AUKUS - càng huyên náo càng thúc đẩy sự độc lập chiến lược của EU?

Bảo Trâm
Theo tác giả Eldar Mamedov viết trên trang responsiblestatecraft.org, với sự ra đời của AUKUS, thay vì tập trung củng cố năng lực quân sự, Liên minh châu Âu (EU) nên sử dụng sức mạnh kinh tế để tránh bị cuốn vào một cuộc chiến tranh Lạnh với Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
AUKUS – càng huyên náo càng thúc đẩy sự độc lập chiến lược của EU?
Tổng thống Joe Biden xây dựng thỏa thuận an ninh ba bên mới AUKUS để củng cố vị thế của Mỹ trước Trung Quốc, nhưng ông có nguy cơ bị các đồng minh ở châu Âu xa lánh. (Ảnh minh họa. Nguồn: The Washington/Getty Images)

Trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn đang loay hoay nghiên cứu các vấn đề xung quanh quyết định của Tổng thống Joe Biden về việc thực hiện cam kết rút quân khỏi Afghanistan, một cuộc khủng hoảng xuyên Đại Tây Dương mới đã nổ ra. Lần này là về AUKUS - một thỏa thuận an ninh ba bên mới giữa Mỹ, Anh và Australia.

Thực tế phũ phàng

Tổn hại tức thời đã xảy ra - khi hợp đồng của Pháp với Australia về việc cung cấp các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã bị Mỹ “nẫng tay trên”.

Đáp lại, Paris giận dữ triệu hồi đại sứ từ Washington để phản đối, hành động lần đầu tiên diễn ra trong lịch sử gần 250 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước đồng minh.

Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Yves Le Drian dùng đến cả những từ ngữ thường để nói về kẻ thù bên ngoài của Pháp, chứ không phải là bạn bè, khi đề cập đến Mỹ trong vụ việc liên quan.

Những diễn biến mới có thể sẽ củng cố lập trường của những người luôn kêu gọi ủng hộ "quyền tự chủ chiến lược" của châu Âu - một khái niệm vẫn còn chưa được định nghĩa rõ ràng, nhưng theo nghĩa rộng có nghĩa là khả năng EU tự đặt ra những mục tiêu chiến lược của riêng mình và theo đuổi chúng một cách độc lập (với Mỹ).

Sự tức giận của Pháp trước việc đột ngột bị các nước đồng minh phớt lờ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, hiện không rõ Paris hy vọng vào điều gì khi leo thang căng thẳng ngoại giao với Washington.

Bất chấp những cam kết khoa trương của chính quyền Mỹ với đồng minh thì việc rút quân ra khỏi Afghanistan rõ ràng gửi đi một thông điệp rằng nước Mỹ sẽ theo đuổi lợi ích quốc gia của mình theo cách mà Washington, chứ không phải là các đồng minh, thấy phù hợp.

AUKUS là một phần của chiến lược rộng hơn nhằm kiềm chế Trung Quốc mà Washington xác định là ưu tiên hàng đầu.

Thậm chí trong tuyên bố chung sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vài ngày sau đó để tìm cách hàn gắn quan hệ đang rạn nứt, Washington vẫn không coi Pháp nói riêng, EU nói chung, là trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của mình.

Cần những lựa chọn khôn ngoan

Thay vì những phản ứng mạnh mẽ khoa trương, rốt cuộc Pháp và EU nên có lập trường gần nhau hơn và củng cố thêm khái niệm về quyền tự chủ chiến lược.

Nhưng để làm như vậy, EU sẽ phải lựa chọn các lĩnh vực “chiến đấu” một cách khôn ngoan.

Vì Paris và các nước đồng minh cho rằng AUKUS khiến sức mạnh bên ngoài của họ bị giảm sút, giải pháp dễ đoán mà họ hướng đến là sẽ tăng gấp đôi nỗ lực củng cố năng lực quân sự của EU. Đã có nhiều sáng kiến ​​nhằm đạt được mục tiêu đó, chẳng hạn như Sáng kiến ​​can thiệp châu Âu và Quỹ phòng thủ châu Âu.

Bối cảnh này chắc chắn cũng sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành “la bàn chiến lược” (strategic compass) của EU, dự kiến ​​được công bố vào khoảng đầu năm 2022, sẽ định hình mục đích và phương hướng trong chính sách an ninh của EU.

AUKUS – càng huyên náo càng thúc đẩy sự độc lập chiến lược của EU?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại một hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Bỉ hôm 14/6. (Nguồn: Getty Images)

Tuy nhiên, trong tất cả các cuộc thảo luận về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho đến nay EU không thể phát huy sức mạnh ở nơi quan trọng nhất - những khu vực trực tiếp sát sườn.

Các "nhóm chiến đấu" do EU thành lập đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 2007. Tuy nhiên, như ở Libya, EU chỉ tập trung giám sát các cuộc xung đột giữa các bên khác, bao gồm cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, và giải quyết các hậu quả, chẳng hạn như dòng người tị nạn và kéo theo đó là những phản ứng chính trị có nguy cơ làm suy yếu cấu trúc của các xã hội châu Âu.

Nếu muốn thực hiện nghiêm túc tham vọng chiến lược của mình, EU phải phát triển một số năng lực để can thiệp khu vực lân cận. Tuy nhiên, những can thiệp đó chỉ nên giới hạn ở các mục tiêu có thể đạt được và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Nhìn nhận “quyền tự chủ chiến lược” một cách hạn hẹp qua lăng kính quân sự sẽ đưa EU đến gần nguy cơ lặp lại những thất bại của Mỹ ở khu vực Trung Đông.

Phân chia khu vực thành các “đối tác" và "đối tượng" sẽ dẫn đến những nhiệm vụ liên quan đến các nỗ lực thay đổi chế độ hay tái thiết quốc gia kéo theo những rủi ro liên quan.

Những bước đi cần thiết

EU nên chọn lối đi khác để khẳng định và tăng cường lợi thế nổi trội của mình: sức mạnh kinh tế. Chiếm 16% GDP toàn cầu, EU là một nền kinh tế ngang hàng với cả Mỹ, Trung Quốc, và bỏ xa Nga.

Cuối cùng, ảnh hưởng liên tục của EU trên toàn cầu lâu nay vẫn phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế của liên minh.

Đối với một lục địa trong thập niên qua đã nếm trải các cuộc khủng hoảng tài chính, cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro và đại dịch Covid-19, thực hiện nỗ lực “xây dựng trở lại tốt hơn” (bulding back better) cũng phù hợp với Mỹ.

Việc nhất trí về kế hoạch khôi phục hậu Covid-19 trị giá 750 tỷ Euro là bước đi cần thiết đầu tiên của liên minh. Tiếp đó là việc nới lỏng các quy tắc tài khóa cứng nhắc gây cản trở cho tăng trưởng kinh tế và gây ra phản ứng dữ dội của chủ nghĩa dân túy ở các nước như Italy, nền kinh tế lớn thứ ba của EU.

Tin liên quan
AUKUS - toan tính, tác động và đôi điều rút ra AUKUS - toan tính, tác động và đôi điều rút ra

Và EU cũng không nên ngần ngại sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để phục vụ các mục tiêu địa chính trị, giống như cách mà Mỹ và Trung Quốc thường làm.

Điều này là do việc sử dụng sức mạnh kinh tế có liên quan trực tiếp đến vấn đề an ninh. Đơn cử, EU đã từ chối sử dụng các thế mạnh kinh tế để bảo vệ Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) giữa Iran, nhóm P5+1 và EU sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận.

Điều này dẫn đến việc Iran cũng dần bỏ khỏi cam kết, tạo ra một cuộc khủng hoảng an ninh nghiêm trọng có khả năng ảnh hưởng đến châu Âu.

Tương tự như vậy, những gì liên quan đến AUKUS không phải là đòi hỏi cấp thiết khiến EU phải tăng cường năng lực quân sự hay dàn trải lực lượng của mình.

Thay vào đó, khối nên tập trung khẳng định sức mạnh kinh tế để tránh bị cuốn vào một cuộc chiến tranh Lạnh với Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu.

Thật tình cờ, kết quả thăm dò vừa được công bố của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu cho thấy, hiện tại hầu hết người dân châu Âu không muốn tham gia vào bất kỳ cuộc chiến tranh Lạnh mới nào.

Một khi những lùm xùm xung quan quan hệ Mỹ-Pháp lắng xuống, EU nên đưa ra kết luận đúng đắn bằng cách xây dựng sức mạnh dựa trên vị thế cường quốc kinh tế của mình và tránh khỏi cám dỗ bị lôi vào các cuộc chiến địa chính trị hoặc ý thức hệ ở những khu vực xa xôi và không phù hợp, cũng như không được dân chúng ủng hộ.

Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Con đường an toàn và nhiều triển vọng

Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Con đường an toàn và nhiều triển vọng

Trong Chiến lược hợp tác của Liên minh châu Âu (EU) ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, EU tuyên bố sẽ đẩy mạnh mối quan ...

Sau 'rạn nứt' AUKUS, Pháp hòa giải căng thẳng ngoại giao với Mỹ, quan hệ với Anh và Australia vẫn 'nguội lạnh'

Sau 'rạn nứt' AUKUS, Pháp hòa giải căng thẳng ngoại giao với Mỹ, quan hệ với Anh và Australia vẫn 'nguội lạnh'

Ngày 22/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ khi Mỹ và ...

Đọc thêm

Vietlott 2/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 2/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 2/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 2/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 2/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 2/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
XSMB 2/5, kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 2/5/2024. SXMB 2/5. dự đoán XSMB 2/5/2024

XSMB 2/5, kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 5 ngày 2/5/2024. SXMB 2/5. dự đoán XSMB 2/5/2024

XSMB 2/5 - SXMB 2/5/2024. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 2/5/2024. KQSXMB thứ 5. dự đoán xổ số miền bắc thứ 5. xổ số hôm ...
XSMT 2/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024. SXMT 2/5/2024

XSMT 2/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024. SXMT 2/5/2024

XSMT 2/5 - KQXSMT thứ 5. Cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay ngày 2 tháng 5 năm 2024. SXMT 2/5. KQSXMT. xổ số hôm nay 2/5.
XSAG 2/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 2/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 2/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 2/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 2/5 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 2/5/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSMN 2/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm 2/5/2024. xổ số hôm nay 2/5

XSMN 2/5, Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Năm 2/5/2024. xổ số hôm nay 2/5

XSMN 2/5 - KQXSMN thứ 5. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 2/5/2024. SXMN 2/5/2024. KQSXMN. Kết quả xổ số ngày 2 tháng 5
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 2/5/2024, Lịch vạn niên ngày 2 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 2/5/2024, Lịch vạn niên ngày 2 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 2/5. Lịch âm hôm nay 2/5/2024? Âm lịch hôm nay 2/5. Lịch vạn niên 2/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến

Nga tuyên bố tấn công trụ sở chỉ huy miền Nam Ukraine, cải thiện vị thế dọc theo toàn bộ chiến tuyến...
Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu Nga; mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev?

Ukraine tuyên bố tấn công nhà máy lọc dầu của Nga. Mục tiêu bắn phá trọng tâm của cả Moscow và Kiev trong thời gian gần đây là gì?
Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia-Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hợp tác chặt chẽ trong bối cảnh chiến lược đang thay đổi

Australia và Hàn Quốc thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện...
New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS để 'cân nhắc về lợi ích quốc gia'

New Zealand chưa quyết định tham gia AUKUS bởi những lý do dưới đây...
Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này

Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho chiến dịch quân sự, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này

Bộ trưởng Quốc phòng Nga yêu cầu bơm thêm vũ khí cho quân đội, Phương Tây hứa hẹn với Ukraine điều này trong bối cảnh viện trợ quân sự chậm trễ...
Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Lãnh đạo Singapore, Indonesia cùng những người kế nhiệm 'nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai' trong quan hệ song phương

Tổng thống Indonesia và Thủ tướng Singapore đã có cuộc gặp nhằm tổng kết những thành tựu trong quan hệ song phương trong thập niên qua.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Phiên bản di động