TIN LIÊN QUAN | |
Thương chiến với Mỹ kéo dài, kinh tế Trung Quốc lộ dấu hiệu 'kém sáng' | |
Ngoại trưởng Ấn Độ: Thương chiến Mỹ - Trung không hẳn là điều tồi tệ |
Cảng ở Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. (Nguồn: Getty Images) |
Ngày 17/10 tới, một tòa nhà bốn tầng dành riêng để trưng bày và bán các sản phẩm thực phẩm Nhật Bản sẽ khai trương tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc). Một đơn vị thuộc Tập đoàn Kinh doanh Nông nghiệp Bắc Kinh đã “rót” 180 triệu NDT (tương đương khoảng 25,4 triệu USD) vào dự án này. Toàn bộ thực phẩm sẽ nhập khẩu thông qua công ty Frank Japan mà hãng thương mại điện tử Trung Quốc JD.com chiếm 20% cổ phần.
Thành phố Đại Liên đã hỗ trợ rất nhiều cho dự án này như thiết lập một văn phòng kiểm dịch và hải quan để đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản được lưu trữ tươi mới nhất. Thành phố cũng muốn thúc đẩy nền kinh tế của mình bằng cách kinh doanh các mặt hàng thực phẩm của Nhật Bản.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, tính đến tháng 10/2017, có 1.550 công ty Nhật Bản xây dựng cơ sở tại Đại Liên - con số lớn thứ ba tại bất kỳ thành phố nào bên ngoài Nhật Bản.
Đại Liên luôn sẵn sàng chào đón thêm các doanh nghiệp Nhật Bản đến kinh doanh và đầu tư. Tháng Tư vừa qua, chính quyền Thành phố đã mời các doanh nghiệp Nhật Bản đến tham dự cuộc đối thoại lần đầu tiên, đích thân Thị trưởng đề nghị các quan chức giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh nhất có thể.
Khi Tập đoàn Nidec của Nhật Bản quyết định thành lập một cơ sở mới ở Đại Liên, chính quyền sở tại đã đồng ý cho nhà sản xuất động cơ điện này thuê đất. Các hãng hàng không thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc cũng đang triển khai nhiều đường bay trực tiếp từ Đại Liên đến Nhật Bản, với các chuyến bay đến Kitakyushu bắt đầu vào tháng 8 và đến Sendai vào tháng 11.
Không chỉ Đại Liên, từ tháng Tư, các quan chức từ các tỉnh Giang Tô và Cát Lâm cũng đã tổ chức các buổi gặp gỡ và trao đổi thông tin tại Nhật Bản nhằm thu hút các doanh nghiệp. Ngay cả các thành phố ít được biết đến, như Trí Châu ở tỉnh An Huy và Tự Cống ở tỉnh Tứ Xuyên cũng đã cử đại diện đến Nhật Bản để chuẩn bị các phiên trao đổi thông tin với các doanh nghiệp nước này.
Một nguồn thạo tin về quan hệ Trung - Nhật nhận định, "các thành phố Trung Quốc có thể muốn thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản theo lệnh của chính quyền trung ương". Bắc Kinh được cho là đang lo ngại nền kinh tế nước nhà sẽ tiếp tục suy giảm khi cuộc chiến thương mại với Mỹ đang thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số người lại cho rằng, tranh chấp thương mại Mỹ - Trung là một sự khởi đầu. Giám đốc điều hành tại Tập đoàn Marubeni khẳng định, trong bối cảnh này, Trung Quốc có cơ hội mở cửa thị trường còn các doanh nghiệp Nhật Bản thì được chào đón tại một thị trường tiềm năng.
Tổng thống Mỹ sẽ xem xét thỏa thuận thương mại tạm thời với Trung Quốc TGVN. Ngày 12/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ xem xét một thỏa thuận thương mại tạm thời với Trung Quốc, một bước ... |
Vận chuyển hàng hóa đường hàng không ‘dính đạn’ từ thương chiến Mỹ - Trung TGVN. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động vận chuyển hàng hóa của các hãng hàng ... |
Thương chiến Mỹ-Trung, xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ sụt giảm TGVN, Dưới tác động của thương chiến Mỹ-Trung, xuất khẩu của Trung Quốc đã bất ngờ sụt giảm trong tháng 8/2019. |