TIN LIÊN QUAN | |
Thực hiện hiệu quả các ưu tiên của Kế hoạch hành động ASEAN - EU giai đoạn 2018-2022 | |
Hàn Quốc đặt trọng tâm hợp tác kinh tế với ASEAN |
Phát biểu ngày 23/2, Thủ tướng Mahathir khẳng định nếu không thận trọng, Malaysia và ASEAN sẽ phải đối mặt với những gì tương tự đã xảy ra với Trung Đông.
Theo ông, các nước trong khu vực sẽ bị buộc phải mua vũ khí với số lượng ngày càng tăng từ các cường quốc, vì vậy các nước có thể tiến hành chiến tranh với nhau. Điều này dẫn đến việc các cường quốc và các nước bên ngoài được hưởng lợi, trong khi ASEAN trở nên suy sụp và bất ổn nhanh chóng.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad. (Nguồn: Reuters) |
Ông Mahathir cũng cho rằng, ASEAN đã bắt đầu chứng kiến những mầm mống xung đột và kình địch, khi các giới tuyến đang được vẽ ra, các cơ sở quân sự đang được xây dựng và các hạm đội đang sẵn sàng, cũng như áp lực chọn phe cánh cũng tăng lên.
Theo ông, Malaysia sẽ làm việc với bạn bè trong ASEAN để nâng cấp các hệ thống khu vực hiện hành, nhằm đảm bảo rằng khu vực sẽ không tạo khoảng trống cho sự can thiệp của các cường quốc và sự kình địch ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không dẫn đến sự rạn nứt trong khu vực.
Ông nhấn mạnh, Malaysia luôn đặt hy vọng vào việc không liên kết, không đứng về phe nào trong sự cạnh tranh giữa các cường quốc. Nước này không dựa vào các liên minh quân sự hay đối tác chiến lược. Malaysia luôn mở rộng và thân thiện với tất cả các nước.
ASEAN - Trung Quốc sắp đàm phán về Biển Đông Sáng 16/2, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho biết, các cuộc thương lượng về một thỏa thuận giữa các nước thuộc Hiệp ... |
Các nền kinh tế Đông Nam Á vươn mình bất chấp những cơn gió ngược Những gián đoạn hiện tại do hậu quả của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hoặc Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu ... |
ASEAN nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên Khóa họp 57 của Ủy ban Phát triển xã hội trực thuộc Hội đồng Kinh tế - Xã hội LHQ (ECOSOC) vừa khai mạc tại ... |