Ba điểm khác biệt của thỏa thuận Mỹ-Anh-Australia (AUKUS)

Kế Thông
Điều gì khiến thỏa thuận 'bộ ba' Mỹ-Anh-Australia tách mình khỏi nhiều cơ chế khác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương? Báo Thế giới & Việt Nam bình luận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Australia Scott Morrison cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố sự ra đời của Liên minh AUKUS. (Nguồn: News.com.au)
Thủ tướng Australia Scott Morrison cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Boris Johnson công bố sự ra đời của AUKUS. (Nguồn: News.com.au)

Ngày 16/9, Australia, Anh và Mỹ đã “khai sinh” liên minh Mỹ-Anh-Australia.

Theo Thủ tướng Australia Scott Morrison, trong bối cảnh tình hình an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương diễn biến ngày một phức tạp, ba nước cần nâng cấp quan hệ đối tác lên tầm cao mới, “gắn kết và không loại trừ, không kiểm soát hay ép buộc”.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định AUKUS phản ánh quan tâm chung về thúc đẩy nền dân chủ, quyền con người, quyền tự do đi lại và thương mại trên thế giới, chứ không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.

Còn Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh đây là “dấu mốc lịch sử” trong thúc đẩy hợp tác ba bên nhằm đảm bảo an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương về dài hạn.

Vậy đâu là yếu tố làm nên khác biệt giữa AUKUS và các cơ chế hiện có tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?

Cam kết mức độ mới

Đầu tiên, đó là bản chất của AUKUS.

Thời gian qua, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã chứng kiến sự hiện diện và phát triển của nhiều cơ chế hợp tác khu vực lớn như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) hay Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)…

Tuy nhiên, hầu hết các cơ chế này tập trung vào hợp tác chính trị-kinh tế. Cơ chế hiếm hoi về hợp tác quốc phòng là Bộ tứ, với trao đổi thường xuyên ở cấp lãnh đạo cùng vài cuộc tập trận chung.

Vì thế, sự hình thành của liên minh an ninh tập trung vào hợp tác quân sự và quốc phòng rõ ràng là làn gió mới.

Dự án đầu tiên của AUKUS về xây dựng tàu ngầm hạt nhân Australia sử dụng công nghệ Anh, Mỹ cho thấy cam kết cao và hành động thực chất hơn của các quốc gia trong AUKUS.

Dự án đầu tiên về xây dựng tàu ngầm hạt nhân của Australia sử dụng công nghệ Anh và Mỹ cho thấy cam kết cao hơn, hành động thực chất hơn của các quốc gia trong AUKUS.

Mở rộng và củng cố

Thứ hai, AUKUS hướng tới mở rộng, củng cố ảnh hưởng của ba quốc gia, đặc biệt là Anh và Australia.

Về các thành viên, dễ thấy Australia là quốc gia có vai trò đặc biệt trong AUKUS. Ngay trong ngày ra mắt cơ chế này, Thủ tướng Scott Morrison đã công bố dự án phát triển 8 tàu ngầm hạt nhân sử dụng công nghệ của Anh và Mỹ, dù duy trì cam kết không trang bị vũ khí hạt nhân.

Nếu được triển khai, dự án này đóng vai trò quan trọng trong củng cố năng lực tác chiến trên biển của quân đội Australia. Hiện Canberra có 6 tàu ngầm động cơ diesel, song trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang, với nhiều quốc gia đẩy mạnh phát triển hải quân, chừng đó là chưa đủ.

Củng cố năng lực tác chiến trên biển bằng một thế hệ tàu ngầm hiện đại không phải là chuyện mới. Cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott xúc tiến nỗ lực này từ năm 2015.

Bản thân nước này cũng đã ký hợp đồng mua hàng chục tàu ngầm mới của Pháp, song chi phí đội lên từ 50 tỷ USD lên 90 tỷ USD, cùng yêu cầu bảo dưỡng và thời gian chế tạo tới năm 2030 đã khiến Canberra chùn bước.

Giờ đây, khi AUKUS thành hình và dự án hợp tác xây dựng 8 tàu ngầm hạt nhân với Anh và Mỹ được công bố, Australia đang đứng trước cơ hội trở thành thế lực biển mới tại khu vực.

Một điểm nhấn khác nằm ở sự xuất hiện ở Anh trong cơ chế an ninh tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Văn bản công bố ngày 16/3 về chính sách ngoại giao và quốc phòng của London nhấn mạnh khu vực “đang trở thành trung tâm địa chính trị của thế giới”. Trong bối cảnh quan hệ với châu Âu không còn như trước, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ là điểm đến mới của Anh.

Cụ thể, với chiến lược “Nước Anh toàn cầu”, chính phủ Thủ tướng Boris Johnson đã đẩy mạnh hoạt động ngoại giao và hợp tác tại khu vực, từ tăng tần suất thực hiện quyền tự do hàng hải trên các vùng biển khu vực, thúc đẩy đối thoại với nhiều quốc gia, tới đặt mục tiêu hoàn tất đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cuối năm 2022.

Khi đó, hiện diện với tư cách thành viên trong một liên minh an ninh tại khu vực cùng Australia và Mỹ sẽ phản ánh cam kết lớn của Anh đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Nhóm tấn công tàu sân bay của Vương quốc Anh 2021, do HMS Queen Elizabeth dẫn đầu, đã lên đường đến Khu vực Ấn Độ Dương, vào ngày 16 tháng 7 năm 2021 | Twitter / @ ANI
Nhóm tấn công tàu sân bay của Vương quốc Anh 2021, do HMS Queen Elizabeth dẫn đầu, lên đường đến Khu vực Ấn Độ Dương vào ngày 16/7. (Nguồn: Twitter @ ANI)

Mục tiêu chung

Cuối cùng, dù không đề cập, song đối tượng mà AUKUS hướng đến là Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và các quốc gia trong bộ ba này đang ngày một căng thẳng.

Mới đây, Washington thách thức Bắc Kinh khi thắt chặt quan hệ với Đài Bắc (Trung Quốc), thậm chí cân nhắc đổi tên văn phòng đại diện tại đây để tăng cường tính chính danh cho vùng lãnh thổ này.

Trong khi đó, Luật An toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc có hiệu lực ngày 1/9 sẽ khiến những lần thực hiện quyền tự do hàng hải của tàu chiến Mỹ trên Biển Đông căng thẳng hơn.

Mặt khác, quan hệ giữa Trung Quốc với Anh và Australia cũng không kém phần căng thẳng.

Ngày 6/5, Bắc Kinh tuyên bố đình chỉ “vô thời hạn” tất cả hoạt động trong khuôn khổ Đối thoại Kinh tế chiến lược với Canberra, bước lùi nghiêm trọng nhất trong quan hệ song phương từ khi Australia kêu gọi quốc tế điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Trong khi đó, hồi tháng 3, Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với 5 nghị sĩ Hạ viện và hai thành viên Thượng viện Anh vì phát tán thông tin “dối trá về Trung Quốc”, sau khi London áp lệnh trừng phạt với quan chức của Bắc Kinh liên quan đến vấn đề Tân Cương.

Đáp lại, ngày 15/9, Quốc hội Anh đã hủy sự kiện có Đại sứ Trung Quốc Trịnh Trạch Quang dự. Bắc Kinh lên án và gọi đây là quyết định “đáng khinh và hèn nhát”, ảnh hưởng quan hệ hai nước.

Trong bối cảnh Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) tăng cường hiện diện ở Biển Đông và eo biển Đài Loan, hợp tác Mỹ, Australia cùng Anh đã gửi tín hiệu rõ ràng tới Trung Quốc.

AUKUS là “tín hiệu cho thấy Mỹ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho đồng minh, so với trước đây”.

Bắc Kinh rõ ràng không thích điều này. Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington Lưu Bằng Vũ cho rằng các nước “không nên xây dựng một liên minh nhằm vào hoặc gây tổn hại cho lợi ích của các bên thứ ba” và từ bỏ định kiến cùng kiểu tâm lý Chiến tranh Lạnh.

Quan trọng hơn, theo bà Orina Skylar Mastro, chuyên gia về chính sách an ninh và quân sự Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli, Đại học Stanford (Mỹ), AUKUS còn cho thấy sự đổi mới trong cách Mỹ và đồng minh hợp tác nhằm đạt mục tiêu chung.

Cụ thể, ông Charles Edel, chuyên gia về an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương, xem tuyên bố thành lập AUKUS là ví dụ mới nhất cho thấy chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden không hề đi theo hướng tiếp cận “cô độc” của người tiền nhiệm khi đối phó với Trung Quốc.

Đồng thời, đây là “tín hiệu cho thấy Mỹ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn cho các đồng minh, so với trước đây”.

Tuy nhiên, liệu khoản đầu tư đắt đỏ này có giúp Mỹ, Australia và Anh đạt mục tiêu xây dựng liên minh quân sự, mở rộng ảnh hưởng hay đối trọng với Trung Quốc?

Chỉ thời gian mới có thể trả lời.

Hậu thỏa thuận an ninh Mỹ-Anh-Australia: Anh 'vỗ về' Pháp, đáp trả nhận định của Trung Quốc

Hậu thỏa thuận an ninh Mỹ-Anh-Australia: Anh 'vỗ về' Pháp, đáp trả nhận định của Trung Quốc

Ngày 16/9, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tuyên bố, thỏa thuận đối tác an ninh 3 bên Mỹ-Anh-Australia (AUKUS) không báo hiệu về ...

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Mỹ-Anh-Australia có quyết định liên thủ lịch sử, Trung Quốc lập tức có lời

Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Mỹ-Anh-Australia có quyết định liên thủ lịch sử, Trung Quốc lập tức có lời

Ngày 15/9, Mỹ, Anh và Australia thông báo sẽ thiết lập mối quan hệ đối tác an ninh ba bên, có tên gọi là AUKUS, ...

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Honda mới nhất tháng 3/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Honda mới nhất tháng 3/2024

Bảng giá xe hãng Honda của các dòng HR-V 2021, City 2021, CR-V 2021, City 2023, HR-V 2022, Accord 2021, Brio 2021, Accord 2022, Civic 2021, Civic 2022, Civic Type ...
Nhật thực toàn phần giúp chúng ta đo lường lịch sử cổ đại như thế nào?

Nhật thực toàn phần giúp chúng ta đo lường lịch sử cổ đại như thế nào?

Nhật thực toàn phần xảy ra theo một lịch trình đáng tin cậy mà chúng ta có thể tính toán trước từ lâu.
Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều, thị trường sẽ biến động thế nào?

Giá cà phê hôm nay 19/3/2024: Giá cà phê robusta tiếp tục tăng, hàng sắp ra nhiều thị trường sẽ biến động thế nào?
Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến...

Đại sứ Ngô Đức Mạnh: Kết quả bầu cử Tổng thống Nga và những điều sẽ đến...

Kết quả bầu cử cho thấy nước Nga sẽ không có xáo trộn lớn về mặt chính sách, đường hướng phát triển đất nước Nga trong thời gian tới.
Bài tarot hôm nay 20/3/2024: Hé lộ những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu?

Bài tarot hôm nay 20/3/2024: Hé lộ những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu?

Hãy chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem những bí ẩn của bạn trong chuyện tình yêu là gì nhé!
Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế

Mức đóng BHXH, BHTN, BHYT năm 2025 khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm y tế

Có phải từ năm 2025, mức đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT sẽ có những thay đổi lớn khi sửa Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật ...
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel có cuộc điện đàm song phương đầu tiên sau hơn 1 tháng, trong bối cảnh căng thẳng liên quan xung đột ở Dải Gaza.
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Kiev phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc để ngỏ ý tưởng thiết lập vùng đệm ở Ukraine.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Xung đột Israel - Hamas: Mỹ 'than ngắn thở dài' vì một điều, thứ mang đến bàn đàm phán vẫn chỉ là lòng thù hận

Trước khủng hoảng nhân đạo đáng báo động, quốc tế vẫn đang trông chờ vào các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas về một lệnh ngừng bắn.
'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' trong quan hệ Iran - Saudi Arabia: Đốm lửa nhỏ có thể thắp sáng cả Trung Đông?

'Trái ngọt' của quan hệ Iran với Saudi Arabia sau một năm nối lại quan hệ ngoại giao khơi dậy niềm lạc quan giữa một Trung Đông đầy bất ổn.
Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Ngoại giao tình báo trỗi dậy trong thời đại an ninh toàn cầu bị thách thức

Chính sách ngoại giao tình báo của Ấn Độ phù hợp với chiến lược xây dựng liên minh khu vực và toàn cầu hiện nay của nước này.
Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Bầu cử Mỹ: Siêu thứ Ba gay cấn, cuộc đua vào Nhà Trắng đang định hình rõ nét

Chiến dịch tranh cử tại Mỹ đang trở nên gay cấn vào Siêu thứ Ba với hy vọng là ngày 'bội thu' của các ứng cử viên.
Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Đằng sau việc Thủ tướng Palestine từ chức: Động thái mang tính 'trình diễn'?

Thủ tướng chính quyền Palestine đệ đơn từ chức hôm 26/2 nhằm tạo điều kiện đạt đồng thuận về các thỏa thuận liên quan đến việc quản lý Gaza thời hậu xung đột.
50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Phiên bản di động