TIN LIÊN QUAN | |
Thương mại Mỹ - Trung: Lùi chút chờ tiến | |
Đàm phán Mỹ - Trung: Vì sao Bắc Kinh vẫn 'cứng rắn' trước 'áp lực tối đa' của Washington? |
Nếu căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục kéo dài, các nước ASEAN sẽ cần phải tăng cường biến đổi chính sách hơn nữa. (Nguồn: aasyp. org) |
Vẫn là nam châm "hút" vốn đầu tư
Theo tờ The Straits Times, mức thuế cao và các biện pháp trừng phạt khác đang được áp đặt đối với Trung Quốc đã khiến nhiều nhà đầu tư tìm cách rút khỏi quốc gia này, hay ít nhất là đặt cơ sở sản xuất và chuỗi cung ứng mới song song với những cơ sở đã được đặt ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới để đề phòng trường hợp chi phí và những hạn chế khác gia tăng. Và nhiều nhà đầu tư đã đặt cơ sở sản xuất thay thế ở các nước ASEAN khi các báo cáo chỉ cho thấy các dòng thương mại và đầu tư đang chảy vào Thái Lan, Malaysia, Myanmar.
Tuy nhiên, đó chỉ là một lý do khi bản thân các quốc gia ASEAN vẫn luôn có sức hấp dẫn riêng.
Lực lượng lao động dồi dào và chi phí lao động rẻ hơn là những lợi thế cạnh tranh của một số nước ASEAN. Thái Lan và một số khu vực của Malaysia, đặc biệt là xung quanh Penang, có được kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực sản xuất điện tử. Ở mức độ đáng chú ý, sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư sang các nước ASEAN thậm chí đã bắt đầu diễn ra trước khi căng thẳng Mỹ-Trung xảy ra.
Đối với nhiều công ty Nhật Bản, đầu tư của họ vào các nước ASEAN tăng mạnh khi Nhật Bản xảy ra căng thẳng với Trung Quốc sau các cuộc biểu tình của người dân và Trung Quốc đe dọa ngừng cung đất hiếm cho Nhật Bản hồi năm 2010. Các công ty Nhật Bản cho biết đầu tư hàng năm của họ vào ASEAN đã vượt mức đầu tư vào Trung Quốc kể từ năm 2013.
Trong khi đó, giới doang nghiệp của Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) điều chỉnh chính sách, hướng đầu tư nhiều hơn về phía Nam.
Ngoài ra, chiến lược của ASEAN nhằm hướng đến hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn cũng góp phần thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
| ASEAN có thể buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cảnh báo như vậy trước các nước thành viên ASEAN và bày tỏ lo ngại về tác động của ... |
Gian nan “vượt bão”
Dù là khu vực khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, song cũng có những ví dụ cho thấy xu hướng dòng vốn dịch chuyển sang các nước ASEAN bị hạn chế. Indonesia là ví dụ, cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng Tư, vốn gây ra những tranh cãi ban đầu về kết quả, là một lý do khiến các nhà đầu tư tiềm năng vẫn đứng ngoài.
Giờ đây, khi ông Joko Widodo đảm bảo được nhiệm kỳ thứ hai làm Tổng thống, rào cản đó đã được gỡ bỏ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn chờ xem liệu Chính quyền của ông có thúc đẩy cải cách và mở cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài và thương mại quốc tế hay không.
Trong một số lĩnh vực, Indonesia cũng gặp những hạn chế trong việc cung cấp nguồn lao động đủ về số lượng và chất lượng. Hai đến ba năm tới là thời điểm then chốt để các nhà đầu tư xét xem liệu Indonesia có thể đáp ứng và duy trì lợi ích của các nhà đầu tư quốc tế hay không.
Ngoài Indonesia, Singapore cũng phải đối mặt với những hạn chế trong việc đối phó với tình hình mới của tranh chấp Mỹ - Trung. Là một nền kinh tế mở cửa phát triển thịnh vượng về thương mại tự do, Singapore chịu tác động sớm và mạnh mẽ hơn các nước khác trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, các dịch vụ hỗ trợ, trong đó có tài chính, đã góp phần duy trì sự hấp dẫn của Singapore. Những dịch vụ này cũng sẽ là yếu tố giúp nâng cấp cơ sở hạ tầng và tính kết nối của “đảo quốc sư tử”.
Kế hoạch tổng thể và đặc biệt là các nỗ lực nhằm xây dựng các trung tâm hàng không và cảng biển, cho thấy ý định của Chính phủ Singapore khi tiếp tục đầu tư mạnh vào tương lai của quốc gia này.
Tờ The Strait Times nhận định, căng thẳng giữa các nước lớn sẽ có tác động sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu, nhưng tin tức tốt đẹp là các nước ASEAN có thể có hy vọng trong cơn bĩ cực này. Mặc dù vậy, nếu căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục kéo dài, các nước ASEAN sẽ cần phải tăng cường biến đổi chính sách hơn nữa.
Các nước trong khu vực cần có sự ổn định chính trị để các Chính phủ thúc đẩy cải cách kinh tế. Nhiều nước ASEAN đang tìm cách cải thiện tăng trưởng kinh tế, đi đôi với các nỗ lực nhằm tiến tới hội nhập kinh tế như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hay Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) rộng lớn hơn. Trong bối cảnh như vậy, ASEAN đặc biệt cần mở cửa hơn nữa khi làm việc với các đối tác quốc tế.
Trong khi có những rủi ro, cũng có những lý do hợp lý để các nước ASEAN tiếp tục làm sâu sắc cam kết hướng ngoại để đem lại lợi ích cho khu vực và cho bản thân nền kinh tế của mỗi nước.
| Chuyên gia Trung Quốc: Đàm phán thương mại, Mỹ - Trung đều ở “thế khó” TGVN. Theo trang mạng VOA Chinese, mặc dù đàm phán thương mại Mỹ-Trung đang quay trở lại đúng quỹ đạo, nhưng hai bên vẫn tồn ... |
| Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Giới đầu tư không dễ dàng rời bỏ Trung Quốc Nếu khẳng định, môi trường kinh doanh ở Đông Nam Á quá thuận lợi cho nhà đầu tư muốn rời khỏi Trung Quốc thì tức ... |
| Mỹ - Trung và cuộc chiến “lưỡng bại câu thương” Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến cả 2 “siêu cường” thiệt hại hàng tỷ USD trong năm 2018, tác động nặng nề ... |