Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông: Cần nhưng không nóng vội

Vũ Đăng Minh
Tuân thủ luật pháp quốc tế là mong muốn của các quốc gia. Xây dựng cơ chế khu vực quản lý, giải quyết tranh chấp là xu thế. Dư luận quốc tế “đẩy thuyền”. Nhưng “thuyền COC” về đâu, vẫn là chuyện gây tranh cãi...
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 54, đầu tháng 8/2021, vấn đề Biển Đông và đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc là một điểm nhấn. Trước đó, tháng 6/2021, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 8 nhất trí thúc đẩy đàm phán về COC.

Trung Quốc sẽ tiếp tục cung ứng vaccine Covid-19, vật tư y tế thiết yếu cho ASEAN
Các đại biểu tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc ngày 3/8. (Ảnh: Tuấn Anh)

Nhấn nhiều nên nổi

Trong cuộc họp trực tuyến với các đồng nghiệp ASEAN ngày 3/8, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tái khẳng định ASEAN chiếm vị trí quan trọng trong toàn cục ngoại giao của Trung Quốc, hướng ưu tiên của ngoại giao láng giềng. Ông nhấn mạnh “Bắc Kinh không có yêu sách mới ở Biển Đông” và “Biển Đông nhìn chung ổn định” nhờ nỗ lực của Trung Quốc và ASEAN.

Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố đầy lạc quan: nhất trí đẩy nhanh tham vấn về COC và đã thống nhất được lời nói đầu. Theo phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị thì Bắc Kinh ủng hộ lập trường của ASEAN duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và xây dựng COC phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Biển Đông và COC giành được sự quan tâm đáng kể trong các cuộc gặp gỡ song phương, đa phương giữa ASEAN với các nước khác; là chủ đề nóng trong nhiều hội thảo khoa học quốc tế về an ninh, trật tự trên biển.

COC là điểm nhấn và như đánh giá của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, quan điểm xây dựng COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 được cộng đồng quốc tế ủng hộ. Nhấn nhiều, ủng hộ nhiều nên COC vẫn không bị chìm xuồng.

Sóng, gió và đá ngầm

Nổi là một chuyện, còn có “xuôi chèo, mát mái” về đích hay không, lại là chuyện khác. Đại dịch Covid-19 vô tình trì hoãn việc đàm phán COC. Sóng, gió ngược và đá ngầm vẫn đâu đó trên hành trình của “con thuyền COC”.

Thứ nhất, sau nhiều năm đàm phán, hai bên vẫn chưa chạm tới cái “lõi rắn” của COC. Trước hết là phạm vi địa lý áp dụng COC. Nếu thỏa hiệp, chấp nhận tuyên bố chủ quyền dựa trên yêu sách lịch sử, không phù hợp với UNCLOS 1982 và bị Tòa Trọng tài thường trực ở The Hague bác bỏ (năm 2016), thì phạm vi địa lý áp dụng của COC dường như chỉ là danh nghĩa.

Điều cốt yếu là các bên phải coi COC là một văn bản ràng buộc về pháp lý. Nếu không có các cơ chế, quy định cụ thể, rõ ràng để giám sát, bảo đảm tuân thủ pháp luật (ví dụ quy định các hành vi không được phép) và giải quyết các vụ vi phạm…, thì COC vẫn là “luật mềm”, “cơ chế khung”, “cơ chế ống”, thể hiện ý chí chính trị, mang tính kêu gọi “thiện chí”.

Nội dung “đinh” của COC chính là cơ chế (công cụ) giải quyết tranh chấp. Các bên có chấp nhận cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc không? Có chấp nhận giải quyết tranh chấp ở các Tòa quốc tế không? Ngoài ra, COC cũng cần đề cập vai trò của bên thứ ba.

Bắc Kinh đã nhiều lần bác bỏ những vấn đề “cứng” nói trên. Chẳng hạn phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực năm 2016. Càng cụ thể thì đàm phán càng gay go. Nhưng chỉ có định lượng cụ thể, ràng buộc pháp lý, thì COC mới thực sự hiệu quả.

Thứ hai, Bắc Kinh đang có nhiều lợi thế. Sức mạnh kinh tế, quân sự, khoa học công nghệ, cùng với hệ thống các đá được cải tạo, mở rộng (được ví như những “chiến hạm không thể đánh chìm”), tạo cho Trung Quốc ưu thế vượt trội so với các nước ASEAN.

Trung Quốc cũng lợi thế hơn Mỹ và các nước lớn ngoài khu vực. Ngoại trưởng Vương Nghị quy trách nhiệm: “các quốc gia bên ngoài khu vực đã trở thành những nhân tố phá vỡ hòa bình, ổn định ở Biển Đông”. Theo tờ South China Morning Post (Hong Kong), Bắc Kinh ám chỉ Mỹ và phương Tây. Ngăn cản sự tham gia của Mỹ và phương Tây là một toan tính.

Nhiều học giả quốc tế cho rằng, COC với những ràng buộc nêu trong điểm thứ nhất, không phải là thứ Bắc Kinh cần. Tiến trình đàm phán COC kéo dài, Trung Quốc cũng chẳng mất gì.

Thứ ba, ASEAN đang đứng trước nhiều thách thức lớn từ làn sóng Covid-19 mới, vấn đề phục hồi kinh tế, khủng hoảng ở Myanmar và sự cạnh tranh gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.

Quan chức ASEAN sẽ phải đắn đo giữa những cam kết từ Bắc Kinh và các vấn đề gay cấn trong đàm phán COC. Một số nước ASEAN bị tác động, chi phối từ các dự án đầu tư kinh tế, thương mại của “vành đai, con đường”…

Bắc Kinh thừa hiểu, nên phản đối việc các nước ASEAN họp, trao đổi, thống nhất trước khi thảo luận với Trung Quốc. Nguyên tắc đồng thuận, trong trường hợp này có thể là con dao 2 lưỡi.

COC: Cần nhưng không nóng vội
Phát huy vai trò trung tâm giải quyết tranh chấp Biển Đông là một chỉ dấu quan trọng về vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN.

Con thuyền đi về đâu

Càng khó khăn, thách thức, ASEAN càng nhận thức rõ hơn vai trò, vị thế của mình và sự ủng hộ quốc tế. Quan điểm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên Biển Đông và giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 của ASEAN được sự ủng hộ quốc tế rộng rãi.

Trong 5 năm qua, phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực, có lúc động, lúc trầm, nhưng ngày càng được quốc tế ủng hộ. Tuân thủ luật pháp quốc tế vẫn là đòi hỏi, là xu thế chung.

Vậy là, có cả sóng, gió thuận và ngược chiều. “Con thuyền COC” đứng trước nhiều ngã rẽ.

Một là, hai bên có những nhượng bộ nhất định. Tiến trình đàm phán dù phải kéo dài, nhưng thuyền cũng về đúng đích. Đây được đánh giá là kịch bản “lạc quan thận trọng”. Nói thận trọng là bởi nó khó, cần hội tụ nhiều nhân tố. Sự nỗ lực, vượt qua chính mình của Trung Quốc, của ASEAN và từng quốc gia thành viên; sự ủng hộ quốc tế bằng dư luận và các hành động thiết thực, hiệu quả.

Hai là, COC được ký kết, nhưng các vấn đề pháp lý cơ bản chưa được giải quyết thỏa đáng, tạm gác lại. Bộ quy tắc thiếu cơ chế, công cụ kiểm soát, quy định cụ thể, ràng buộc pháp lý. Theo các học giả quốc tế, đây có lẽ là kịch bản Bắc Kinh muốn. Một số nước ASEAN và quốc tế muốn cao hơn, nhưng “lực bất tòng tâm”.

Ba là, hai bên không thỏa hiệp được những vấn đề pháp lý cơ bản, COC nhùng nhằng, kéo dài, chưa tìm thấy lối ra. Một số nước đổ lỗi cho nước khác. Đây là kịch bản xấu đối với ASEAN và cộng đồng quốc tế, vẫn có khả năng xảy ra.

Góc nhìn khác nhau

Một số lãnh đạo, quan chức cho rằng thỏa hiệp sẽ có lợi, hoặc lợi ích riêng không gắn nhiều với Biển Đông và COC. Một số nước ở trạng thái “đứng giữa”, không thể hiện quan điểm rõ ràng hoặc “lựa theo chiều gió”.

Đa số các nước ASEAN và trên thế giới cho rằng cần một COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. Kiên trì, giữ vững lập trường nguyên tắc để có một COC tốt, còn hơn nóng vội, thỏa hiệp một COC tồi. Việt Nam cùng với một số nước ASEAN phấn đấu theo hướng này.

Chạy theo lợi ích riêng, quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia và lợi ích chung khác nhau, tất yếu dẫn đến góc nhìn khác nhau. Thỏa hiệp vì lợi ích riêng có thể mang lại kết quả nhất định. Nhưng vị thế ASEAN bị suy giảm do thiếu đồng tâm, thì giá trị của quốc gia thành viên cũng giảm theo. Mang lợi ích chung ra đánh đổi, quốc gia cũng có thể trở thành “món hàng” để nước lớn trao đổi.

Biển Đông, COC không phải là chuyện riêng giữa ASEAN, một số nước có tranh chấp và Trung Quốc. Duy trì hòa bình, an ninh, an toàn, trật tự trên Biển Đông là lợi ích chung, trách nhiệm của các quốc gia. Phát huy vai trò trung tâm giải quyết tranh chấp Biển Đông là một chỉ dấu quan trọng về vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN. Chất lượng COC thể hiện bản lĩnh của ASEAN.

Các quốc gia ASEAN cần đoàn kết, thống nhất, kiên trì giữ vững lập trường chung, vì lợi ích chung. Phát huy cao nhất nội lực, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế rộng rãi, là phương châm để con tàu ASEAN vững lái, vươn ra đại dương.


* Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả.

Tuyên bố Chủ tịch ARF-28: Cần duy trì an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông; sớm đúc kết một COC thực chất và hiệu quả

Tuyên bố Chủ tịch ARF-28: Cần duy trì an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông; sớm đúc kết một COC thực chất và hiệu quả

Ngày 8/8, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 28 đã ra Tuyên bố Chủ tịch, trong đó kêu gọi duy trì an ninh ...

AMM-54: Trung Quốc công khai đề cập xây dựng COC phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982

AMM-54: Trung Quốc công khai đề cập xây dựng COC phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982

Trả lời phỏng vấn về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) và các Hội nghị liên quan, Thứ ...

Bài viết cùng chủ đề

Biển Đông

Xem nhiều

Đọc thêm

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar thay đổi logo, chuẩn bị 'lột xác' hoàn toàn

Jaguar vừa thay đổi bộ nhận diện gồm logo và biểu tượng, chuẩn bị chuyển mình thành một thương hiệu xe điện hạng sang.
Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Lịch thi đấu của đội tuyển Việt Nam tại chuyến tập huấn Hàn Quốc

Thầy trò đội tuyển Việt Nam sẽ có đợt tập huấn 10 ngày tại Hàn Quốc với 3 trận đá tập nhằm kiểm tra, đánh giá lực lượng và hoàn ...
MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

MG sẽ giới thiệu mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ mới vào cuối năm 2025

Hãng xe Trung Quốc MG dự kiến sẽ trình làng một mẫu SUV 7 chỗ giá rẻ hoàn toàn mới mang tên MG QS vào cuối năm 2025.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu AFC Bournemouth vs Brighton, 22h00 ngày 23/11 - Vòng 12 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số AFC Bournemouth vs Brighton tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h00 ngày 23/11.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động