Trung Quốc xây dựng những căn cứ phi pháp trên Biển Đông. (Nguồn: Japan Times) |
Yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở
Ngày 12/7/2016, cách đây 5 năm, PCA đã bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với những khu vực rộng lớn ở Biển Đông. Đáng buồn, phán quyết này hầu như không tác động gì đến hành vi của Trung Quốc. Bắc Kinh không từ bỏ hay cắt giảm các yêu sách của mình để tuân thủ phán quyết trong khi các hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc vẫn không suy giảm.
Năm 2013, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc lên PCA theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 mà cả hai nước đều ký kết. Vụ kiện này diễn ra sau hai tháng tranh chấp giữa các tàu của Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, một bãi đá ngầm mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.
Các luật sư của Philippines tuyên bố rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với những vùng rộng lớn ở Biển Đông là vô căn cứ và phi pháp. Đáp lại, Trung Quốc nói rằng các yêu sách chủ quyền của họ dựa trên những bằng chứng lịch sử về việc tàu thuyền Trung Quốc sử dụng vùng biển này, được thể hiện trong một bản đồ có “Đường 9 đoạn” mà Trung Quốc khẳng định quyền tài phán của họ ở đó.
Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ nêu những yêu sách đó ở trước tòa. Bắc Kinh từ chối tham gia vào vụ kiện này và bác bỏ tính hợp pháp của nó, khẳng định đây là vấn đề chủ quyền quốc gia và là tranh chấp song phương giữa Trung Quốc và Philippines, và do vậy, không thuộc quyền xét xử của tòa trọng tài.
Trong quá trình phân xử kéo dài 3 năm, Trung Quốc đã biến 7 bãi đá ngầm khác thành đảo nhân tạo, biến chúng thành những tiền đồn quân sự với đường băng, nhà chứa máy bay... Đồng thời, Trung Quốc liên tục quấy rối các tàu và thuyền đánh cá của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Sau đó, Tòa Trọng tài đã ra phán quyết khẳng định những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. Tòa không tìm thấy bằng chứng về sự kiểm soát độc quyền trong lịch sử. Quan trọng hơn, tòa khẳng định UNCLOS là cơ sở duy nhất để khẳng định các quyền hợp pháp và các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc không phù hợp với UNCLOS.
Tòa Trọng tài kết luận Trung Quốc đã vi phạm “các quyền chủ quyền của Philippines khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này”. Bên cạnh đó, tòa cũng kết luận rằng các hoạt động cải tạo của Trung Quốc đang gây “tác hại nghiêm trọng đối với môi trường rạn san hô”. Đó là một chiến thắng vang dội của Philippines.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã phớt lờ và bác bỏ phán quyết. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố “phán quyết (của PCA) là vô hiệu, không có giá trị và không có tính ràng buộc. Trung Quốc không chấp nhận và không công nhận phán quyết đó”.
Mọi hành động của Trung Quốc sẽ phải trả giá
Tin liên quan |
Vấn đề Biển Đông: Nhật Bản tỏ quan ngại, Indonesia kêu gọi giải quyết tranh chấp theo UNCLOS 1982 |
Bài viết trên tờ Japan Times nhấn mạnh, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu một lần nữa kêu gọi Trung Quốc công nhận phán quyết của PCA, đồng thời lưu ý rằng sự bác bỏ của Bắc Kinh (đối với phán quyết của PCA) “đi ngược lại nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 và làm suy yếu nguyên tắc thượng tôn pháp luật”.
Nhắc lại lời của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken từng cảnh báo rằng “không có nơi đâu mà trật tự hàng hải dựa trên luật lệ đang bị đe dọa lớn như ở Biển Đông”, Ngoại trưởng Motegi nói thêm rằng Trung Quốc vẫn “tiếp tục chèn ép và đe dọa các quốc gia ven biển ở Đông Nam Á, đe dọa tự do hàng hải trên tuyến đường biển quốc tế cực kỳ quan trọng này".
Ngoại trưởng Blinken cũng nhắc nhở Bắc Kinh rằng bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào tàu thuyền hoặc máy bay của Philippines “sẽ kích hoạt các cam kết tương trợ quốc phòng của Mỹ với Philippines”.
Có lẽ điều khiến Bắc Kinh thất vọng nhất là việc Manila cũng bảo vệ phán quyết này. Hồi tháng 6, Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin Jr. đã gọi phán quyết này là "cuối cùng" và nói rằng phán quyết "tiếp tục là một cột mốc quan trọng trong luật quốc tế".
Bộ trưởng Teodoro Locsin Jr. đã phát biểu như vậy sau khi Tổng thống Duterte tuyên bố trước Đại hội đồng Liên hợp quốc hồi năm 2020 rằng “Chúng tôi kiên quyết bác bỏ các nỗ lực làm suy yếu phán quyết của PCA” và hoan nghênh việc ngày càng có nhiều quốc gia ủng hộ phán quyết đó.
Những năm đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Duterte có phần chưa đánh giá cao giá trị của phán quyết, tuy nhiên, gần đây ông Duterte đã có sự thay đổi.
Phán quyết về Biển Đông là một viên gạch trên bức tường chống đỡ cho một trật tự dựa trên luật lệ. Phán quyết đó cần phải nhận được sự ủng hộ.
| Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông: Cần nhưng không nóng vội Tuân thủ luật pháp quốc tế là mong muốn của các quốc gia. Xây dựng cơ chế khu vực quản lý, giải quyết tranh chấp ... |
| Việt Nam nêu ba đề xuất quan trọng để ứng phó hiệu quả với thách thức an ninh biển Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), tối ... |