Anh thách thức các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với Biển Đông bằng cách cho tàu thuyền qua lại khu vực này. Trong ảnh: Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh đến Biển Đông, tháng 2/2021. (Nguồn: AP) |
Hợp tác ASEAN-EU
Ngày 16/8, Bộ Ngoại giao Philippines cho rằng, ASEAN và EU cần tiếp tục tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình như cũng như quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Philippines hiện đang điều phối quan hệ ASEAN-EU.
Trước đó, ngày 12/8, Phái đoàn EU tại Philippines đã tổ chức một cuộc hội thảo trực tuyến về chủ đề “Quan hệ đối tác chiến lược có ý nghĩa gì đối với Quan hệ EU-ASEAN?”. Tại sự kiện, các nhà ngoại giao đã thảo luận về cách hai tổ chức khu vực này có thể tiếp tục đảm bảo hòa bình, thịnh vượng, bền vững và kết nối.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines phụ trách quan hệ song phương và các vấn đề ASEAN Maria Theresa Lazaro phát biểu: "Việc thúc đẩy trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc sẽ vẫn là một cam kết chính trong thời gian Philippines giữ vai trò điều phối quan hệ ASEAN-EU”.
Thứ trưởng Ngoại giao Philippines nhấn mạnh: "ASEAN-EU sẽ tiếp tục ủng hộ việc tôn trọng luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
Hai bên cần tiếp tục tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS”,
Phát biểu tại hội nghị này, Đại sứ EU tại Philippines Luc Véron cho rằng, quan hệ Đối tác chiến lược EU-ASEAN cần trở thành động lực để tăng cường hợp tác EU-ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Đại sứ EU nhấn mạnh: "Về bản chất, những thách thức toàn cầu không thể được giải quyết bởi các quốc gia đơn lẻ. Các tổ chức khu vực càng hợp tác với nhau, chúng ta càng mạnh mẽ hơn và hệ thống đa phương càng trở nên vững chắc hơn".
Cuộc hội thảo nói trên tại Philippines diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông gia tăng trong những tháng gần đây khi Trung Quốc cảnh báo Mỹ và Anh về các hoạt động quân sự của hai nước ở đây.
Anh và Mỹ đã thách thức các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với Biển Đông bằng cách cho tàu thuyền qua lại khu vực này.
Tin liên quan |
Biển Đông: Giải quyết hòa bình các tranh chấp, Trung Quốc sẽ được tôn trọng |
Nỗ lực của Anh
Kể từ khi Anh rời EU, Thủ tướng nước này Boris Johnson đã đặt chiến lược “Nước Anh toàn cầu” làm trọng tâm trong chính sách đối ngoại và quốc phòng của mình.
Theo Tiến sĩ Jonathan Sullivan, Đại học Nottingham (Anh), mặc dù Anh đã rời EU, song không nên đánh giá thấp vai trò phòng thủ toàn cầu của London như một bức tường thành đối trọng với Trung Quốc.
Chuyên gia và nhà khoa học chính trị về Trung Quốc này khẳng định: “Vương quốc Anh hậu Brexit đang tìm kiếm một vai trò toàn cầu mới. Là nền kinh tế lớn và một cường quốc quân sự quan trọng, nước Anh cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc".
Tiến sĩ Sullivan cho biết, London đã liên kết với Bộ tứ (gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ) và mạng lưới tình báo Five Eyes tại Biển Đông. Theo ông Sullivan, Biển Đông như một "điểm tắc nghẽn" trên biển, nơi “căng thẳng ngày càng gia tăng”.
Theo Express.co.uk, Trung Quốc đã và đang triển khai một loạt các nền tảng giám sát trải dài nhiều khu vực ở Biển Đông.
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã triển khai một loạt các hệ thống như vệ tinh, radar và các hệ thống ngầm dưới nước để kiểm tra và quan sát những gì đang diễn ra trên Biển Đông.
Điều đó mang lại cho Trung Quốc một cái nhìn tổng quan, cho phép Bắc Kinh điều tàu tới ngăn chặn tàu của các quốc gia khác hoặc giám sát tàu chiến của các quốc gia khác.
Tiến sĩ Sullivan nhận định, việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội và ngày càng hành xử ngang ngược ở Biển Đông cũng như khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ gây ra nguy cơ ngày càng tăng đối với các lợi ích của Anh và nhiều quốc gia khác.
| Philippines có cơ sở để cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông Một Hiệp ước với Mỹ, một sự "đồng lòng" phản đối Trung Quốc ở Biển Đông của đông đảo các quốc gia trong và ngoài ... |
| Quốc tế chung tiếng nói về phán quyết PCA ở Biển Đông: Giá trị pháp lý không bị xói mòn Năm năm sau khi Tòa Trọng tài thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 ra phán quyết lịch ... |