Nhỏ Bình thường Lớn
Cao Bằng mang mái ấm đến cho bà con vùng biên

Bài 1: Từ căn nhà kiên cố giữa nương ngô ở huyện Hà Quảng, Cao Bằng, dệt mơ ước đổi thay

Niềm vui của anh Nó, anh Đình hay anh Sỹ cũng là niềm vui chung của nhiều hộ gia đình ở huyện Hà Quảng, Cao Bằng khi được hỗ trợ xây mới, cải tạo nhà ở, cấp đất sản xuất, nước sinh hoạt... Những ngôi nhà mới mọc lên làm cho vùng Lục Khu huyện Hà Quảng trở nên đẹp đẽ, đổi thay từng ngày.
Bài 1: Từ căn nhà kiên cố giữa nương ngô và ước mơ đổi thay của người dân vùng biên
Những căn nhà kiên cố giữa nương ngô đã dệt nên ước mơ đổi thay của người dân vùng biên ở Cao Bằng. (Ảnh: Đức Yên)

Căn nhà mới, niềm vui mới

Con đường vào xã Thượng Thôn, Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng nhỏ và khó đi, chiếc xe lắc lư, gật gừ... suốt cả chặng đường. Hà Quảng là huyện biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Cao Bằng và được sáp nhập từ hai huyện nghèo trước đây là Hà Quảng và Thông Nông.

Hà Quảng có 21 xã, thị trấn và 195 xóm với tuyệt đại đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, khó khăn của tỉnh.

Xã Thượng Thôn là một trong 21 xã của huyện Hà Quảng với hơn 4.200 nhân khẩu, gồm cộng đồng người Nùng và Mông sinh sống. Hiện xã có hơn 69% hộ nghèo và 10% là hộ cận nghèo.

Trong những năm qua, để nâng cao đời sống người dân, Cao Bằng đã đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng kỹ thuật, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ người dân, xây dựng Đề án hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên toàn tỉnh…

Bài 1: Từ căn nhà kiên cố giữa nương ngô và ước mơ đổi thay của người dân vùng biên
Anh Lý Văn Nó đang cho trâu ăn. (Ảnh: Phương Hoa)

Vượt qua con đường cheo leo, trơn trượt, chúng tôi đến xóm Sỹ Điêng, gặp anh Lý Văn Nó cùng gia đình. Trong căn nhà rộng chừng 100m2 vừa mới được bàn giao năm 2023, anh Nó chia sẻ với chúng tôi về những ngày khi thì nóng hầm hập, khi thì gió lùa thông thống.

Gia đình anh Nó gồm 10 nhân khẩu gồm bố mẹ, vợ chồng anh Nó và 6 người con. Căn nhà trước đây chỉ chừng 40m2, nên hình hài từ những tấm ván cũ nát, cọc tre tạm bợ và những tấm lợp fibro.

Cứ vào mùa Hè, cái nóng lại được thể bốc lên, cả nhà chen chúc trong căn nhà nóng hầm hập, bí bách, mùa Đông thì cái giá lạnh xuyên thấu qua những kẽ hở ở bức vách, gió lạnh lùa thông thống, cả nhà lại dúm vào nhau, co ro tránh rét.

“Sợ nhất vào những ngày trời đổ mưa lớn, cả nhà chạy quanh, hết góc này đến góc khác, tránh mưa cả từ trên mái đổ xuống lẫn thốc từ vách vào”, anh Nó nhớ lại.

Với gia đình anh Nó, cả gia đình chỉ trông cậy vào mấy vạt ngô, cơm ăn còn chưa đủ no, thì sao có thể nghĩ đến việc xây nhà mới. Dù là trụ cột gia đình, biết bố mẹ, vợ con phải chịu cảnh khó khăn, nhưng anh Nó cũng không biết phải làm sao.

Khởi sắc từ những căn nhà kiên cố

Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh Lý Văn Nó, chính quyền địa phương đã xuống khảo sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và kịp thời có chính sách hỗ trợ xây nhà mới cho gia đình để ổn định cuộc sống.

Căn nhà mới được dựng lên từ những cột gỗ, mái tôn thoáng đãng, rộng rãi, những đứa trẻ đang nô đùa, chảy nhảy, anh Nó không khỏi xúc động mà chia sẻ, năm 2023, ngày nhận nhà, cả gia đình ai cũng mừng.

Chị Dương Thị Đâu, vợ anh Nó không giấu được niềm vui: “Nhà tôi chỉ làm rẫy, lấy củi, lấy cỏ cho bò. Có cán bộ hỗ trợ thì mới dựng được nhà vững chắc, không thì không có tiền làm”.

“Ở nhà cũ gió to là bay mái, cả nhà sợ lắm. Bây giờ ở nhà mới, mưa gió thấy bình thường, yên tâm và không sợ. Làm xong nhà mới tôi rất vui và rất cảm ơn các cán bộ”, anh Nó nói.

Bài 1: Từ căn nhà kiên cố giữa nương ngô và ước mơ đổi thay của người dân vùng biên
Vợ chồng anh Sùng Văn Đình thu hoạch ngô. (Ảnh: Phương Hoa)

Bên cạnh việc hỗ trợ xây nhà mới cho bà con hộ nghèo, gia đình khó khăn, chính quyền địa phương còn hết sức quan tâm đến vấn đề tạo sinh kế, giúp bà con xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Gia đình anh Nó được chính quyền và các nhà hảo tâm hỗ trợ 40 triệu đồng để làm căn nhà mới, mua trâu, bò giống, hướng dẫn sản xuất tạo sinh kế bền vững. Vừa thái cỏ cho đàn trâu, bò ăn, anh Nó vui mừng chia sẻ, nhà lại sắp có thêm một chú bê con. Nhà anh cũng đã sắm được xe máy, mua được quạt điện, cuộc sống ấm no hơn trước nhiều.

Cách nhà anh Lý Văn Nó không xa, gia đình anh Sùng Văn Đình, 27 tuổi, người dân tộc Mông, có 6 nhân khẩu cũng đã xây được ngôi nhà mới kiên cố vững chắc được gần 2 năm khi được hỗ trợ 50 triệu đồng. Giờ đây, với căn nhà mới khang trang, vợ chồng anh Đình yên tâm làm rẫy trồng ngô, chăn nuôi trâu, bò, tăng gia sản xuất.

“Nhà tôi là nhà dột nát nên được Nhà nước hỗ trợ làm nhà mới. Trước đây là nhà gỗ, mái ngói không xây nên hỏng hết rồi. Bây giờ đã có nhà mới gia đình yên tâm làm ăn”, anh Đình chia sẻ.

Và không chỉ gia đình anh Nó, anh Đình mà gia đình anh Hoàng Văn Sỹ, ở xóm Lũng Mủm cũng chung niềm vui trong căn nhà mới và nhận được sự hỗ trợ phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và chính quyền.

Anh Hoàng Văn Sỹ, người dân tộc Mông kể rằng, từ năm 2010-2016, gia đình anh được hỗ trợ tạo điều kiện vay vốn Ngân hàng chính sách mua cây, con giống, giúp anh cùng nhiều người dân trong xóm chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng ngô lai, chăn nuôi trâu bò, lợn, gà… đã giúp gia đình anh Sỹ và nhiều hộ khác thoát nghèo, kinh tế dần được cải thiện.

Bài 1: Từ căn nhà kiên cố giữa nương ngô và ước mơ đổi thay của người dân vùng biên
Gia đình anh Hoàng Văn Sỹ, ở xóm Lũng Mủm cũng chung niềm vui trong căn nhà mới và nhận được sự hỗ trợ phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và chính quyền. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

“Khoảng 10 năm nay, nhờ Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương, gia đình tôi đã thoát nghèo”, anh Sỹ xúc động nói.

Theo đó, gia đình anh Sỹ được vay tối đa 100 triệu đồng với lãi suất 0,55%. Đây là chương trình cho vay thông qua Ngân hàng Chính sách của huyện Hà Quảng, trong đó, hộ nghèo được vay tối đa 100 triệu đồng.

Cùng với đó, chương trình đào tạo việc làm trong Chương trình mục tiêu quốc gia cũng triển khai cho vay vốn 100 triệu đồng/hộ. Cơ bản người dân đều được tiếp cận đúng nguồn vốn để cải thiện nguồn nước và phát triển kế sinh nhai, việc làm.

Bài 1: Từ căn nhà kiên cố giữa nương ngô và ước mơ đổi thay của người dân vùng biên
Hà Quảng phấn đấu đến hết năm 2025 sẽ cơ bản trở thành huyện thoát nghèo. (Ảnh: Phương Hoa)

Triển khai từ năm 2021, đến nay, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng) theo Đề án “Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn huyện, đã hỗ trợ xóa được hơn 1.500 nhà tạm, nhà dột nát; giúp người dân có được những căn nhà khang trang, an toàn, ấm cúng hơn trong mùa mưa lũ, mùa Đông. Từ điểm sáng này, chương trình đã được nhân rộng trên toàn tỉnh.

Bên cạnh hỗ trợ sửa chữa, xây nhà mới, chính quyền địa phương còn đặc biệt quan tâmviệc tạo sinh kế, giúp bà con xóa đói, giảm nghèo bền vững; phấn đấu đến hết năm 2025 sẽ đưa Hà Quảng cơ bản trở thành huyện thoát nghèo.

Mời đọc Bài 2: Chính sách nhân văn và thiết thực

Cùng Cao Bằng khai mở tiềm năng Cùng Cao Bằng khai mở tiềm năng

Hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh, cơ hội thu hút đầu tư, thương mại và du lịch của Cao Bằng đã được quảng bá tại ...

Cao Bằng nỗ lực phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Cao Bằng nỗ lực phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Là “phên giậu vững chắc” nơi biên cương phía Bắc của Tổ quốc, với các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo gắn với ...

Sự đổi thay của đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sự đổi thay của đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng

Hiện nay, dân số tỉnh Cao Bằng có trên 542.000 người, với hơn 20 dân tộc sinh sống, chủ yếu là các dân tộc thiểu ...

Lên Cao Bằng, nghe người Dao đỏ kể chuyện làm nghề thuốc Nam cổ truyền

Lên Cao Bằng, nghe người Dao đỏ kể chuyện làm nghề thuốc Nam cổ truyền

Các thành viên trong Câu lạc bộ Cộng đồng dân tộc Dao đỏ cùng nhau vào rừng hái các loại cây rừng có tác dụng ...

Có hẹn với Cao Bằng!

Có hẹn với Cao Bằng!

"Lên Cao Bằng quê anh, xin em đừng làm lạ, Mời rượu cả chum, mời quả cả cây, Tết tháng Giêng hẹn từ tháng Bảy, ...