao, vừa để tranh thủ bộ phận công chúng và cử tri ở Anh chủ trương Brexit bằng mọi giá.
| Thủ tướng Đức cảnh báo Anh 'chấp nhận hậu quả' do Brexit TGVN. Ngày 27/6, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Anh sẽ phải "chấp nhận những hậu quả" của việc có mối quan hệ kinh ... |
| Hậu Covid-19: Nước Anh với ba thách thức TGVN. Thiệt hại về người, suy thoái kinh tế và tiến trình rời Liên minh châu Âu (EU) đầy mông lung là ba chướng ngại lớn ... |
| Các nước EU bộc lộ mâu thuẫn trong vấn đề ngân sách hậu Brexit TGVN. Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã thể hiện những bất đồng tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra ngày 20/2 ở ... |