APEC quyết chiến với tình trạng hối lộ thương mại quốc tế

Ngày 24/2, tại Lima (Peru) đã diễn ra hội nghị của Nhóm Công tác về chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch thuộc APEC.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
apec quyet chien voi tinh trang hoi lo thuong mai quoc te
Nhóm Công tác về chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch APEC. (Nguồn: Apec2015.ph)

Sự kiện quy tụ các nhà lãnh đạo đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC.

Hiện nay, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tình trạng tham nhũng, hối lộ trong thương mại quốc tế đang ngày một gia tăng cùng với tốc độ phát triển của kinh tế thị trường.

Các quan chức chống tham nhũng cao cấp đến từ các nước thành viên APEC tụ họp tại Lima lần này nhằm mục đích đánh giá sự thay đổi của các điều kiện khiến tình trạng tham nhũng, hối lộ của các cán bộ trong hoạt động giao dịch, kinh doanh qua biên giới ngày một gia tăng, đồng thời đưa ra các biện pháp hợp tác mới để giải quyết thực trạng này.

Phát biểu tại hội nghị, Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao Peru đồng thời cũng là người đứng đầu Nhóm Công tác về chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch, ông Pablo Sanchez, nhấn mạnh: “Tham nhũng có thể kìm hãm hoạt động đầu tư trong và ngoài nước, bóp méo tính cạnh tranh và cản trở chức năng đích thực của thị trường, làm tăng phí dịch vụ công và các dự án cơ sở hạ tầng”.

Theo ông Pablo Sanchez, thị trường phát triển với nhiều cơ hội làm ăn mới tạo điều kiện cho sự hội nhập và thịnh vượng kinh tế trong khu vực, nhưng nó cũng là một thách thức đối với hành vi đạo đức của các doanh nghiệp và các cán bộ công chức. Bởi vậy, ông Pablo Sanchez cho rằng các nền kinh tế thành viên APEC nên có các cơ chế pháp lý chặt chẽ và chính sách chống tham nhũng hiệu quả để ngăn chặn hoạt động hối lộ, tham nhũng lách luật.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, mỗi năm, nền kinh tế toàn cầu bị mất khoản chi phí lên đến hơn 2,6 nghìn tỷ USD do tham nhũng, chiếm 5% tổng GDP toàn cầu. Tham nhũng cũng là nguyên nhân khiến chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp đội lên hơn 10%. Mặt khác, nó còn gây cản trở đầu tư nước ngoài và trong nước, làm tăng chi phí dịch vụ công cộng và các dự án cơ sở hạ tầng.

Theo báo cáo gần đây của Nhóm Công tác về chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch, nhiều nền kinh tế APEC đã đạt được những tiến bộ trong việc giảm tỷ lệ tham nhũng tại môi trường công, nhưng tham nhũng ở môi trường tư nhân và các cơ quan cấp cao của Chính phủ thì lại có xu hướng gia tăng.

“Có rất nhiều thông tin và kinh nghiệm bổ ích có thể giúp các nước xây dựng một hệ thống chống tham nhũng kinh tế giống như APEC đang nỗ lực để thiết lập và triển khai”, ông Sanchez đánh giá.

Tại hội nghị, đại diện các nước thành viên của APEC đã tăng cường trao đổi về chuyên môn, kinh nghiệm và thực tiễn trong cuộc chiến chống tham nhũng. Đặc biệt, nội dung được đưa ra thảo luận nhiều là việc xây dựng nhận thức về các khuôn khổ pháp lý và thủ tục điều tra cũng như các quy định về trách nhiệm pháp lý và thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các quan chức cũng bày tỏ mong muốn APEC sớm triển khai mạng lưới các cơ quan chống tham những và thực thi luật pháp chống tham nhũng APEC (ACT-NET) để đẩy nhanh việc chia sẻ thông tin giữa các nhà chức trách chống tham nhũng và thi hành luật pháp trong khu vực. Dự kiến, cuộc họp đầu mối ACT-NET lần thứ ba sẽ diễn ra tại Lima vào tháng 8 năm nay.

Thu Trang (theo APEC News)

Bài viết cùng chủ đề

Hướng tới APEC 2017

Đọc thêm

Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan

Thông tin tổ trọng tài điều khiển trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan

Đội tuyển U23 Việt Nam sớm hoàn thành nhiệm vụ vào tứ kết VCK U23 châu Á 2024 sau hai chiến thắng thuyết phục trước U23 Kuwait và U23 Malaysia.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu bán kết Coppa Italy - Atalanta vs Fiorentina; Ngoại hạng Anh - MU vs Sheffield United

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 24/4 và sáng 25/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh vòng 29 - Everton vs Liverpool; Ligue 1 vòng 29 - Lorient vs ...
XSMN 23/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4/2024. xổ số ngày 23 tháng 4

XSMN 23/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4/2024. xổ số ngày 23 tháng 4

XSMN 23/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 23/4/2024. xổ số hôm nay 23/4. XSMN thứ 3. SXMN 23/4. xổ số miền Nam ngày 23 ...
Mãn nhãn với vẻ đẹp kỳ diệu của Trái đất từ góc nhìn trên không

Mãn nhãn với vẻ đẹp kỳ diệu của Trái đất từ góc nhìn trên không

Reuters đã lưu lại những hình ảnh ấn tượng cho thấy vẻ đẹp đa dạng, đầy bí ẩn của hành tinh xanh từ góc nhìn trên không để tôn vinh ...
Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 24/4/2024

Lịch cúp điện Lâm Đồng hôm nay ngày 24/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Lâm Đồng theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/4/2024.
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 24/4/2024: Bảo Bình sự nghiệp khởi sắc

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 24/4/2024: Bảo Bình sự nghiệp khởi sắc

Tử vi hôm nay 24/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động