ASEAN 2020: Không có Ấn Độ, tiến trình đàm phán RCEP có thể thuận lợi hơn

TGVN. Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đến nay chưa có bất kỳ hiệp định thương mại tự do (FTA) nào nên RCEP sẽ giúp tạo ra quan hệ kinh tế-thương mại mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Tin tức ASEAN buổi sáng 17/7: Covid-19 ở ASEAN vượt mốc 200.000, RCEP có thể là sự thúc đẩy mới cho phát triển khu vực
Mỹ sẽ quay lại CPTPP vì Trung Quốc?
0606 https s3 ap northeast 1amazonawscom psh ex ftnikkei 3937bb4 images 1 7 7 5 16585771 4 eng gb 20181107 rcep collage
Khi Ấn Độ rút khỏi bàn đàm phán RCEP, ưu điểm của hiệp định này trong việc tạo ra khu vực thương mại tự do lớn sẽ mờ nhạt hơn.

Đây là nhận định của Giáo sư Ryo Ikebe, một chuyên gia về thương mại quốc tế của Đại học Senshu (Nhật Bản), khi trả lời phỏng vấn báo chí về vai trò của Việt Nam trong tiến trình đàm phán hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Đánh giá về ảnh hưởng của việc Ấn Độ quyết định rút khỏi bàn đàm phán tới tiến trình đàm phán RCEP và việc liệu Nhật Bản cùng 14 nước còn lại có ký kết hiệp định này vào cuối năm nay mà không có sự tham gia của Ấn Độ hay không, Giáo sư Ryo Ikebe cho rằng ưu điểm lớn nhất của RCEP đó là các nước lớn như Trung Quốc và Ấn Độ có thể kết nối quan hệ thương mại tự do.

Khi Ấn Độ rút khỏi bàn đàm phán RCEP, ưu điểm của hiệp định này trong việc tạo ra khu vực thương mại tự do lớn sẽ mờ nhạt hơn. Tuy nhiên, do ba quốc gia Đông Bắc Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đến nay chưa có bất kỳ hiệp định thương mại tự do (FTA) nào nên RCEP sẽ giúp tạo ra quan hệ kinh tế-thương mại mới.

Bên cạnh đó, cho đến thời điểm này, vấn đề lớn trong tiến trình đàm phán về RCEP đó là không nhận được sự đồng ý của Ấn Độ. Do đó, việc New Delhi quyết định không tham gia RCEP có thể sẽ làm cho tiến trình đàm phán tiến triển thuận lợi hơn.

Nhận định về kỳ vọng của Nhật Bản - một trong những nước dẫn dắt tiến trình đàm phán RCEP - vào hiệp định này cũng như cơ hội và thách thức đối với Nhật Bản khi tham gia hiệp định, Giáo sư Ryo Ikebe cho rằng Nhật Bản luôn hướng tới các FTA có mức độ tự do hóa cao. Việc Ấn Độ đã rời bàn đàm phán khiến các nước còn lại tham gia đàm phán RCEP, trong đó có Trung Quốc, có thể đạt được đồng thuận về các tiêu chuẩn cao như hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là khó khăn. Mặc dù vậy, ở điểm này, RCEP mang lại ý nghĩa thúc đẩy hoạt động thương mại giữa ba nước Nhật-Trung-Hàn.

Mặt khác, do việc các chuỗi cung ứng bị gián đoạn do dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã trở thành vấn đề lớn nên việc xem tái bố trí các địa điểm sản xuất đang trở thành bài toán hóc búa. Ở khía cạnh này, có thể thấy, khi RCEP có hiệu lực, việc tái cấu trúc lại các chuỗi cung ứng sang khu vực Đông Nam Á, từ đó giúp phân tán rủi ro một cách linh hoạt, là hoàn toàn khả thi.

Đánh giá tác động tiềm tàng tới CPTPP nếu RCEP được ký kết vào cuối năm nay, Giáo sư Ryo Ikebe nhận định trong tương lai, Mỹ có khả năng sẽ tham gia CPTTP. Khi không có sự tham gia của Mỹ, quy mô kinh tế của CPTTP là không lớn. Tuy nhiên, khi RCEP được ký kết, một khu vực thương mại tự do rộng lớn sẽ hình thành và điều này có thể sẽ góp phần thúc đẩy Mỹ quay trở lại với CPTTP. Mặc dù vậy, có thể thấy, mức độ tự do hóa của CPTTP là rất cao, trong khi mức độ tự do hóa của RCEP lại thấp. Do đó, ảnh hưởng của RCEP đối với CPTTP chỉ có ý nghĩa thúc đẩy Mỹ quay trở lại với hiệp định này.

Nhận định về cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia RCEP, Giáo sư Ryo Ikebe nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia đã tham gia nhiều FTA, trong đó FTA giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị có hiệu lực. Mặt khác, với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã có FTA với tất cả các nước tham gia RCEP. Chính vì thế, cơ hội trực tiếp mà RCEP mang lại cho Việt Nam là không lớn. Mặc dù vậy, việc ký kết RCEP sẽ phát đi hình ảnh Việt Nam tích cực đối với thương mại tự do, từ đó Việt Nam có thể thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều hơn.

Đánh giá về vai trò của Việt Nam trong tiến trình đàm phán RCEP, Giáo sư Ryo Ikebe nhận định trong khu vực ASEAN, Việt Nam là nước đi đầu trong các hiệp định thương mại tự do. Do vậy, Việt Nam đóng vai trò là quốc gia tập hợp tiếng nói của 10 nước thành viên ASEAN và cô đọng các nội dung đàm phán. Tính trung tâm của ASEAN thể hiện qua tiếng nói của 10 nước thành viên rất được chú ý trong quá trình đàm phán RCEP.

Tuy nhiên, là quốc gia đi đầu trong các hiệp định FTA, Việt Nam đang phát huy được năng lực phát ngôn lớn hơn. Trong thời điểm xuất hiện một số quốc gia đi ngược lại chủ nghĩa thương mại tự do (như Mỹ, Anh) và chủ nghĩa bảo hộ gây ra quan ngại đối với trật tự thương mại thế giới, RCEP, với trung tâm là châu Á, nếu được các nước ký kết, có thể quảng bá cho thế giới thấy hình ảnh khu vực châu Á tiến tới thương mại tự do.

Căng thẳng với Trung Quốc, Ấn Độ kiên quyết không xem xét lại lựa chọn rút khỏi RCEP

Căng thẳng với Trung Quốc, Ấn Độ kiên quyết không xem xét lại lựa chọn rút khỏi RCEP

TGVN. Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vẫn kiên trì với quyết định không tham gia Hiệp định đối tác kinh tế ...

Indonesia: Ký kết RCEP sẽ là 'tín hiệu chính trị mạnh mẽ' về dự án do ASEAN 'dẫn dắt'

Indonesia: Ký kết RCEP sẽ là 'tín hiệu chính trị mạnh mẽ' về dự án do ASEAN 'dẫn dắt'

TGVN. Nếu hoàn tất thỏa thuận RCEP, Việt Nam có thể gửi thông điệp đến phần còn lại của thế giới bằng cách nhắc lại quan ...

RCEP là động lực phục hồi kinh tế toàn cầu hậu Covid-19

RCEP là động lực phục hồi kinh tế toàn cầu hậu Covid-19

TGVN. Các bộ trưởng từ 15 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại hội nghị trực tuyến ngày 23/6 đã tái khẳng định ...

VA (theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Loạt trường Đại học công bố điểm chuẩn học bạ 2024; cao nhất 25,5 điểm

Đến thời điểm hiện tại, có 13 trường Đại học công bố điểm chuẩn trúng tuyển học bạ 2024.
Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip Trung Quốc tăng 40% bất chấp những hạn chế từ Mỹ

Sản lượng chip bán dẫn của Trung Quốc đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý I/2024, bất chấp những hạn chế từ phía Mỹ.
Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple sẽ nâng cấp gấp đôi dung lượng trên iPhone 16 Pro

Apple được cho là sẽ bổ sung tùy chọn lưu trữ tối đa 2TB cho bộ đôi iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max, thay vì 1TB như những ...
Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Lễ công bố thành lập Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Sáng ngày 11/4/2024, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập ...
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai và món quà của những chiến binh thầm lặng

Được tặng danh hiệu Gương sáng Pháp luật, với Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, là sự ghi nhận đối với cán bộ ngoại giao làm công tác pháp luật.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động